Luật sư tư vấn:

1. Tại sao cần đăng ký bảo hộ giống cây trồng ?

Trong Từ điển tiếng Việt không giải thích rõ về cây cối, mà chỉ liệt kê một số loại cây phổ biến như cây lâu năm, cây gỗ, cây lá, dầu, cây lương thực, cây thân thảo, cây thân gỗ, cây trồng, rừng cây...

Trước hết về cây trồng được thuần hóa, chọn lọc để trồng trọt trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp. Cây trồng chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số các loài cây trên Trái đất. Cây trổng được phân loại theo công dụng như cây lương thực, cây lấy sợi, cây lấy dầu, cây ăn quả, cây lấy sợi... Cây còn được phân theo vùng khí hậu như cây vùng nhiệt đới, ôn đổi... Khái niệm về cây cối chỉ là khái niệm tương đối, không thể khái quát toàn bộ loài cây trên trái đất này.

Trên thế giới hầu như không có cá nhân nào và quốc gia nào là không có nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm để tồn tại và phát triển. Chúng ta thử hình dung nếu trên trái đất này không sản xuất và nâng cao sản lượng lương thực, thực phẩm, các loại rau quả... tương ứng với sự tăng trưởng dân số thì điều gì sẽ xảy ra? Sự lam lũ và đói khát của nhân loại là không tránh khỏi, thậm chí là chết đói hiểu theo đúng nghĩa đen của từ này khi mà nhu cầu lương thực, thực phẩm của toàn nhân loại cao hơn nhiều lần với tổng sản lượng lương thực, thực phẩm bình quân tối thiểu theo đầu người. Vì vậy, muốn phát triển nông nghiệp thì không thể không quan tầm đến giống cây trồng nói chung và giống cây trồng mới nói riêng. Trong sản xuất nông nghiệp thì vai trò của cây trồng là hạt nhân không thể thiếu, nếu thiếu giống cây trồng thì không thể có sản xuất nông nghiệp theo đúng nghĩa của từ này. Có giống cây trồng nhưng phải không ngừng tạo ra những giống mới trên hạt nhân của các giống tự nhiên, nguyên thủy. Bằng phương pháp lựa chọn để tạo ra những giống mới, các nhà khoa học và những người chọn giống một mặt đã góp phần làm tăng năng xuất trong thu hoạch nông nghiệp, mặt khác đã tạo ra sự đa dạng hóa làm phong phú hơn các sản phẩm nông nghiệp cho mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi vùng, miền và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu sống và chất lượng sống của con người. Việc bảo vệ những người tạo ra giống cây trồng mới và giống mới đã là động lực thúc đẩy công việc tạo ra những giống cây trồng mới ngày một tốt hơn xét theo bản chất dinh dưỡng, thúc đẩy giao lưu dân sự, thương mại phát triển ở mỗi quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới.

Cũng như các sản phẩm sáng tạo trí tuệ khác, như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa thì việc bảo hộ giống cây trồng mới của tác giả tạo ra nó là cần thiết và quyền của tác giả sáng tạo giống cây trồng mới được các nước phát triển sớm quan tâm nhằm tìm ra cơ chế pháp luật điều chỉnh phù hợp trong quan hệ pháp luật liên quan đến loại sản phẩm trí tuệ rất đặc biệt này.

 

2. Các hiệp định, công ước về bảo vệ giống cây trồng hiện nay trên thế giới

Trước tình hình cần có cơ chế bảo hộ giống cây trồng mới, Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) hình thành và phát triển. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Hoa Kỳ đã áp dụng luật Patent để bảo hộ giống cây trồng sinh sản vô tính. Kế sau đó vào năm 1941, Hà Lan đã ban hành Luật Bảo hộ quyền tác giả cho những người đã chọn lọc giống cây trồng và quyền đó được bảo hộ với thời hạn là 25 năm. Quyền tài sản của tác giả giống cây trồng nguyên chủng được trích ra từ khoản quỹ do những người sản xuất kinh doanh giống thực hiện nghĩa vụ nộp lệ phí kinh doanh. Đối với các nước chầu Âu, kể từ thập niên 50 của thế kỷ XX đã có nhiều cố gắng tìm kiếm hình thức bảo hộ phù hợp đối với giống cây trồng, một sản phẩm sinh học. Hệ thống bảo hộ giống cây trồng mới không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi một quốc gia mà cần thiết phải mở rộng phạm vi trong mối quan hệ, hợp tác trao đổi, phổ biến các giống cây trồng mới giữa các nước. Xuất phát từ hoàn cảnh và nhu cầu thực tế trong sản xuất nông nghiệp của các nước thì việc tạo ra và sử dụng giống cây trồng mới có ý nghĩa không những về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Kết quả đã dẫn đến sự hình thành Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trống mới tại Paris vào năm 1961 với năm quốc gia là sáng lập viên bao gồm: Cộng hòa Pháp, Hà Lan, Đan Mạch, Bỉ và Italia. Công ước UPOV được các nước thành viên ký vào năm 1961 và nó có hiệu lực vào năm 1968. Kể từ năm 1968 đến nay, Công ước UPOV đã được sửa đổi nhiều lần tại Geneve vào các năm 1972,1978 và 1991.

