Mục lục bài viết
1. Phóng sinh là gì?
Hiện nay, không có văn bản pháp luật hay cuốn sách cụ thể nào nêu định nghĩa của cụm từ "phóng sinh". Trong phật giáo, phóng sinh được xem là một hành động và nghi lễ truyền thống của những phật tử khi lên chùa và đó được coi là một hạnh lành mà người phật tử có trách nhiệm cần phải thực hiện để cứu vớt muôn loài. Hiểu theo cách đơn giản thì phóng sinh đơn thuần là một nét đẹp về văn hoá tín ngưỡng, là những suy nghĩ xuất phát từ tận đáy lòng của mỗi một con người khi họ gặp những con vật có số phận éo le sắp nguy hiểm tới tính mạng của sinh vật để có thể kéo dài thời gian sống của sinh vật đó, dây có thể coi là hành động để giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống của các sinh vật.
2. Tại sao lại xuất hiện hành động phóng sinh?
Việc xuất hiện hành động phóng sinh này có thể xuất phát từ tấm lòng từ bi hỉ xả không phân biệt đối xử giữa con người với con vật với mong muốn thông qua việc làm đó sẽ đem đến niềm an lạc hạnh phúc cho tất cả các chúng sinh, mang lại sự bình an cho mỗi một một sinh vật được phóng sinh đó. Đôi khi hành động này lại xuất phát từ những sự ngẫu nhiên tình cờ của một người nào đó, khi người ta đến một nơi xa lạ, một vùng đất nào đó trên con đường người ta đi khám phá thế giới người ta phát hiện một sinh vật bé nhỏ nào đó đang bị mắc kẹt trên một cành cây, dưới một mỏm đá, xuất phát từ lòng từ bi của mình, người đó muốn cứu giúp con vật kia thoát nạn, để nó không bị thương và có thể quay trở lại với cuộc sống thường ngày và để duy trì kéo dài sự sống của sinh vật đó.
>> Xem thêm: Lễ Vật, Mâm Cỗ Cúng Rằm Tháng 7 chi tiết, chuẩn nhất
3. Ý nghĩa tốt đẹp của việc phóng sinh
Như đã nói ở trên, phóng sinh được coi là một hành động giải thoát, phóng thích sự sống của những sinh vật sắp bị tước đoạt hoặc đang bị giam cầm mà người thực hiện hành động đó phải xuất phát từ lòng từ bi hỉ xả của mình để làm. Luận đại trí đã từng dạy ta như thế này:" Trong tất cả các tội ác, tội sát sinh được coi là tội nặng nhất. Trong các loại công đức, không giết hại là công đức lớn nhất". Còn Đức phật dã dạy như thế này
" Từ năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc
Bi năng bạt nhất thiết chúng sinh chi khổ."
Có nghĩa là tất thảy lòng yêu thương mà chúng ta có được thường đem vui để phân phát tới tất cả chúng sinh có trên cõi đời này, còn lòng thương xót, thì dứt trừ đi hết đau khổ cho tất thảy chúng sinh, đây được coi là biểu hiện của tình thương bao la, là sự bảo hộ sự sống cho chúng sinh.
Vậy với mỗi tâm can của một con người có tấm lòng từ bi thì việc tích công đức cho bản thân cho gia đình thực sự tốt hơn rất nhiều so với việc tạo nghiệp, tạo tội.
Không thể phủ nhận rằng việc phóng sinh có ý nghĩa vô cùng lớn trong cuộc đời của mỗi một con người bởi thông qua đó nó nhắc nhở tâm can của mỗi con người, nhắc nhở bản thân cần phải gieo trồng nhiều hơn những thiện lành trong cuộc sống để hái được những thiện quả. Đâu đó từng có câu nói như thế này:" gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đó, thiện giả thiện báo, ác giả ác báo" nhân quả báo ứng như bóng theo hình, sát sinh thì mãi mãi vẫn cứ oan oan tương báo, đời đời kiếp kiếp không bao giờ dứt.
Đôi khi việc phóng sinh sẽ giúp con người ta bình tâm lại, nhìn lại những lỗi lầm của mình, nó như một liều thuốc quý giá đang cứu rỗi những lỗi lầm mà bản thân ta gây ra, và có thể nó sẽ là hành động mà giúp ta hoá giải hận thù từ những kiếp trước, giải thoát những oán thù của những người đã gây ra cho ta.
Dưới góc độ phật giáo, thì việc phóng sinh dường như là một trong những gì mà người tu hành cần phải làm, cần phải thực hiện để tu thành đạo quả y như phật. Và việc phóng sinh cũng là hành động để chứng minh rằng chúng ta đang tôn trọng quyền sinh của mỗi loài sinh vật bởi vạn vật đều mang linh tính trong mình, ai ai cũng muốn hướng đến cái thiện và tránh xa những điều tà ác, khi chúng ta tha cho chúng chúng sẽ biết ơn chúng ta, sẽ học điều tốt mà ta thực hiện, vì việc làm đó đang cứu rỗi tâm hồn của chúng.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi hoạt động phóng sinh đều là cái tốt đôi khi nó là hành vi gián tiếp hoặc trực tiếp thúc đẩy cái ác từ những kẻ đức nhân vô tính phát triển mạnh mẽ hơn. Ví dụ, việc ta lên chùa, lên đền thực hiện việc phóng sinh những kẻ xấu có thể bắt giữ những loài sinh vật đem bán cho những kẻ cho rằng phóng sinh sẽ giúp họ nâng cao phẩm hạnh, đôi khi là làm màu sống ảo, mà không xuất phát việc phóng sinh từ lòng từ bi hỉ xả của mình. Nên là đôi khi chúng ta cũng cần phải tâm niệm câu nói như thế này" Đúng người, đúng nơi, đúng đức độ" không phải hỉ xả lòng từ bi một cách tràn lan mà để mưu tính cho cái khác, để việc phóng sinh nó mang đến đúng ý nghĩa như cái tên và cách hiểu về nó. Không nên phóng sinh một cách vô ý thức, rồi mang những suy nghĩ không mấy tích cực đi lựa chon sinh vật để sinh, bởi làm như thế không còn gọi là phóng sinh nữa mà nó chỉ để thoả mãn sở thích, nhu cầu cá nhân của bản thân mà thôi, đôi khi nó đuọc xem như là những hành vi phi đạo đức, đạo đức giả và những hành vi như thế thật đáng trách, thật đáng để lên án. Mọi thứ nên đi theo từ cái tâm của mình, để tâm mình được thanh thản, người mình được bình an. Đức độ là vô biên, không nên ích kỷ, không nên vì bản thân mà làm ra những hành động phóng sinh trái với luân thường đạo lý.
>> Tham khảo thêm: