Mục lục bài viết
Luật sư hướng dẫn:
Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội dựa trên rất nhiều tiêu chí khác nhau được quy định trong luật hình sự. Chúng tôi giới thiệu một số căn cứ cơ bản dựa trên các quy định này để đưa ra quyết định hình phạt cụ thể cho từng hành vi vi phạm pháp luật hình sự.
Điều 50 Bộ luật hình sự quy định căn cứ quyết định hình phạt như sau:
‘‘Khỉ quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.”
Theo quy định này, các căn cứ quyết định hình phạt bao gồm:
- Các quy định của Bộ luật hình sự;
- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
- Nhân thân người phạm tội;
- Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
1. Căn cứ các quy định của Bộ luật hình sự
Khi quyết định hình phạt, toà án phải căn cứ vào các quy định của BLHS để lựa chọn loại và xác định mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với người phạm tội. Các quy định này bao gồm:
- Các quy định trong Phần chung Bộ luật hình sự:
+ Quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017)
+ Quy định về nguyên tắc xử lí đối với người phạm tội (khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017);
+ Các quy định về hình phạt đối với người phạm tội (Điều 30 đến Điều 45 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017);
+ Các quy định về biện pháp tư pháp đối với người phạm tội (Điều 46 đến Điều 49 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017);
+ Các quy định về căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội (Điều 50 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), về tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017);
+ Các quy định về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể (từ Điều 54 đến Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
- Các quy định ttong Phần các tội phạm BLHS:
Đó là các quy định về khung hình phạt chính cũng như hình phạt bổ sung cho từng tội phạm.
Việc xác định “các quy định của Bộ luật này” là căn cứ đầu tiên của quyết định hình phạt được xem như sự đảm bảo để thực hiện nguyên tắc pháp chế trong quyết định hình phạt đối với người phạm tội đồng thời cũng để thực hiện các nguyên tắc khác của luật hình sự, vì trong các quy định của BLHS đã thể hiện đầy đủ các nguyên tắc đó.
Từ căn cứ thứ nhất này, tòa án xác định được khung hình phạt cần áp dụng cho người phạm tội (trong trường hợp không được miễn hình phạt theo Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
2. Căn cứ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
Các khung hình phạt được xây dựng chủ yếu dựa trên tính chất nguy hiểm cho xã hội của từng tội phạm nhưng khi quyết định hình phạt cụ thể trong phạm vi khung hình phạt được xác định, toà án vẫn phải cân nhắc tính chất nguy hiểm chò xã hội của hành vi phạm tội. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi quyết định hình phạt cho người phạm nhiều tội hoặc cho nhiều người phạm nhiều tội. Hình phạt cụ thể được quyết định mặc dù chỉ trong phạm vi khung hình phạt cho phép nhưng phải tương xứng với tính chất nguy hiểm của từng tội phạm trong sự so sánh với những tội phạm khác. Có như vậy mới đảm bảo được tính thống nhất trong quyết định hình phạt đối với tất cả các hành vi phạm tội.
Cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt sẽ đảm bảo được tính thống nhất và sự công bằng trong quyết định hình phạt đối với các trường hợp phạm tội khác nhau của cùng tội phạm. Vì quyết định hình phạt là quyết định trong phạm vi khung hình phạt cho phép nên có quan điểm cho rằng quyết định hình phạt chủ yếu căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Mức độ đó phụ thuộc trước hết vào những yếu tố sau:
- Tính chất của hành vi phạm tội như thủ đoạn, công cụ, phương tiện, hình thức thực hiện...;
- Tính chất và mức độ của hậu quả đã gây ra hoặc đe doạ gây ra;
- Mức độ lỗi như tính chất của động cơ, quyết tâm phạm tội...;
- Hoàn cảnh phạm tội;
- Những tình tiết về nhân thân có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội ...
3. Nhân thân người phạm tội
Đây cũng là căn cử thể hiện nguyên tắc cá thể hoá hình phạt trong luật hình sự Việt Nam. Nguyên tắc này đòi hỏi toà án khi quyết định hình phạt phải xác định loại và mức hình phạt cụ thể không chỉ tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà còn phù hợp với những đặc điểm về nhân thân của người phạm tội để đảm bảo hình phạt đã tuyên đạt được mục đích trừng trị và giáo dục người phạm tội.