Văn kiện mới của UPOV (Văn kiện năm 1991) có hiệu lực từ ngày 14/4/1998. Nội dung các văn kiện của UPOV thể hiện rõ các chức năng sau đây:

+ Quy định phạm vi các quyền tối thiểu mà các nước thành viên phải dành cho tác giả tạo ra giống cây trồng mới;

+ Quy định về tiêu chuẩn của các giống cây trồng mới được bảo hộ gồm 5 yếu tố:

-    Tính mới;

-    Tính khác biệt;

-    Tính đồng nhất;

-    Tính ổn định;

-    Tên gọi phù hợp.

Tính đến năm 1999, UPOV đã có 42 thành viên nhưng số lượng các nước thành viên chấp nhận thi hành các văn kiện được ban hành vào các thời kỳ khác nhau là rất khác nhau. Những số liệu tổng hợp sau đây đã phản ánh đầy đủ nhận định trên: Có 11 nước chấp nhận thi hành Văn kiện năm 1991, có 29 nước theo Văn kiện năm 1978, có 02 nước chấp nhận Văn kiện năm 1961 và 1972. Theo số liệu của Văn phòng UPOV thì trong thời gian tới ít nhất sẽ có trên 90 quốc gia có Luật Bảo hộ giống cây trồng theo nguyên tắc của UPOV, trong số đó sẽ có hơn 60 quốc gia sẽ chấp nhận Văn kiện năm 1991 của Hiệp hội quốc tế bảo hộ giống cây trồng mới. Theo Văn kiện năm 1978 và Văn kiện năm 1991, Công ước UPOV có những nguyên tắc cơ bản sau:

- Văn kiện năm 1978 của UPOV quy định quyền tối thiểu của tác giả được áp dụng đối với việc sản xuất vật liệu nhân mang mục đích thương mại mà không áp dụng đối với sản phẩm thu hoạch thu được từ gieo trồng vật liệu đó. Như vậy, tác giả của giống cây trồng mới được độc quyền sản xuất nhằm mục đích thương mại, được chào bán và bán các vật liệu nhân của giống được bảo hộ. Quy định trên có tính chất mở vì nó phù hợp với những điều kiện sản xuất nông nghiệp. Một mặt nó giúp người sử dụng giống một cách thuận tiện, mặt khác cũng là nhằm để giảm thiểu những thủ tục phiền hà không cần thiết trong trường hợp người nông dân có thể tự mình nhân giống trên đồng để gieo trồng cho những vụ tiếp theo mà không nhằm mục đích kinh doanh thì không cần phải xin phép tác giả của giống đó. Quy định trên nhằm bảo vệ những đặc quyền của nông dân trong việc sử dụng giống cây trồng mới của tác giả giống mà không nhằm mục đích kinh doanh. Ngoài quyền sử dụng giống một cách trực tiếp bằng cách dùng giống cây trồng mới của tác giả gieo trên đồng ruộng của mình, người nông dân còn được phép sử dụng các giống được bảo hộ làm vật liệu ban đầu để phát triển các giống mới khác hoặc sử dụng giống đó cho các mục đích cá nhân và gia đình của mình không mang tính chất thương mại.

