1. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp

Nói cách khác, mục tiêu của pháp luật là thiết lập trật tự thông qua việc uốn nắn hành vi của con người trong xã hội. Tuy nhiên, từ góc độ luật học, người học luật sẽ thấy rằng cách thức mà pháp luật hiện thực hoá mục tiêu này là tác động lên các quan hệ xã hội mà con người tham gia trong các hoàn cảnh cụ thể. Theo Karl Marx "... bản chất của con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Như vậy, thông qua việc quy định khuôn mẫu cho các quan hệ xã hội, pháp luật uốn nắn hành vi của con người. Cũng do mối quan hệ liên hoàn này mà quan hệ xã hội được gọi là “đối tượng điều chỉnh” của pháp luật. Trong tổng thể hệ thống pháp luật của một quốc gia, ví dụ Việt Nam, có nhiều bộ phận pháp luật khác nhau được gọi là các “ngành luật” như ngành Luật hiến pháp, ngành luật hành chính, ngành luật dân sự, ngành luật hình sự, ngành luật tố tụng dân sự, ngành luật tố tụng hình sự V.V..

Ngành luật được hình thành để điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất, hay cùng “loại” với nhau. Ví dụ, ngành luật dân sự điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới tài sản và nhân thân phi tài sản, ngành luật hình sự điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới tội phạm và hình phạt... Quan điểm luật học của Việt Nam cho rằng, đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là cơ sở để hình thành nên ngành luật đó, hay nói cách khác là tạo nên phạm vi các vấn đề mà ngành luật đó điều chỉnh. Đặc điểm của đối tượng điều chỉnh cũng là cơ sở để phân biệt ngành luật này với ngành luật khác, qua đó hình thành các ngành luật độc lập. Vì vậy, đối tượng điều chỉnh là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi ngành luật. Đặc điểm của đối tượng điều chỉnh của một ngành luật luôn có tác động quyết định tới các giá trị đặc trưng của ngành luật đó.

Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật hiến pháp là các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản nhấtquan trọng nhẩt trong xã hội. Trong quá trình tham gia vào đời sống xã hội, con người thiết lập nhiều quan hệ xã hội khác nhau, tuy nhiên các quan hệ xã hội đó không ngang hàng với nhau mà giữa chúng có thứ bậc nhất định. Có những quan hệ xã hội làm nền tảng cho sự hình thành các quan hệ xã hội khác, nghĩa là phải xác định được các quan hệ xã hội đó trước khi thiết lập các quan hệ xã hội khác. Ví dụ, trong lĩnh vực dân sự, quan hệ sở hữu là một quan hệ nền tảng, nếu không xác định được quan hệ sở hữu thì tất yếu không thiết lập được các giao dịch dân sự có liên quan; trong lĩnh vực hình sự thì quan hệ liên quan tới việc công nhận và bảo hộ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng của con người là một quan hệ nền tảng, nếu không xác định được mối quan hệ này thì sẽ không thiết lập được các quan hệ cụ thể để bảo vệ thân thể và tính mạng của người dân. Đối với nhà nước, các quan hệ xã hội nền tảng cũng là các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình quản lí xã hội bằng pháp luật. Mỗi khi nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội nền tảng có sự thay đổi thì nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội khác trong cùng lĩnh Vực cũng có sự thay đổi theo. Các quan hệ xã hội nền tảng này là đối tượng điều chỉnh của ngành LUẬT HIẾN PHÁP.

