Mục lục bài viết
1. Hạn chế thanh toán
Trong các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) có những quy định ngăn cấm việc hạn chế thanh toán và chuyển tiền. Đối với một nước bị lôi cuốn vào những quan hệ buôn bán tự do như vậy, thì điều này có nghĩa là nước đó sẽ đảm bảo khả năng chuyển đổi của đồng tiền nước mình phục vụ những giao dịch tài khoản vãng lai, nghĩa là khả năng chuyên đổi của tài khoản vãng lai.
Thực hiện được khả năng chuyển đổi của tài khoản vãng lai là một công việc chẳng dễ dàng. Nếu như điều này được luật pháp công nhận, trong khi những điều kiện tối thiểu cho sự cân bằng bên ngoài của kinh tế vĩ mô lại chưa đáp ứng đựơc, thì khả năng chuyển đổi không duy trì được. Nước này sẽ phải đối diện với tình trạng xấu đi rõ rệt trong vị thế các tài khoản vãng lai, với sức ép giảm giá đáng kể tỉ giá ngoại hối, hoặc với sự giảm sút mạnh về dự trữ tịnh bằng ngoại tệ. Nếu như thêm vào đó lại ngăn cấm những hạn chế đối với tín dụng ngắn hạn và trung hạn, tình trạng mất cân đối sẽ có thể trầm trọng lên bởi việc tăng vọt nợ ngắn hạn và trung hạn.
Lý do cơ bản của tình hình đó có thể là quốc gia này thiếu năng lực cạnh tranh quốc té, cho nên xuất khẩu không cân đối được nhập khẩu (nghịch sai tài khoản vãng lai) dẫn tới tăng quá đáng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu (sức ép giảm đối vói tỷ giá ngoại hối hoặc giảm dự trữ ngoại tệ tuỳ thuộc vào chính sách tỉ giá của nước này) bị làm trầm trọng thêm do vay nước ngoài quá nhiều (nợ tăng lên).
Tình hình đó sẽ không duy trì được. Cách thức duy nhất để giải quyết ngay trong thời hạn ngắn mà không hạn chế thanh toán là nên đê cho tỉ giá ngoại hoi tăng vọt, điều này có nghĩa là phá giá đồng tiền quốc gia.
Về mặt dài hạn, đất nước này cần phải điều chỉnh lại toàn bộ những yếu tố cơ bản của kinh tế vĩ mô như lãi suất tiền tiết kiệm, có thể là công nợ quốc gia, năng suất lao động, và khái quất hơn, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Một cách khác để giải quyết tình hình đó theo kiểu ngắn hạn, có thể là làm giảm những nghĩa vụ công nợ quốc tế bằng cách hoặc là đưa ra những hạn chế thanh toán hoặc hạn chế ngoại hối, hoặc những biện pháp hạn chế thương mại.
Tuy nhiên, những biện pháp này sẽ không giải quyết được vấn đề, mà chỉ kéo dài thời gian để những giải pháp khác được thiết kế nhằm khôi phục những cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản có thể phát huy tác dụng.
Sẽ chẳng cần bàn bạc thêm vấn đề khả năng chuyên đổi và những điều kiện kinh tế tiền đề nữa. Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng mặc dù những điều kiện thanh toán là cực kỳ sát hợp trong khung cảnh một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) bởi ảnh hưởng tiềm tàng của chúng đối với những điều kiện buôn bán, nhưng chúng còn liên quan rộng hơn tới tình hình nền kinh tế chung của những nước nằm trong Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và không thể nào giải quyết trọn vẹn trong bối cảnh cụ thể của chính sách thương mại.
2. Cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ được xác định hay còn gọi là là bản ghi chép các giao dịch của một nước với các nước khác trên thế giới (nước ngoài). Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính và một số chuyển khoản.
Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.
Giao dịch kinh tế được phản ánh trên cán cân thương mại quốc tế bằng một đồng tiền duy nhất, tức là một đơn vị tiền tệ (nội tệ hoặc ngoại tệ). Tuy nhiên theo khuyến cáo của quỹ tiền tệ quốc tế thì các quốc gia nên sử dụng đơn vị USD để lập BOP – cán cân thương mại quốc tế để dễ dàng hạch toán cũng như thống kê giao dịch, không có khoản chênh lệch.