Những quy định trong Văn kiện năm 1978 của UPOV chỉ phù hợp với giai đoạn của những thập niên 60 - 70 của thế kỷ XX mà không còn đáp ứng được những hoàn cảnh và điều kiện xã hội đã có nhiều biến động trong nội tại của các nước thành viên, của thế giới. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, nhiêu ngành khoa học, kỹ thuật đã có những bước tiến vượt bậc, trong đó có ngành khoa học kỹ thuật ứng dụng. Vì vậy, quá trình chọn giống, tạo giống và nhân giống cũng được áp dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật ứng dụng, do đó nội dung Văn kiện năm 1978 của UPOV không còn phù hợp nữa và sự cần thiết phải có một Văn kiện mới có nội dung phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới. Văn kiện năm 1991 của UPOV được ban hành. Nội dung của Văn kiện năm 1991 của UPOV có những sửa đổi so với nội dung của Văn kiện năm 1978 ở những điểm sau:

+ Yêu cầu các quốc gia thành viên phải ban hành luật bảo hộ tất cả các loài cây trồng, nhằm khuyến khích và bảo vệ các nhà chọn giống trong việc đầu tư chọn lựa, tạo giống của nhiều loài cây trồng, kể cả những loài cây trong hiện tại có diện tích gieo trồng không lớn;

+ Các nhà chọn giống có quyền giám sát đối với các hoạt động tự nhân giống của người nông dân. Nhưng mức độ giám sát của các nhà nhân giống tiến hành đối với hoạt động tự nhân giống của nông dân tùy theo pháp luật về lĩnh vực này của từng quốc gia thành viên quy định phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống. Quy định này nhằm ngăn chặn và hạn chế những người sản xuất chỉ cần mua một cây ăn quả, sau đó nhân giống vô tính hoặc còn áp dụng kỹ thuật nuôi cấy mô để có cả vườn cây ăn quả mà không cần phải được tác giả của giống cây trồng đó đồng ý;

+ Quyền của các nhà chọn giống được mở rộng đối với sản phẩm thu hoạch trong một số trường hợp nhất định. Do giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng và có nhiều thuận lợi trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia, một sản phẩm thu hoạch có thể được lưu thông trên phạm vi rộng ngoài quốc gia sản xuất sản phẩm đó. Một giống cây trồng được bảo hộ, còn có thể lại được gieo trồng  một quốc gia chưa áp dụng chế độ bảo hộ giống cây trồng để tạo ra sản phẩm thu hoạch đó và những sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng lại được xuất khẩu trở lại quốc gia có tác giả được bảo hộ giống cây trồng mới đó.

Những nội dung trên của Văn kiện năm 1991 của UPOV đã phần nào ngăn chặn được hành vi sử dụng giống mới của tác giả mà không trả tiền, đồng thời cũng nhằm mục đích bảo hộ hữu hiệu các quyền, lợi ích chính đáng của các nhà chọn giống. Quy định trên khác biệt so với những quy định trong Văn kiện năm 1978 và đã giải quyết được những quan hệ không công bằng giữa những người có nhu cầu sử dụng giống và tác giả tạo ra giống cây trồng mới đó.

 

3. Quy định bảo hộ giống cây trồng ở Việt Nam

Đối với Việt Nam, khi chưa có văn bản pháp luật quy định bảo hộ giống cây trồng mới, việc sử dụng giống cây trồng ở Việt Nam mang tính chất tự phát. Những loại giống sau khi được công nhận là giống quốc gia được coi là tài sản chung, do vậy mọi người có nhu cầu sản xuất đều có thể khai thác, lợi ích của nhà chọn giống cho dù giống đó có giá trị kinh tế đến mức độ nào thì cũng chỉ được biết đến dưới khía cạnh nhân thân. Khi nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách hội nhập quốc tế thì việc quy định bảo hộ giống cây trồng mới là thật sự cần thiết. Tuy nhiên, việc bảo hộ giống cây trồng mới ở Việt Nam sẽ gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có nguyên nhân của những thói quen đã ăn sâu trong nhân dân nhất là nông dân sản xuất nông nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp thường thì người nông dân tự chọn giống, mua giống theo kế hoạch sản xuất của bản thân, thậm chí theo trào lưu trồng một loại cây, một loại giống trên diện tích gieo trồng của toàn khu vực... mà không quan tầm đến giá trị hàng hóa của giống cây mình đang trồng. Việc đổi giống, vay giống, xin giống cây trồng thường diễn ra một cách bình thường trong nông dân. Nguồn gốc của giống, hiệu quả kinh tế của giống phần lớn không xác định được về mặt thực tế và khoa học vì người nông dân trồng giống đó đã quen. Tính chất tự phát trong sản xuất nông nghiệp của nông dân dần dần được hạn chế và xóa bỏ do chính nhu cầu của xã hội và cơ chế thị trường chi phối. Như vậy, việc Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị định số 13/2002/NĐ-CP ngày 20/4/2001 về bảo hộ giống cây trồng mới đã đáp ứng kịp thời những nhu cầu của xã hội và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Theo tinh thần của Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng mới (sau đây được gọi tắt là Nghị định số 13/2001/NĐ-CP) là nhằm bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc có quyền thừa kế hợp pháp các giống cây trồng mới trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời nhằm khuyến khích kịp thời các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư chọn tạo, sử dụng giống cây trồng mới, góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn. Ngoài ra, Nghị định số 13/2001/NĐ-CP còn tạo ra những điều kiện thuận lợi cần thiết trong việc bảo hộ giống cây trồng mới của các tổ chức, cá nhân thuộc các nước cùng Việt Nam ký kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới được bảo vệ tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác, về vấn đề này, có thể viện dẫn quy định tại Điều 3 Chương II Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ về nguyên tắc đối xử quốc gia: 