Đối tượng điều chỉnh của ngành LUẬT HIẾN PHÁP có thể được chia thành ba nhóm lớn như sau:

Nhóm 1: các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, chỉnh sách đổi ngoại'. Trong lĩnh vực chính trị, ngành Luật Hiến Pháp điều chỉnh các mối quan hệ nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất liên quan tới quốc gia, lãnh thổ, quyền lực nhà nước và tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, ví dụ: vấn đề chủ quyền quốc gia, quyền dân tộc cơ bản, bản chất của nhà nước, nguồn gốc của quyền lực nhà nước, hệ thống chính trị V.V.. Khi điều chỉnh các quan hệ xã hội nền tảng của lĩnh vực chính trị, ngành Luật Hiến Pháp đồng thời thiết lập nền tảng của chế độ chính trị. Trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng và chính sách đối ngoại, những quan hệ xã hội nền tảng mà ngành Luật Hiến Pháp điều chỉnh là những quan hệ xã hội liên quan tới định hướng phát triển lớn của từng lĩnh vực, ví dụ mô hình phát triển kinh tế, định hướng giá trị phát triển nền văn hoá, khoa học, công nghệ V.V.. Qua việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đó, ngành Luật Hiến Pháp hình thành các chính sách cơ bản nhất, quan trọng nhất định hướng hoạt động của các cơ quan nhà nước trong từng lĩnh vực.

Nhóm 2: các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhẩt trong lĩnh vực quan hệ giữa nhà nước và người dãn, hay có thể gọi là các quan hệ xã hội xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân'. Trong đời sống xã hội, các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam quy định cho người dân, trong đó có công dân Việt Nam rất nhiều quyền và nghĩa vụ pháp lí trong các lĩnh vực khác nhau. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân là những quyền và nghĩa vụ nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất của từng lĩnh vực, ví dụ quyền bầu cử, ứng cử trong lĩnh vực chính trị, quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, tự do kinh doanh trong lĩnh vực kinh tế, quyền bất khả xâm phạm nhân phẩm, danh dự, tính mạng, tài sản trong lĩnh vực tự do cá nhân V.V.. Những quyền cơ bản này là nền tảng hình thành các quyền cụ thể của người dân trong từng lĩnh vực, ví dụ quyền được đăng kí kinh doanh, quyền được khởi kiện, quyền được yêu cầu bồi thường dân sự ngoài hợp đồng V.V.. Tập hợp các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân tạo thành địa vị pháp lí cơ bản của người dân đối với nhà nước.

Nhóm 3: các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Đây là các quan hệ xã hội liên quan tới việc xác định các nguyên tắc tổng thể của bộ máy nhà nước Việt Nam, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam từ trưng ương tới địa phương. Đây là nhóm đối tượng điều chỉnh lớn nhất của ngành Luật Hiến Pháp.

Xem xét ở góc độ khái quát, đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến Pháp có những đặc điểm riêng, qua đó khẳng định tính độc lập của ngành Luật Hiến Pháp trong hệ thống pháp luật Việt Nam, như sau:

Thứ nhất, đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến Pháphiện diện ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tới các lĩnh vực dân sự, hình sự, tố tụng. Trong khi đó, đối tượng điều chỉnh của hầu hết các ngành luật khác thường nằm trong một lĩnh vực cụ thể, ví dụ luật thương mại, luật môi trường...

Thứ hai, mặc dù trải rộng trên nhiều lĩnh vực song đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến Pháp chỉ bao gồm các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong từng lĩnh vực. Các quan hệ xã hội cụ thể hơn của từng lìhh vực thường là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác, như ngành luật thương mại, hành chính, dân sự, hình sự, tài chính, lao động V.V.. Thuộc tính nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất của đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến Pháp mang tính trừu tượng cao, song không phải không có tiêu chí để xác định, như các tiêu chí phân tích trên đây.

Thứ ba, đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến Pháp có thể được liệt kê thành các nhóm quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong từng lĩnh vực song sự liệt kê đó không mang tính tuyệt đối. Thuộc tính nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất là yếu tố xác định phạm vi các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến Pháp và việc xác định quan hệ xã hội nào có thuộc tính này ít nhiều mang tính chủ quan. Chính vì vậy mà phạm vi đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến Pháp có thể thay đổi trong từng thời kì tuỳ thuộc vào nhận thức của giới nghiên cứu khoa học pháp lí và các cơ quan có thẩm quyền trong từng giai đoạn cụ thể. Một quan hệ xã hội lúc này có thể được coi là nền tảng song lúc khác lại không phải như vậy, và ngược lại. Ví dụ, các quan hệ liên quan tới việc kiểm soát quyền lực nhà nước bằng các cơ quan hiến định độc lập1 trong bộ máy nhà nước mới được đưa vào phạm vi đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến Pháp Việt Nam.