3. Bàn về cán cân thanh toán
Thiếu khả năng cạnh tranh quốc tế có thể dẫn đến tình hình xấu đi của cán cân thanh toán, vấn đề cán cân thanh toán tương xứng, được đề cập tại đây trong khung cảnh Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) có thể xác định là tình hình một nước đang trải qua thâm hụt tài khoản vãng lai và đồng thời, thâm hụt cán cân thương mại, với ngụ ý rằng thâm hụt đầu tiên là nguyên nhân chủ yếu của thâm hụt sau đó.
Thâm hụt cấn cân thương mại sẽ không thể là lý do đủ để biện hộ cho những biện pháp hạn chế thương mại nếu như nó được bù đắp bởi thặng dư cán cân dịch vụ, yếu tố tiền lãi và những chuyển tiền một chiều.
Nơi có vấn đề cán cân thanh toán phát sinh, các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) cho phép trên cơ sở qúa độ, được sử dụng những biện pháp hạn chế thương mại, nhằm hạn chế nhập khẩu và giảm bớt thâm hụt thương mại.
Cần ghi nhận rằng những biện pháp hạn chế thương mại chỉ là một trong nhiều khả năng đối phó với vấn đề cán cân thanh toán, và những giải pháp đó không thích hợp cho việc giải quyết những mất cân đối cơ bản của kinh tế vĩ mô.
Một cách khác để giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán là đưa vào áp dụng những hạn chế thanh toán. Những biện pháp đó sẽ không thích hợp để giải quyết mất cân đối cơ bản xảy ra tại một quốc gia đang phải chịu đựng những khó khăn về thanh toán.
Tuy nhiên, chúng lại có lợi thế kép trong việc giải quyết vấn đề theo cách thức gần gũi liên quan hơn với nguồn gốc của vấn đề, và trong việc giới hạn rủi ro phân biệt đối xử. Những hạn chế thanh toán so với những biện pháp hạn chế thương mại dường như ít đối xử phân biệt hơn đối với các nhà xuất khẩu ngoại quốc.
Sự vi phạm những điều khoản thanh toán có thể đoán trước được trong khung cảnh của một Hiệp định Thương mại Tự do (FTA. Tuy nhiên, những giải pháp đó liên quan trực tiếp tới lãnh vực thẩm quyền của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF). Bởi vậy, can bảo đảm tính tương hợp giữa những điều khoản thanh toán, sự vi phạm và những quy định của IMF.
4. Biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu
Trong WTO, các “biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu” là các quy định do một nước đưa ra nhằm hạn chế số lượng hoặc giá trị hàng nhập khẩu vào/xuất khẩu từ nước đó.
Trên thực tế, các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu, nhập khẩu ở các nước có thể được thể hiện dưới các hình thức khác nhau như:
- Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
- Hạn ngạch (quota);
- Giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu….
Theo Điều XI Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) của WTO có quy định nguyên tắc chung là các thành viên WTO không được áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng dưới bất kỳ hình thức nào nhằm hạn chế xuất khẩu, nhập hàng hóa.
Như vậy, về nguyên tắc các biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu bị cấm hoàn toàn trong WTO.
Tuy nhiên, WTO cũng thừa nhận một số ít các trường hợp ngoại lệ cho phép áp dụng biện pháp hạn chế số lượng xuất khẩu - nhập khẩu nhưng phải là với các điều kiện và theo các thủ tục nhất định.
5. Trường hợp được phép áp dụng biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu - xuất khẩu
Theo quy định của WTO, biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu - xuất khẩu bị cấm hoàn toàn trừ những trường hợp sau đây:
- Trường hợp chung :
Theo Điều XX - Hiệp định GATT của WTO, biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu - xuất khẩu được phép áp dụng nếu nhằm một trong các mục đích công cộng quan trọng sau:
- Bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ đạo đức xã hội; hoặc
- Bảo vệ sức khoẻ con người, động vật, thực vật; hoặc
- Bảo vệ nguồn tài nhiên thiên quý hiếm, bảo vệ những tác phẩm nghệ thuật, lịch sử, khảo cổ quốc gia; hoặc
- Bảo vệ môi trường.
Với Biện pháp Tự vệ:
Nước nhập khẩu có thể áp dụng biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu với tính chất là một biện pháp tự vệ trước việc hàng hoá nước ngoài nhập khẩu ồ ạt, tăng đột biến về lượng nhập khẩu gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Trong trường hợp này, việc áp dụng phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện và thủ tục nêu tại Hiệp định về Biện pháp tự vệ của WTO.