"Mỗi bên dành cho công dân của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên kia đã dành cho công dân của mình trong việc xác lập, bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó".

Những thỏa thuận trên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là dựa trên cơ sở những mục tiêu, nguyên tắc và phạm vi của các nghĩa vụ mà các bên của Hiệp định thương mại song phương đã đồng thỏa thuận về việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầu đủ và có hiệu quả, mỗi bên tối thiểu phải thực hiện các quy định có nội dung kinh tế, trong đó có Công ước quốc tế về bảo hộ giống thực vật mới, năm 1978 (Công ước UPOV năm 1978), hoặc Công ước quốc tế về bảo hộ giống thực vật mới, năm 1991 (Công ước UPOVnăm 1991 - Xem: Điểm D khoản 3 Điều 1 Chương 2 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ).

Bên cạnh những quy định về bảo hộ giống cây trồng mới mang tính chất "mở", còn có những nguyên tắc bảo hộ giống cây trồng mới mang tính chất cá biệt: "Giống cây trồng mới do tổ chức, cá nhấn trong nước chọn tạo có liên quan đến lợi ích của quốc gia cẩn bảo mật được thực hiện theo quy định riêng của nhà nước" - Xem: Điểm 4 Điều 1 Nghị định số 13/2001/NĐ-CP.

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019 quy định về quyền đối với giống cây trồng tại Phần thứ Tư từ Điều 157 đến Điều 197. Phần thứ Tư Luật Sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng (Điều 157 đến Điều 163); Xác lập quyền đối với giống cây trồng (Điều 164 đến Điều 173); Đơn và thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ (Điều 174 đến 184); Nội dung quyền đối với giống cây trồng (Điều 185 đến 189); Giới hạn quyền đối với giống cây trồng (Điều 190 đến 191); Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng (Điều 192 đến Điều 197 Luật Sở hữu trí tuệ).

Căn cứ vào các quy định về quyền đối với giống cây trồng trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009, Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019), nhận thấy đầy là một chế định lớn quy định về quyền đối với giống cây trồng ở Việt Nam và tập trung vào những điều kiện của giống cây trồng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ:

1)   Giống cây trồng đó phải thuộc các chi, loài cây trồng trong danh mục được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;

2)   Giống cây trồng mới phải có tính khác biệt: Là giống cây trồng mang một hay nhiểu đặc tính chủ yếu, khác biệt rõ ràng với các giống cây trồng đã được biết đến rộng rãi tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ;

3)   Giống cây trồng mới phải có tính đồng nhất: Tất cả các giống cây của giống đó đều có biểu hiện như nhau về đặc tính chủ yếu (ngoại trừ những sai lệch trong phạm vi cho phép đối với một số đặc tính cụ thể trong quá trình nhân giống);