 

2. Nêu khái quát lịch sử phát triển của hiến pháp trên thế giới

Khi tư hữu xuất hiện, xuất hiện các giai cấp. Giai cấp thống trị lấy thần quyền để đặt ra các quy tắc chủ quan, tạo thành thể thức tổ chức quyền lực Nhà nước – những thể thức bất thành văn. Quyền lực Nhà nước bị lạm dụng, vi phạm quyền lợi của người dân.

– Xã hội phát triển, loài người nhận ra việc tổ chức Nhà nước xuất phát từ nhân dân. Các cá nhân không thể sống một cách biệt lập, cần liên kết thành một cộng đồng dưới sự quản lý của NN. Nhà nước có chức năng kiểm soát, duy trì, bảo đảm cuộc sống con người. Tuy nhiên nếu không kiểm soát quyền lực sẽ trở thành một chủ thể xâm phạm đến quyền con người. Do đó, hiến pháp ra đời như một khế ước giữa những người dân với người đại diện cho nhân dân quản lý xã hội.

– Bản văn có tính chất Hiến pháp đầu tiên là Đại Hiến chương Anh Magna Carta (1215) giới hạn quyền lực Nhà nước Anh và thừa nhận một số quyền tự do của con người. Tuy nhiên, theo nghĩa hiện đại,Hiến pháp thành văn đầu tiên là Hiến pháp Hoa Kỳ (1787).

– Trong thời kì đầu (cuối TKXVIII đến hết TKXIX), các Hiến pháp chủ yếu được xây dựng ở Bắc Mĩ và Châu Âu, sau đó lan dần ra một số nước Châu Á và Châu Mĩ – Latinh. Phải từ sau thập kỉ 1949. số quốc gia trên thế giới có Hiến pháp tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực châu Á và châu Phi, cùng với thắng lợi của phong trào giành độc lập dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa của các nước thực dân châu Âu. Hiện nay, không chỉ các quốc gia mà một số lãnh thổ trên thế giới cũng ban hành Hiến pháp.

– Trong giai đoạn đầu (còn gọi là Hiến pháp cổ điển) thường có nội dung hẹp. Kể từ sau 1917. xuất hiện mô hình hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa với nội dung rộng hơn nhiều. Xen giữa 2 trường phái này là một dạnh hiến pháp có nội dung trung hòa.

– Quá trình phát triển bao gồm cả việc sửa đổi hoặc thay thế hiên pháp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã từng nhiều lần sửa đổi hoặc thay thế Hiến pháp (VD: Hiến pháp Mỹ từ 1787 đến nay đã trải qua 27 lần tu chính)

 

3. Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp.

3.1 Đối với một quốc gia:

+ Hiến pháp là đạo luật cơ bản có giá trị pháp lí cao nhất. Hiến pháp là nền tảng cho hệ thống các văn bản pháp luật khác.

+ Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân. Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia. Điều này quyết định to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia ấy.

 

3.2 Đối với mỗi người dân:

+ Hiến pháp góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự. Người dân được tự do thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội.

+ Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm. Hiến pháp là công cụ pháp lí đầu tiên và quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền công dân

+ Hiến pháp sẽ tạo sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo.

 

4. Hiến pháp bất thành văn của Anh quốc có những đặc điểm nào?

Hiến pháp Anh là tập hợp một số luật và các nguyên tắc pháp luật, các điều ước quốc tế, các án lệ, tập quán của Nghị viện và các nguồn khác. Anh quốc không có một văn bản Hiến pháp duy nhất như hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đây là lý do mà nhiều người nói rằng Hiến pháp của nước Anh là hiến pháp không thành văn.

Điểm đặc biệt này đã khiến Hiến pháp Anh có một số đặc trưng cơ bản sau:

 

4.1 Chủ quyền tối cao của Nghị viện và Nhà nước pháp quyền

Vào thế kỷ XIX, một luật gia, một nhà Hiến pháp học Anh nổi tiếng là A.V. Dicey đã viết rằng: “Hai trụ cột của Hiến pháp Anh là chủ quyền tối cao của Nghị viện và Nhà nước pháp quyền”. Theo thuyết này, Nghị viện có thể ban hành bất kỳ luật nào. Các luật do Nghị viện ban hành có hiệu lực tối cao và là nguồn cuối cùng của pháp luật. Điều này trái với các nước có Hiến pháp thành văn, tất cả các luật do Nghị viện ban hành đều không được trái với Hiến pháp. Rất nhiều luật của Liên hiệp Vương quốc Anh có ý nghĩa như là Hiến pháp. Ví dụ: Hạ viện Anh có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, buộc Chính phủ phải từ chức. Việc bỏ phiếu bất tín nhiệm không cần phải Thượng viện hay Vua phê chuẩn.

Luật cải cách Hiến pháp năm 2005 cho phép Nghị viện cũng có thể xét xử theo thủ tục đàn hạch để cách chức các thẩm phán nếu họ có hành vi không phù hợp với tư cách thẩm phán.

Nghị viện Anh có khá nhiều quyền nên nhà Hiến pháp học của Anh là Enoche Powel đã viết: “Ngoài lịch sử Nghị viện, nước Pháp vẫn có lịch sử của mình. Nhưng nếu bỏ qua lịch sử Nghị viện, nước Anh không còn tồn tại”. Nhận xét này cũng rất phù hợp với câu châm ngôn nổi tiếng về Nghị viện Anh: “Nghị viện có thể làm được tất cả trừ việc biến người đàn ông thành người đàn bà”.

 

4.2 Chế độ quân chủ lập hiến

“Nhà vua trị vì mà không cai trị” – câu nói của nhà văn Anh Walter Bagehot về nhà vua Anh đã trở thành câu châm ngôn nổi tiếng về chế độ quân chủ lập hiến ở Anh. Theo Hiến pháp, Vua là người đứng đầu Nhà nước có rất nhiều quyền nhưng những quyền đó nhà vua không trực tiếp thực hiện hoặc thực hiện theo sự tư vấn của Thủ tướng. Theo Hiến pháp, Vua có các thẩm quyền sau đây: bổ nhiệm và miễn nhiệm Thủ tướng; bổ nhiệm và miễn nhiệm các bộ trưởng; bổ nhiệm các công chức cấp cao; triệu tập, trì hoãn, khai mạc, bế mạc các kỳ họp của Nghị viện và giải tán Nghị viện; tuyên bố chiến tranh và hòa bình; tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang; phê chuẩn các hiệp ước; bổ nhiệm các giám mục và Tổng giám mục của nhà thờ Anh; phong tặng các danh hiệu quý tộc.

 

4.3 Chế độ chính trị lưỡng đảng

Nước Anh có hai đảng là Công đảng và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền. Khi một trong hai Đảng này thắng cử trong bầu cử Nghị viện, Đảng thứ hai sẽ trở thành đảng đối lập. Đảng đối lập là lực lượng kiểm tra, giám sát và phản biện đường lối chính sách của Đảng cầm quyền.

 

4.4 Sự gắn kết và thống nhất giữa lập pháp và hành pháp

Chính phủ được thành lập từ đảng chiếm đa số ghế trong Nghị viện. Vì vậy có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ, buộc Chính phủ phải giải tán, nên giữa Chính phủ và Nghị viện có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết. Đối với Anh, chế độ dân chủ Nghị viện buộc Chính phủ phải lãnh đạo đất nước và thông qua Nghị viện.

 

4.5 Sự tách bạch giữa chính trị và công vụ

Nước Anh xây dựng nền công vụ vô tư và khách quan bằng việc quy định công chức không đảng phái, các tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức vụ trong bộ máy hành chính và tư pháp không gắn với các đảng phái chính trị, không cần một bằng chính trị cao cấp nào. Phẩm chất của công chức là nghiệp vụ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ pháp luật.

 

4.6 Tư pháp độc lập và án lệ

Người Anh có thể tự hào về nền tư pháp của mình, một nền tư pháp độc lập không chịu sự sai khiến của bất cứ đảng phái chính trị nào. Thẩm phán có uy tín cao, bằng việc áp dụng án lệ cũng có thể sáng tạo ra các quy phạm pháp luật để duy trì trật tự pháp luật và công bằng xã hội. Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời và chủ yếu từ các luật sư có uy tín trong xã hội.

 

4.7 Tập quán hiến pháp

Người Anh quan niệm pháp luật là đại lượng của công bằng, công lý, vì thế pháp luật được hiểu không chỉ là những quy tắc bắt buộc thực hiện do các cơ quan Nhà nước ban hành mà còn là những quy tắc do cuộc sống tạo lập nên, mặc dù trong pháp luật thành văn không tìm thấy. Quan niệm mềm dẻo về pháp luật cho phép người Anh thừa nhận các tập quán hiến pháp. Đó là những quy tắc mang tính bắt buộc đối với một số hành vi chính trị được hình thành từ lâu trong đời sống chính trị. Chẳng hạn, theo quy định của Hiến pháp, Vua có đặc quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ tướng nhưng thực tế đã hình thành tập quán hiến pháp, Vua chỉ bổ nhiệm Thủ lĩnh của đảng cầm quyền làm Thủ tướng.

 

5. Những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013

Hiến pháp năm 2013 gồm 11 chương, 120 điều. So với Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 2013 giảm 1 chương, 27 điều, trong đó có 12 điều mới (Điều 19. 34. 41. 42. 43. 55. 63. 78. 111. 112. 117 và 118); giữ nguyên 7 điều (Điều 1. 23. 49. 86. 87. 91 và 97) và sửa đổi, bổ sung 101 điều còn lại.

Hiến pháp năm 2013 có cơ cấu mới và sắp xếp lại trật tự các chương, điều so với Hiến pháp 1992 như:

Đưa các điều quy định các biểu tượng của Nhà nước (quốc kỳ, quốc huy, quốc ca …) ở Chương XI Hiến pháp năm 1992 vào Chương I “Chế độ chính trị” của Hiến pháp năm 2013.

Đổi tên Chương V Hiến pháp năm 1992 “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đưa lên vị trí trang trọng của Hiến pháp là Chương II ngay sau Chương I “Chế độ chính trị”.

Chương II “Chế độ kinh tế” và Chương III “Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ” của Hiến pháp năm 1992 có tổng cộng 29 điều đã được Hiến pháp năm 2013 gộp lại thành một chương là Chương III “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và mội trường” và chỉ còn 14 điều nhưng quy định cô đọng, khái quát, mang tính nguyên tắc so với Hiến pháp năm 1992.

Khác với các bản Hiến pháp trước đây, lần đầu tiên Hiến pháp năm 2013 có một chương mới quy định về “Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước” (Chương X).

Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 còn đổi tên Chương IX Hiến pháp năm 1992 “Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND)” thành “Chính quyền địa phương” và đặt Chương IX “Chính quyền địa phương” sau Chương VIII “Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân”.

Về hình thức thể hiện của Hiến pháp năm 2013: so với với Hiến pháp năm 1992. hình thức thể hiện của Hiến pháp năm 2013 từ Lời nói đầu đến các điều quy định cô đọng hơn, khái quát, ngắn gọn, chính xác, chặt chẽ hơn. Ví dụ, Lời nói đầu Hiến pháp năm 2013 được rút ngắn, cô đọng, súc tích, đủ các ý cần thiết nhưng chỉ có 3 đoạn với 290 từ so với 6 đoạn với 536 từ của Hiến pháp năm 1992.

Luật Minh Khuê (biên tập)