Ngay trong các quy định của BLHS thuộc căn cứ thứ nhất, yêu cầu ttên cũng đã được cụ thể hoá. Đặc biệt trong các quy định về mục đích của hình phạt, về điều kiện áp dụng các hình phạt và về quyết định hình phạt, nhiều đặc điểm nhân thân của người phạm tội được quy định là điều kiện cho phép hoặc giới hạn việc áp dụng hình phạt (như quy định của khoản 1 Điều 36; Điều 39, Điều 40 BLHS..) hoặc được quy định là những tình tiết cần phải được cân nhắc khi quyết định hình phạt (như quy định của các điều 51,52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017...).
Do một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội cũng ảnh hưởng đển mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nên việc cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt cũng có nghĩa là cân nhắc những đặc điểm nhân thân đó của người phạm tội.
Như vậy, trong căn cứ thứ nhất và căn cứ thứ hai đã chứa đựng một phần nội dung của căn cứ thứ ba. Tuy nhiên, vẫn cần thiết phải xác định nhân thân người phạm tội là căn cứ độc lập để khi quyết định hình phạt, tòa án phải cân nhắc trong tổng thể các đặc điểm nhân thân của người phạm tội liên quan đến hành vi phạm tội cũng như khả năng đạt được mục đích của hình phạt. Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội cần cân nhắc trong tổng thể là những đặc điểm nhân thân sau:
- Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ó } như phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự, tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp hay không, là rigười chưa đủ 18 tuổi hay đủ 18 tuổi...;
- Những đặc đỉểm nhân thân của người phạm tội phản ánh khả năng giáo dục họ như có thái độ tự thú hoặc hối cải, lập công chuộc tội hay có thái độ ngoan cố...;
- Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ như là người bị bệnh hiểm nghèo, già yếu, phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ hoặc là người có hoàn cảnh bản thân hay gia đĩnh đặc biệt khó khăn...
4. Quy định về tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự
Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự được nêu trong căn cứ này là những tình tiết đã được quy định cụ thể tại Điều 51 và Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể được phân loại thành ba nhóm khác nhau:
- Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (làm mức độ nguy hiểm cho xã hội giảm xuống hoặc tăng lên đáng kể);
- Các tình tiết phản ánh khả năng giáo dục người phạm tội;
- Các tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội.
Như vậy, các tình tiết này đã thuộc về nội dung của căn cứ thứ hai và thứ ba. Mặc dù vậy, luật hình sự Việt Nam vẫn coi các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự là căn cứ quyết định hình phạt độc lập để khi quyết định hình phạt, toà án phải cân nhắc riêng các tình tiết này (nếu có) trong mối liên hệ với toàn bộ vụ án để quyết định giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự trong phạm vi khung hình phạt cho phép.
Về tính chất pháp lí của các tình tiết giảm nhẹ, tâng nặng trách nhiệm hình sự, cần lưu ý như sau:
- Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không chỉ là những tình tiết được quy định tại Điều 51 BLHS mà còn có thể là tình tiết khác được toà án xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để cân nhắc khi quyết định hình phạt.
- Trái lại, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự chỉ có thể là những tình tiết được xác định tại Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng năng trách nhiệm hình sự được xác định tại Điều 51 và Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 là có tính chất chung và chỉ được phép áp dụng đối với tội phạm cụ thể khi tình tiết đó chưa được qui định là dấu hiệu định tội cũng như là dấu hiệu định khung hình phạt của tội phạm đó.
- Hầu hết các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự mới chỉ được liệt kê mà chưa được mô tả cụ thể, trừ tình tiết tăng nặng tái phạm và tái phạm nguy hiểm được quy định cụ thể tại Điều 53 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Việc xác định nội dung của một số tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể dựa vào nội dung quy định của một số điều luật ttong Phần chung BLHS như tình tiết phạm tội có tổ chức, phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, phạm tội ưong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết và phạm tội ttong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội ... Các tình tiết này được giải thích qua các qui định về đồng phạm (Điều 17 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), về phòng vệ chính đáng (Điều 22 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017), về tình thế cấp thiết (Điều 23 BLHS), về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội (Điều 24 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) ... Đối với các tình tiết khác, nếu không có hướng dẫn cụ thể thì toà án phải tự xác định khi áp dụng.
Dựa vào quy định của BLHS và thực tiễn áp dụng luật hình sự, có thể phân loại, khái quát nội dung cũng như ý nghĩa của các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự.
5. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Cấc tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có thể được phân loại thành các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; các tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội và các tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội.
* Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
Đây là các tình tiết thuộc về yếu tố mặt khách quan, mặt chủ quan hay về nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng làm giảm mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Đó là những tình tiết sau:
- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm (điểm a khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây là trường hợp người phạm tội đã thực hiện tội phạm và nếu không có gì ngăn cản thì tác hại của tội phạm sẽ xảy ra hoặc xảy ra lớn hơn nhưng người phạm tội đã ngăn chặn không để cho tác hại xảy ra hoặc đã hạn chế được tác hại của tội phạm. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự do có tình tiết này không những phụ thuộc vào thái
độ chủ quan của người phạm tội đổi với hành vi ngăn chặn hoặc giảm bớt tác hại mà còn phụ thuộc vào thực tế tác hại được ngăn chặn hoặc hạn chế như thế nào.
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại . hoặc khắc phục hậu quả (điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây là trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả thiệt hại và đã tự nguyện (không phải vì bị ép buộc) thực hiện các hành vi khắc phục hậu quả của tội phạm là sửa chữa tài sản bị hư hỏng, bồi thường về vật chất thiệt hại về tài sản, thể chất, tinh thần hoặc có những hành vi khác khắc phục hậu quả của tội phạm.
Các hành vi trên đây cũng đồng thời phản ánh thái độ ăn năn hối cải của người phạm tội đối với hành vi phạm tội cùa mình. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này phụ thuộc vào sự cố gắng của người phạm tội cũng như vào mức độ hậu quả được khắc phục ttên thực tế.
- Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn (điểm h khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Trường hợp phạm tội có tình tiết này giống trường hợp phạm tội có tình tiết ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm ở chỗ thiệt hại của tội phạm không xảy ra hoặc xảy ra không lớn nhung khác nhau ở nguyên nhân dẫn đến việc không xảy ra thiệt hại hoặc xảy ra không lớn. Trường họp chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn có nguyên nhân là nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội; còn trong trường hợp ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm, người phạm tội đã có hành động tích cực để có được kết quả đó. Do hậu quả của tội phạm cũng là yếu tố quyết định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nên luật hình sự coi trường hợp chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại gây ra không lớn là trường hợp được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
- Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng (điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây là trường hợp lần đầu tiên phạm tội và tội phạm đã được thực hiện phải là loại tội phạm ít nghiêm trọng hoặc là tội phạm nghiêm trọng nhưng phải thuộc trường hợp ít nghiêm trọng. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này phụ thuộc nhiều vào mức độ ít nghiêm trọng của hành vi phạm tội.
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (điểm c khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây là trường hợp phạm tội có động cơ là phòng vệ. Hành vi phạm tội xảy ra là do người phòng vệ đã vượt quá giới hạn luật cho phép.
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thể cấp thiết (điểm d khoản 1 Điều 51 BLHS): Đây là trường hợp phạm tội có tính chất tương tự như trường hợp trên.
- Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (điểm đ khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới được quy định trong BLHS năm 2015. Người phạm tội trong trường hợp này có động cơ bắt giữ người phạm tội nhưng khi thực hiện việc này họ đã đùng vũ lực, gây thiệt hại cho người bị bắt giữ vượt qụá mức cần thịết.
- Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra (điểm e khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây là trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm trong tình trạng bị hạn chế về khả năng kiểm soát và khả năng điều khiển hành vi do tác động của hành vi ưái pháp luật của nạn nhân. Mức độ giảm nhẹ trong từng trường hợp cụ thể tuỳ thuộc trước hết vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi tác động...
- Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra (điểm g khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây là trường họp người phạm tội thực hiện tội phạm vì bị chi phối bởi hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do khách quan đưa lại. Trong đó, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hiểu là hoàn cảnh khó khăn hơn nhiều so với mức bình thường, có thể do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, tai nạn hoặc do nguyên nhân khách quan khác. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào mức độ khó khăn và mức độ cố gắng tìm cách khắc phục của người phạm tội.
- Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức (điểm k khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây là trường hợp phạm tội do bị chi phối bởi ý chí của người khác thông qua hành vi đe doạ hoặc cưỡng bức. Do bị đe dọa hoặc cưỡng bức nên người phạm tội không hoàn toàn tự do lựa chọn, điều khiển hành vi của mình mà bị buộc phải thực hiện tội phạm theo ý chí của người có hành vi đe dọa hoặc cưỡng bức. Đe dọa ttong trường hợp này được hiểu là đe dọa sẽ gây thiệt hại như dọa sẽ gây thương tích, dọa sẽ hủy hoại tài sản... nếu người bị đe dọa không thực hiện tội phạm theo ý muốn của mành. Cưỡng bức là hành vi dùng vũ lực uy hiếp tinh thần người khác để buộc họ phải thực hiện tội phạm theo ý muốn của mình như đánh đập hoặc giam giữ người bị cưỡng bức... Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường họp này tuỳ thuộc nhiều vào mức độ bị đe dọa hoặc cưỡng bức.
- Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra (điểm 1 khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây là tình tiết mới được quy định trong BLHS năm 2015. Người phạm tội trong trường hợp này đã thực hiện tội phạm trong tình trạng bị hạn chế khả năng nhận thức hành vi và tình trạng này không phải do lỗi của chủ thể như do bị lừa dối nên đã sử dụng nhầm chất kích thích mạnh. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào mức độ hạn chế khả năng nhận thức hành vi của người phạm tội.
- Phạm tội do lạc hậu (điểm m khoản 1 Điều 51 BLHS): Đây là trường hợp phạm tội trong đó người phạm tội do trình độ nhận thức lạc hậu nên có sự nhận thức hạn chế tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và do vậy đã thực hiện tội phạm. Khi cân nhắc mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp này cần căn cứ vào mức độ lạc hậu của người phạm tội trong điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương - nơi người phạm tội sinh sống.
- Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình (điểm q khoản 1 Điều 51 BLHS): Đây là trường hợp phạm tội mà chủ thể đã phạm tội khi đang trong tình trạng bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc bị hạn chế khả năng điều khiển hành vi do mắc bệnh. Trong trường hợp này, lỗi của người phạm tội là lỗi hạn chế nên họ được coi là có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào mức độ hạn chế khả năng nhận thức hoặc mức độ hạn chế khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội.
* Các tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội
- Người phạm tội tự thú (điểm r khoản 1 Điều 51 BLHS): Đây là trường hợp tuy chưa bị phát hiện là người phạm tội nhưng chủ thể đã tự đến cơ quan có thẩm quyền trinh diện và khai báo về hành vi phạm tội của mình.
- Người phạm tội thành khan khai báo, ăn năn hối cải (điểm s khoản 1 Điều 51 BLHS): Đây là trường hợp người phạm tội đã khai rõ và đúng sự thật tất cả những gì liên quan đến hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện, đã có biểu hiện thể hiện rõ đã day dứt, hối hận về việc thực hiện tội phạm và mong muốn sửa chữa lỗi lầm thông qua việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tích cực lao động...
- Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá giải quyết vụ án (điểm t khoản 1 Điều 51 BLHS): Đây là trường hợp người phạm tội đã cung cấp các bằng chứng, tài liệu, tin tức cho cơ quan có trách nhiệm hoặc làm mọi việc theo yêu cầu của các cơ quan đó để phát hiện hoặc giải quyết vụ án về tội phạm mà họ tham gia thực hiện hoặc về tội phạm khác hoặc người phạm tội khác có liên quan mà họ biết. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự do có tình tiết này phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả của hành vi tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
- Người phạm tội đã lập công chuộc tội (điểm u khoản 1 Điều 51 BLHS): Đây là trường hợp người phạm tội đã có thành tích đột xuất, tương đối đặc biệt như thành tích trong cứu hoả, chống bão, lụt hoặc trong việc cứu người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng… (Xem: Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 1-89/HĐTP ngày 19/4/1989; Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao so 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000). Việc lập công này đã thể hiện phần nào sự hối hận cũng như quyết tâm cải tạo của người phạm tội.
- Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác (điểm V khoản 1 Điều 51 BLHS): Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được hướng dẫn vận dụng cho các trường hợp người phạm tội được tặng thưởng huân chương, huy chương, bằng lao động sáng tạo, bằng khen của Chính phủ hoặc có sáng chế, phát minh có giá trị lớn hoặc nhiều năm được công nhận là chiến sĩ thi đua… Theo khoản 2 Điều 3 Luật người khuyết tật, người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày và người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày và Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 1- 89/HĐTP ngày 19/4/1989; Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số Ol/2000/NQ-HĐTP ngày 04/8/2000.
