1. Khái niệm phiếu tín dụng (credit ticket)

Bút toán ghi nhớ cho một giao dịch tín dụng. Ví dụ, tiền gửi vào một tài khoản séc hay tài khoản tiết kiệm.

Tài khoản tiết kiệm là một tài khoản ngân hàng tại một ngân hàng bán lẻ mà có các tính năng bao gồm các yêu cầu chỉ có thể rút tiền hạn chế, không có phương tiện kiểm tra và thường không có tiện ích thẻ ghi nợ, có cơ sở chuyển khoản hạn chế và không thể dùng để rút tiền.

 

1.1. Sổ tiết kiệm là gì?

Sổ tiết kiệm có thể hiểu đơn giản là sổ giữ tiền của bạn ở ngân hàng, có ghi rõ thông tin số tiền gửi ban đầu, mức lãi suất được hưởng và thời hạn gửi tiền.

Thay vì để tiền trong nhà với nhiều rủi ro như mất cắp, hỏa hoạn hay đồng tiền mất giá thì gửi tiền tiết kiệm ngân hàng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn.

 

1.2. Lợi ích khi gửi tiết kiệm ngân hàng

  • Sinh lời: tiền gửi vào ngân hàng sẽ được trả lãi. Mức lãi này giúp cho số tiền của bạn sinh sôi thay vì giữa nguyên mức ban đầu. Tùy từng thời điểm và kỳ hạn bạn gửi lãi suất được hưởng sẽ khác nhau. Ví dụ bạn gửi kỳ hạn 1 tháng lãi suất sẽ là 3%/năm. Nhưng gửi kỳ hạn 12 tháng lãi suất sẽ là 7%/năm.
  • An toàn: Tiền gửi vào ngân hàng gần như là an toàn tuyệt đối bởi hoạt động ngân hàng bị giám sát chặt chẽ bởi Ngân hàng Nhà Nước, Bộ tài chính. Ngoài ra ngân hàng là đơn vị đặc thù có các biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo an toàn cho số tiền khách hàng gửi vào.
  • Linh hoạt sử dụng vốn: Ngân hàng đưa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền để khách hàng lựa chọn. Nếu như có nhu cầu thường xuyên sử dụng để thanh toán khách hàng có thể lựa chọn gửi tiền không kỳ hạn. Ngoài ra có các kỳ hạn gửi tiền từ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng....để khách hàng lựa chọn phù hợp với nhu cầu tài chính của mình.

Phân loại sổ tiết kiệm theo hình thức gửi tiền

Theo hình thức gửi tiền thì sổ tiết kiệm được chia làm hai loại: sổ tiết kiệm online và sổ tiết kiệm truyền thống. Về bản chất thì cả hai hình thức này đều là sổ tiết kiệm nhưng so cách thức gửi tiền khác nhau nên sẽ có những đặc điểm khác nhau:

Đặc điểm Sổ tiết kiệm truyền thống Sổ tiết kiệm online
Phương thức Mở trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng Mở online thông qua internet banking hoặc mobile banking
Điều kiện Khách hàng chỉ cần mang CMND ra ngân hàng để mở Khách hàng phải đăng ký dịch vụ ngân hàng trực tuyến để sử dụng
Thời gian làm sổ tiết kiệm Chỉ làm sổ tiết kiệm trong giờ làm việc của ngân hàng Có thể mở online bất kể thời gian nào
Tất toán sổ Phải mang sổ tiết kiệm ra ngân hàng để tất toán Tất toán online ngay tại nhà bất cứ khi nào cần
Lãi suất Theo biểu lãi suất tiết kiệm của ngân hàng công bố Thường được công thêm lãi suất so với mức lãi suất tại quầy.
Độ bảo mật Tính bảo mật cao, an toàn Bảo mật 2 lớp, áp dụng nhiều công nghệ số

 

1.3 Thẻ tín dụng là gì? (Credit card là gì?)

Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Nói một cách đơn giản, thẻ tín dụng là loại thẻ giúp bạn mua hàng trước và thanh toán lại cho ngân hàng sau.