4)   Giống cây trồng mới phải có tính mới về mặt thương mại: Tại thời điểm nộp đơn yêu cầu bảo hộ của cá nhân hoặc tổ chức chọn tạo giống mà vật liệu nhân (là cây hoàn chỉnh hoặc các bộ phận của cây như: hạt, cây giống, cành chiết, mắt ghép, mô, tế bào, củ mầm, đoạn thân được sử dụng để sản xuất ra các loại cây trồng mới - Xem: Khoản 6 Điều 2 Nghị định số 13/2001/NĐ-CP) hoặc sản phẩm thu hoạch giống cây trồng đó chưa được người có quyền nộp đơn hoặc người được ủy quyền hợp pháp bán hoặc phân phối với mục đích kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam trước ngày nộp đơn là một năm; ngoài lãnh thổ Việt Nam là 6 năm đối với các cây thần gỗ và thần leo, 4 năm đối với các nhóm thân khác;

Giổng cây trồng mới phải có tên gọi phù hợp, phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác được biết đến một cách rộng rãi trong cùng loài. Tên giống cây trồng mới sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản sẽ là tên chính thức, kể cả sau khi hết hạn bảo hộ, không ai được sử dụng.

5)   Những điều kiện bắt buộc cần phải có của giống cây trồng mới được bảo hộ theo quy định của Hiệp hội quốc tế bảo vệ giống cây trồng mới (UPOV) quy định cũng gồm 5 điều kiện:

a)    Tính khác biệt (Dictinctness) là giống mới tạo thành phải phân biệt được với các giống đã được biết và phổ biến ít nhất là một tính trạng đặc trưng;

b)    Tính đồng nhất (Uníòrmity), các cây thuộc cùng giống đó cơ bản là đồng nhất về tính trạng đặc trưng, ngoại từ sự biến dị có thể xảy ra;

c)    Tính đổn định (Stability), các tính đặc trưng không thay đổi qua các thế hệ hoặc mỗi chu kỳ nhân giống;

d)    Tính mới về thương mại (Commercial Novelty) là giống mới chưa được bán với sự đồng ý của tác giả trước thời điểm nộp đơn khoảng thời gian nhất định;

e)     Tên gọi thích hợp (Appropriate Denomination), tên gọi của giống mới không được trùng lặp với tên gọi của một giống khác thuộc cùng một loài cây.

Năm điều kiện trên được quy định bắt buộc đối với các nước thành viên của Công ước UPOV và các điều kiện loại trừ khác. Những quy định trong Hiệp định TRIPS còn cho phép 3 sự lựa chọn trong việc bảo hộ giống cây trồng mới: Bảo hộ bằng patent; bảo hộ bằng hệ thống riêng hữu hiệu và bảo hộ bằng hình thức kết hợp giữa bảo hộ bằng patent và bảo hộ bằng hệ thống riêng hữu hiệu. Cho đến thời điểm hiện nay, việc bảo hộ giống cây trồng mới là sáng chế hay không bảo hộ nó ở mức độ sáng chế thì còn nhiều quan điểm khác nhau giữa các nước trên thế giới (vấn đề này đã được tác giả phân tích làm rõ tại Phần "Sở hữu trí tuệ" được quy định trong một số trường phái luật học chủ yếu trên thế giới).

Bên cạnh việc pháp luật có quy định các điều kiện giống cây trồng mới được bảo hộ tại Việt Nam là những quy định về các kiểu đặt tên cho giống cây trồng mới không được bảo hộ:

-    Đặt tên cho giống cây trồng mới chỉ bao gồm bằng các chữ số. Quy định này nên hiểu rằng trong trường hợp giống cây trồng được đặt tên phù hợp, có thể dễ dàng phân biệt được với tên của các giống cây trồng khác và có kèm theo chữ số thì được pháp luật bảo hộ.

-    Đặt tên cho giống cây trồng mới mà vi phạm đạo đức xã hội. Tên của giống cây trồng đó không phù hợp và không được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận bằng văn bản vì tên gọi đó phá vỡ truyền thống văn hóa của dân tộc, ttái với quan niệm truyển thống trong nhân dân về cách đặt tên cho vật nuôi, cây trồng hoặc tên gọi đó xúc phạm đến quyền nhân thân của cá nhần, tổ chức hoặc tên gọi đó không ăn nhập gì với giống mới đó hoặc mọi người cho rằng tên gọi đó không phù hợp với văn hóa tốt đẹp vốn  của dân tộc...

-    Tên gọi cho giống mới đó dễ gây hiểu nhầm đối với các đặc trưng, đặc tính của giống hoặc lai lịch của tác giả.

-    Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ đang được bảo hộ cho sản phẩm; trùng hoặc tương tự với sản phẩm thu hoạch của giống cây trồng đó.