* Các tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội
- Người phạm tội là phụ nữ có thai (điểm n khoản 1 Điều 51 BLHS): Đây là trường hợp người phụ nữ phạm tội ữong thời gian đang mang thai. Tình tiết này được qui định chủ yếu là xuất phát từ chính sách nhân đạo nhưng cũng có phần là do tình trạng sức khỏe và tình trạng tâm - sinh lí của người phụ nữ có thể bị ảnh hưởng khi mang thai.
- Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên (điểm 0 khoản 1 Điều 51 BLHS): Đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định thay cho tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đã được quy định trong BLHS năm 1999: “Người phạm tội là người già”. Việc quy định tình tiết này là tình tiết giảm nhẹ xuất phát chủ yếu từ nguyên tắc nhân đạo và có tính đến đặc điểm tâm - sinh lí ở lứa tuổi này.
- Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng^ (điểm p khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây Ịà tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mới được quy định trong BLHS năm 2015. Việc quy định tình tiết này là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chủ yếu xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo đối với người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
- Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ (điểm X khoản 1 Điều 51 BLHS): Đây là tình tiết mới được quy định trong BLHS năm 2015, nhưng đã được thừa nhận trong thực tiễn xét xử từ nhiều năm.(1) Việc quy định tình tiết này chủ yếu xuất phát từ chính sách của nhà nước đối với người có công với cách mạng và thân nhân của liệt sĩ ttong các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.
Ngoài các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS được kể trên, toà án còn có thể xác định tình tiết khác như tình tiết đầu thú là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhưng phải ghi rõ trong bản án (khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
6. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự có thể được phân loại thành các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và các tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội.
* Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
- Phạm tội đổi với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên (điểm i khoản 1 Điều 52 BLHS): Đây là trường hợp phạm tội có đối tượng bị xâm hại là những người cần được bảo vệ đặc biệt do khả năng tự vệ hạn chế hoặc không có khả năng tự vệ. Hành vi phạm tội trong trường hợp này còn vi phạm chính sách bảo vệ bà mẹ, trẻ em cũng như vi phạm đạo đức xã hội và nguyên tắc nhân đạo nói chung. Do đó, trường hợp phạm tội này có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với trường hợp phạm tội bình thường.
- Phạm tội đổi với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác (điểm k khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây là trường hợp phạm tội có đối tượng bị xâm hại tương đối đặc biệt và do vậy mà có tính nguy hiểm cao hơn so với trường hợp phạm tội bình thường. Người ở ttong tình trạng không thể tự vệ được là người do thể chất hoặc tinh thần có sự bất thường nên không có khả năng chống đỡ, tự bảo vệ mình được như người bị bệnh nặng, người không có khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi do mắc bệnh tâm thần...; “Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện được một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày”.w “Người khưyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sình hoạt cá nhân hàng ngày”.®* Người bị hạn chế khả năng nhận thức là người do mắc bệnh nên không có khả năng nhận thức được đầy đủ hành vi của mình; Người lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác là người mà người phạm tội có thể chi phối và họ có thể lợi dụng sự chi phổi này để phạm tội.
- Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây là trường hợp đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những chủ thể cùng thực hiện tội phạm.
- Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội (điểm o khoản 1 Điều 52 BLHS): Đây là trường hợp người phạm tội kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm.
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội (điểm m khoản 1 Điều 52 BLHS): Đây là trường hợp phạm tội có thủ đoạn phạm tội không bình thường làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Thủ đoạn tinh vi là thủ đoạn phạm tội kín đáo, phức tạp khó nhận biết; thủ đoạn xảo quyệt là thủ đoạn phạm tội gắn với những mánh khoé, cách thức gian dối, thâm hiểm; thủ đoạn tàn ác là thủ đoạn phạm tội có tính thâm độc, tàn nhẫn, man rợ...
- Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người đế phạm tội (điểm n khoản 1 Điều 52 BLHS): Đây là trường hợp người phạm tội đã sử dụng cách thức hoặc phương tiện phạm tội có khả năng gây thiệt hại cho nhiều người, như đốt nhà trong đó có nhiều người, ném lựu đạn hoặc dùng súng bắn vào đám đông...
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội (điểm c khoản 1 Điểu 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây là trường hợp người phạm tội đã sử dụng chức vụ, quyền hạn của mình như là phương tiện để thực hiện tội phạm.