Theo Hiệp định về biện pháp tự vệ cho phép nước nhập khẩu hạn chế nhập khẩu trong giai đoạn tạm thời, nếu sau khi các cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác định rằng nhập khẩu đang diễn ra với số lượng tăng lên ( hoặc tuyệt đối hoặc tương đối so với sản xuất trong nước) gây ra tổn hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước sản xuất ra mặt hàng tương tự hoặc sản phẩm trực tiếp cạnh tranh.
Hơn nữa, Hiệp định về Biện pháp tự vệ của WTO còn quy định rằng những biện pháp ấy có thể ở dạng tăng thuế hơn mức thuế suất rang buộc hoặc đặt ra những hạn chế định lượng thông thường được áp dụng trên cơ sở MFN (tối huệ quốc) đối với nhập khẩu từ mọi nguồn.Việc điều tra để đặt ra những biện pháp đó có thể do bản than chính phủ khởi xướng hoặc trên cơ sở đề nghị của ngành sản xuất bị tác động.
Tuy nhiên trong thực tế việc điều tra thường được bắt đầu dựa theo đơn của ngành sản xuất bị tác động. Hiệp định nêu ra những tiêu chí để các cơ quan điều tra phải xem xét xác định xem liệu phần nhập khẩu tăng lên có gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất nội địa hay không. Hiệp định còn đặt ra những yêu cầu về thủ tục cơ bản để tiến hành điều tra.
Một mục đích của yêu cầu về thủ tục là đem lại cho các nhà cung cấp và chính phủ nước ngoài cơ hội thích đáng để đưa ra bằng chứng bảo vệ lợi ích của họ, những lợi ích có thể bị tác động ngược lại bởi những hành động bảo vệ đề ra.Mục tiêu chủ yếu của việc tăng mức bảo vệ tạm thời cho ngành sản xuất bị tác động có thời gian tự chuẩn bị để tăng khả năng cạnh tranh mà ngành phải đương đầu sau khi xóa bỏ những hạn chế.
Hiệp định nhằm mục tiêu đảm bảo những hạn chế đó chỉ được áp dụng trong thời gian tạm thời bằng cách đặt ra một thời kỳ tối đa là 8 năm để áp dụng biện pháp cho một sản phẩm. Tuy nhiên, những nước đang phát triển có thề đề ra thời kỳ tối đa là 10 năm. Để tạo thời gian cho những ngành sản xuất dần dần thích nghi với sự cạnh tranh tăng lên do giảm thuế quan và xóa bỏ các hàng rào thương mại khác, tập quán GATT đòi hỏi rằng cắt giảm thuế quan thỏa thuận trong đàm phán thương mại đa phương sẽ được áp dụng từng bước trong một số năm đã thỏa thuận. Do vậy, giảm thuế quan cho hàng công nghiệp thỏa thuận tại Vòng đàm phán Uruguay được quy định là 5 năm thành 5 kỳ bằng nhau. Tương tự như vậy, giảm thuế trong ngành nông nghiệp cũng như trợ cấp trong nước và xuất khẩu diễn ra trong thời kỳ 6 năm. Các nước đang phát triển được kéo dài hơn để cắt giảm.
Những quy tắc GATT thừa nhận rằng mặc dù có việc thực hiện giảm dần thuế quan, một số ngành sản xuất hoặc nông nghiệp nhất định trong thời gian ngắn vẫn phải đối phó với những vấn đề điều chỉnh theo sự cạnh tranh tăng lên của hàng nhập khẩu. Những vấn để đó có thể phát sinh từ thất bại có những ngành này trong việc hợp lý hóa cơ cấu sản xuất hoặc để ứng dụng đổi mới công nghệ cần thiết nhằm tăng năng suất. Để tạo thời gian cho ngành sản xuất bị tác động thích nghi với sự cạnh tranh, Điều XIX của GATT nêu rằng do kết quả giảm thuế biểu, một nước thấy rằng một sản phẩm đang nhập khẩu “với số lường tăng lên và tron những điều kiện đến mức gây ra hoặc đe dọa gây ra tổn hại nghiêm trọng đến nhà sản xuất trong nước”, thì trong nước đó có thể đề ra những biện pháp tự về để hạn chế nhập khẩu trong thời gian tạm thời.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).