Có thể sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng trực tuyến, thanh toán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tại cửa hàng, đại lý, nhà hàng, khách sạn mà có chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng, hoặc rút tiền mặt từ máy ATM và trả lại số tiền này sau một khoảng thời gian nhất định.

Ngoài ra, còn được chi tiêu trước trong một hạn mức tín dụng mà ngân hàng đã phê duyệt cho chủ thẻ, sau đó thanh toán lại tổng số tiền đã chi tiêu đúng hạn cho ngân hàng.

 

1.4 Hạn mức tín dụng là gì?

Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà bạn có thể dùng để chi tiêu qua thẻ. Hạn mức này được phê duyệt bởi ngân hàng phát hành thẻ chủ yếu dựa trên điều kiện tài chính của bạn tại thời điểm xét duyệt làm thẻ.

 

1.5 Bảng sao kê thẻ tín dụng là gì?

Bảng sao kê thẻ tín dụng là hóa đơn mà ngân hàng phát hành thẻ gửi cho bạn vào cuối mỗi chu kỳ sao kê. Bảng sao kê sẽ liệt kê tất cả các giao dịch đã được thực hiện trên thẻ và số dư nợ thẻ tín dụng (là tổng số tiền bạn đang nợ ngân hàng cho kỳ sao kê lần này). Bảng sao kê cũng bao gồm chi tiết về ngày đến hạn thanh toán và số tiền ít nhất bạn cần phải thanh toán (số tiền thanh toán tối thiểu).

 

2. Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì?

Khoản thanh toán tối thiểu của thẻ tín dụng là số tiền ít nhất bạn phải trả trong tháng để không bị tính phí phạt hoặc dẫn đến nợ xấu. Thông thường khoản thanh toán tối thiểu là 5% của số dư nợ trên thẻ tín dụng, tuy nhiên, cách tính số tiền thanh toán tối thiểu có thể thay đổi tùy theo quy định của từng ngân hàng. Phần dư nợ chưa được thanh toán sẽ bị tính lãi theo quy định của ngân hàng.

Bạn cũng có thể chọn thanh toán một phần (nhưng ít nhất phải bằng khoản tối thiểu ngân hàng yêu cầu), hoặc thanh toán toàn bộ dư nợ. Việc thanh toán toàn bộ dư nợ (hoặc thanh toán được càng nhiều càng tốt) là sự lựa chọn khôn ngoan. Nếu bạn không thanh toán toàn bộ dư nợ, bạn sẽ phải trả thêm một khoản tiền lãi. Hãy nhớ rằng thời gian trả nợ càng dài, khoản tiền lãi phát sinh càng lớn.

 

2.1 Cách thanh toán thẻ tín dụng

Có nhiều cách thanh toán thẻ tín dụng, một số cách thông dụng nhất để thanh toán:

  • Ghi nợ tự động từ tài khoản thanh toán
  • Chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng khác sang tài khoản thẻ tín dụng
  • Nộp tiền mặt trực tiếp tại các chi nhánh hoặc phòng giao dịch của ngân hàng phát hành thẻ

2.2 Lãi suất thẻ tín dụng là gì?

Tiền lãi là một khoản bạn phải trả cho việc vay tiền. Khoản tiền lãi được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên khoản vay. Nếu bạn không thanh toán đầy đủ số dư nợ thẻ tín dụng của mình theo sao kê hàng tháng, bạn sẽ phải trả thêm lãi cho số dư nợ chưa được thanh toán.

Một số thẻ tín dụng áp dụng lãi suất 0% trong một khoảng thời gian nhất định (interest free period) khi bạn sử dụng thẻ lần đầu tiên. Tuy nhiên, khi khoảng thời gian này kết thúc, bạn sẽ bắt đầu phải chịu lãi nếu không thanh toán toàn bộ dư nợ hàng tháng của mình.

 

3. Khái niệm thư tín dụng chứng từ (L/C)

Thư tín dụng chứng từ (L/C) là hình thức phổ biến hiện nay, đây là hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được NH mở theo yêu cầu của người nhập khẩu.

 

3.1. Các bên tham gia thư tín dụng chứng từ (L/C)

  • Người xin mở thư tín dụng chứng từ (Applicant): Người mua, người nhập khẩu hàng hóa.
  • Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary): Người bán, người xuất khẩu hàng hóa.
  • Ngân hàng mở thu tín dụng (Issuing bank): Là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu có thể cấp tín dụng cho người nhập khẩu.
  • Ngân hàng thông báo thư tín dụng: Thường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở thư tín dụng hoặc ngân hàng bên bán.
  • Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu(Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank): Các ngân hàng này có thể có hoặc không tùy thuộc vào yêu cầu của người mua trong đơn xin mở L/C và sự ủy nhiệm của ngân hàng mở L/C.

 

3.2 Bản chất thư tín dụng chứng từ (L/C)

Trước tiên, tín dụng chứng từ (L/C) là một phương thức thanh toán liên quan đến việc xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Người bán sẽ được bảo đảm thanh toán nếu xuất trình tại ngân hàng bộ chứng từ phù hợp với quy định đề ra.Phương thức thanh toán bằng L/C cũng có thể được hiểu là một khoản tạm ứng mà ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu hoặc nhà xuất khẩu.Từ tính chất của thư tín dụng này của thể suy ra:

  • Thứ nhất, chỉ có những tổ chức tín dụng mới có quyền thực hiện các giao dịch này.
  • Thứ hai, do có tính độc quyền của ngân hàng, giao dịch thanh toán này chỉ có thể được thực hiện thường xuyên bằng các tổ chức tín dụng.

 

3.3 Ý nghĩa của phương thức thanh toán bằng L/C

- Là một cam kết trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền chứ không phải là một lời hứa .

- Do một người phát hành nhưng có thể cho một hay nhiều người hưởng lợi, người phát hành chứng từ này phải là ngân hàng thương mại.

- Căn cứ trả tiền của L/C thương mại là các chứng từ ghi trong L/C.

- Là một cam kết trả tiền có điều kiện và có thời hạn.

- Nó được nhiều công ty và ngân hàng lựa chọn vì nó đáp ứng được những yêu cầu chủ yếu trong thương mại quốc tế:

- Do những đối tác ký kết hợp đồng với những có những trụ sở ở những quốc gia khác nhau nên có sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức thanh toán bằng L/C giúp loại bỏ rào cản đó.

- Trong giao dịch bằng L/C luôn có sự hiên diện của ngân hàng đại diện của hai bên đối tác cùng với những yêu cầu khắt khe về bộ chứng từ những yếu tố đó sẽ dung hòa lợi ích đối nghịch giữa các bên tham gia. lớp kế toán ngắn hạn

Rủi ro và lưu ý khi sử dụng L/C:

  • Kiểm tra tính chính xác của chứng từ phải khớp với LC
  • Ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ ko kiểm tra hàng hóa nên hàng hóa vẫn có thể không đúng chất lượng
  • Người mua vẫn phải ký quỹ một khoản tiền (thậm trí là 100% giá trị hợp đồng)

 

3.4. Các loại thư tín dụng chứng từ (L/C)

Thông thường có 4 loại thư tín dụng chứng từ phổ biến nhất đó là:

  • Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C): Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa hoặc huỷ bỏ có thể tiến hành một cách đơn phương.
  • Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì việc sữa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoã thuận của tất cả các bên có liên Trong thương mại quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất.
  • Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (Confirmed irrevocavle L/C) : Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng.
  • Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C): Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần của thư tín cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.