+ Tác giả giống cây trồng mới là cá nhân hoặc nhóm người đã sử dụng nguồn gen cây trồng để chọn tạo hoặc cải tạo các cây hoang dại để tạo ra giống cây trồng mới Tác giả là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài thuộc các nước cùng Việt Nam ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới được bảo hộ tại Việt Nam, từ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác. Cũng như các chủ thể sáng tạo khác, tác giả của giống cây trồng mới cũng là chủ thể sáng tạo, do vậy pháp luật không quy định độ tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn mà chỉ phụ thuộc vào tác giả đã sử dụng nguồn gen cây trồng để chọn tạo hoặc cải tạo các cây trồng hoang dại để tạo ra giống cây trồng mới.

-   Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới là tổ chức, cá nhân được cấp Bằng bảo hộ được chuyển nhượng, thừa kế Bằng bảo hộ có quyền sở hữu hợp pháp giống cây ưồng mới. Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới bao gồm những người hoặc là cá nhân hoặc là tổ chức. Chủ Bằng bảo hộ là cá nhân (là tác giả) chọn tạo giống cây trồng mới bằng công sức và nguồn tài chính của mình thì cá nhân đó có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ, cá nhân là chủ sở hữu Bằng bảo hộ được cấp. Sự độc lập của cá nhân trong việc chọn giống để tạo ra giống cây trồng mới mà không phụ thuộc vào mối quan hệ hành chính hoặc không phụ thuộc vào nguồn tài chính của chủ thể khác trong việc chọn giống để tạo ra giống cây trồng mới thì cá nhân này vừa là tác giả vừa là chủ sở hữu Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới khi cá nhân này được cấp Bằng bảo hộ.

-   Chủ Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới là người được thừa kế hợp pháp quyền của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới (hoặc theo di chúc hoặc theo pháp luật) trong thời hạn Bằng bảo hộ vẫn còn hiệu lực pháp luật;

-   Tổ chức chọn tạo giống cây trồng mới bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc bằng nguồn vốn tự có thì tổ chức đó là chủ sở hữu Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới được bảo hộ;

-    Tổ chức giao nhiệm vụ cho cá nhân (tác giả giống) thực hiện nhiệm vụ chọn tạo giống cây trồng mới thì tổ chức đó là chủ sở hữu Bằng bảo hộ của giống cây trồng mới do cá nhân phụ thuộc vào tổ chức tạo ra.

Chủ sở hữu Bằng bảo hộ đối với giống cây trồng mới còn là những người được xác định trong các quan hệ sau đây:

-    Giống cây trồng mới được chọn tạo ra theo hợp đồng hợp tác giữa các bên thì bên thuê người tạo giống cây trồng mới có quyền nộp đơn xin cấp Bằng bảo hộ và khi Bằng bảo hộ được cấp thì bên này là chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng mới nếu các bên tham gia hợp đồng hợp tác không có thỏa thuận bên nào có quyền nộp đơn. Trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Bằng bảo hộ liên quan đến cùng một giống cây trồng mới thì tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trước được chấp nhận xem xét cấp Bằng bảo hộ và người được Bằng bảo hộ trong trường hợp này là chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng mới. Việc xác định chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng mới cũng tuân theo nguyên tắc quyền ưu tiên bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp cho chủ thể có đơn yêu cầu bảo hộ được nộp trước. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân đầu tiên chọn ra giống cây trồng mơi thì cơ quan có thẩm quyền từ chối chấp nhận các đơn. Trong trường hợp như vậy, pháp luật cho phép các tổ chức, cá nhân nói trên có thể thỏa thuận để cùng đứng tên nộp một đơn duy nhất và được đồng chủ sở hữu khi Bằng bảo hộ được cấp.

Bản sao hồ sơ lần nộp đầu tiên, các mẫu vật, bằng chứng để chứng minh phải có sự xác nhận của cơ quan tiếp nhận hổ sơ lần đầu. Đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn hợp lệ lần đầu. Theo quy định của Nghị định số 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ, Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vự sở hữu trí tuệ bạn có thể sử dụng: Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật qua email hay Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi: 1900.6162, hoặc có thể Đặt lịch để gặp luật sư tư vấn trực tiếp tại văn phòng. Đội ngũ luật sư của Công ty luật Minh Khuê luôn sẵn sàng phục vụ bạn./.