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội (điểm 1 khoản 1 Điều 52 BLHS): Đây là trường hợp người phạm tội đã lợi dụng hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phức tạp của xã hội để dễ dàng thực hiện tội phạm. Hành vi phạm tội có tình tiết này có tính chất nghiêm trọng hơn trường hợp phạm tội bình thường vì nó không chỉ cản trở sự khắc phục khó khăn mà còn làm tăng thêm những khó khăn đang có của xã hội.
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp (điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS): Đây là trường hợp liên tiếp phạm tội (từ năm lần trở lên) về cùng một tội phạm (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính (Xem: Mục 5 Nghị quyết Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số Òl/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006).
- Phạm tội có tính chất côn đồ (điểm d khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây là trường hợp phạm tội mà hành vi và các tình tiết khách quan khác thể hiện sự hung hãn, coi thường người khác, coi thường pháp luật của người phạm tội.
- Phạm tội vì động cơ đê hèn (điểm đ khoản 1 Điều 52 BLHS): Đây là trường hợp phạm tội bị thúc đẩy bởi động cơ đê tiện, thấp hèn. Hành vi phạm tội trong trường hợp này thường là những biểu hiện của sự bội bạc, phản trắc, hèn nhát, ích kỉ... Do vậy, lỗi của người phạm tội trong trường hợp này có mức độ nghiêm trọng hơn trường hợp bình thường.
- Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng (điểm e khoản 1 Điều 52 BLHS): Đây là trường hợp pham tội có biểu hiện quyết tâm thực hiện tội phạm như cố gắng khắc phục mọi trở ngại để thực hiện bằng được tội phạm. Do vậy, lỗi của người phạm tội này có mức độ nghiêm trọng hơn trường hợp bình thường.
- Phạm tội 02 lần trở lên (điểm g khoản 1 Điều 52 BLHS): Đây là trường hợp phạm tội mà trước đó người phạm tội đã phạm tội này ít nhất là một lần và chưa bị xét xử.
- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm (điểm h khoản 1 Điều 52 BLHS).
Theo khoản 1 Điều 53 BLHS tái phạm là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội mới do cố ý hoặc do vô ý về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong thời gian chưa được xoá án tích về tội phạm trước đã bị kết án. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm có tính nguy hiểm cao hơn người phạm tội thuộc trường hợp phạm tội lần đầu vì họ đã bị kết án nhưng vẫn phạm tội lại trong thời gian chưa được xoá án tích về tội đã bị kết án. Cụ thể người phạm tội bị coi là tái phạm đòi hỏi các điều kiện sau:
- Điều kiện thứ nhất: Người phạm tội phải là người đã bị kết án và đang có án tích.
Ở đây cần chú ý: Không phải tất cả những người đã bị kết án đều bị coi là có án tích. Các trường hợp đã bị kết án nhưng không bị coi là có án tích được quy định tại khoản 2 Điều 69 BLHS và tại khoản 1 Điều 107 BLHS (đối với người bị kết án dưới 18 tuổi). Như vậy, người bị kết án mà không thuộc các trường hợp này mởi bị coi là có án tích. Tuy nhiên, án tích sẽ được xoá theo quy định tại các điều từ 69 đến 73 và Điều 107 BLHS. Theo đó, điều kiện thứ nhất của tái phạm là: Người phạm tội đã bị kết án; thuộc trường hợp có án tích và án tích này chưa được xoá.
- Điều kiện thứ hai: Người đang có án tích đã phạm tội mới và tội phạm đó là tội phạm cố ý hoặc tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiệm trọng do vô ý.
Các trường hợp tái phạm nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 53 BLHS. Theo đó, tái phạm nguy hiểm là trường hợp đặc biệt của tái phạm, có tính nguy hiểm cao hơn trường hợp tái phạm. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 53, tái phạm nguy hiểm gồm hai trường hợp:
- Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm ttọng, đặc biệt nghiêm ttọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm ttọng do cố ý.
- Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại thực hiện tội phạm cố ý.
* Các tình tiết phản ánh khả năng giáo dục, cải tạo của người phạm tội
Điều luật chỉ quy định 1 tình tiết thuộc loại này. Đó là tình tiết: Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm tron tránh hoặc che giấu tội phạm (điểm p khoản 2 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017): Đây là trường hợp sau khi thực hiện tội phạm, người phạm tội đã có những hành vi gian dối, quỷ quyệt hoặc hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực đối với người khác nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự về trách nhiệm hình sự, Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp cụ thể.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê