1. Hiểu thế nào về kê khai hoạt động sản xuất kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động tạo ra những sản phẩm hữu ích để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội cho đời sông, tích lũy và nhập khẩu. Đó có thể là hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa hoặc là hoạt động trao đỏi hàng hóa để tạo ra lợi nhận. Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tạo ra những sản phẩm với mục đích thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Có thể hiểu những hoạt động này là sự sáng tạo ra sản phẩm vật chất, dịch vụ để bán cho người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận kinh doanh

Hiện nay, mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn đặt ra là kinh doanh có hiệu quả và tối đa lợi nhuận. Chứ không như giai đoạn trước là các doanh nghiệp chịu sự quản lý của nhà nước và hoạt động dựa trên các chỉ tiêu mà nhà nước đưa ra. Vì thế mà giữa các doanh nghiệp có tính cạnh tranh hết sức khốc liệt, và nó cũng đòi hỏi sự nhanh nhạy, khéo léo nắm bắt thời cơ của từng doanh nghiệp.

Để có thể hiểu được một hoạt động kinh doanh được coi là hiệu quả thì cần xem xét đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất đó. Hiệu quả kinh tế thể hiện qua nhiều phạm trù nhưng chúng phản ánh rõ nét nhất trình độ sử dụng các nguồn lực như nhân lực, vật lực, tài lực để đạt được mục tiêu đề ra. Nó cũng thể hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để thu được kết quả ấy, là thước đo chính xác nhất cho thấy chất lượng của hoạt động kinh tế đó.

Hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động sản xuất tự cấp, tự túc có nhiều người hay bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, hai hoạt động này sẽ có điểm chung lớn nhất là sử dụng yếu tố đầu vào sản xuất ra sản phẩm vật chất và phi vật chất nhằm đáp ứng cho mục đích đã định trước của người sản xuất. Đồng thời hai loại hình này cũng có những điểm khác nhau như sau:

SẢN XUẤT TỰ CẤP, TỰ TÚC SẢN XUẤT KINH DOANH

Mục đích: sản xuất thoả mãn nhu cầu của người sản xuất

Quy mô sản xuất nhỏ

Không cần so sánh về chất lượng, mẫu mã, hình thức…

Không cần phải được xã hội thừa nhận

Không cần phải hạch toán kinh tế

Không cần quan tâm đến thông tin giá cả thị trường

Thu lợi nhuận tối đa là mục đích cuối cùng

Quy mô sản xuất tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường và năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Luôn quan tâm đến so sánh chất lượng, mẫu mã với các doanh nghiệp khác

Phải được xã hội thừa nhận

Luôn tiến hành hạch toán kinh tế

Luôn quan tâm đến thông tin giá cả thị trường.

Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp.

Theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ tài chính: Doanh nghiệp không phải lập tờ khai thuế TNDN tạm tính, chỉ cần dựa trên kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tính ra số tiền tạm nộp chậm nhất vào ngày thứ 30 kể từ ngày kết thúc quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Quyết toán thuế TNDN: Thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất vào ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Từ 01/07/2020, theo Luật quản lý thuế 38/2019/QH14 thì thời hạn hồ sơ quyết toán thuế TNDN chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

2. Hướng dẫn kê khai Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Quý khách hàng có thể tải Mẫu số: 03-1A/TNDN - Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng đối với ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ (trừ công ty an ninh, quốc phòng) Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/TNDN được ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

Phụ lục

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Áp dụng đối với ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ (trừ công ty an ninh, quốc phòng)       

(Kèm theo tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/TNDN)           

 [01] Kỳ tính thuế: 08/2023

[02] Tên người nộp thuế: Nguyễn Văn B

[03] Mã số thuế: 21321345413232                           

   Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã chỉ tiêu

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

 

Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính:

 

 

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

[04]

100.000.000 đồng

 

Trong đó: - Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu

[05]

50.000.000 đồng

2

Các khoản giảm trừ doanh thu ([06]=[07]+[08]+[09])

[06]

20.000.000 đồng

a

Chiết khấu thương mại

[07]

10.000.000 đồng

b

Giảm giá hàng bán

[08]

5.000.000 đồng

c

Giá trị hàng bán bị trả lại

[09]

2.500.000 đồng

3

Doanh thu hoạt động tài chính

[10]

2.500.000 đồng

 

Trong đó: Doanh thu từ lãi tiền gửi

[11]

0 đồng

4

Chi phí sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ ([12]=[13]+[14]+[15])

[12]

 50.000.000 đồng

a

Giá vốn hàng bán

[13]

 20.000.000 đồng

b

Chi phí bán hàng

[14]

10.000.000 đồng

c

Chi phí quản lý doanh nghiệp

[15]

15.000.000 đồng

5

Chi phí tài chính

[16]

 5.000.000 đồng

 

Trong đó: Chi phí lãi tiền vay

[17]

 0 đồng

6

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
([18]=[04]-[06]+[10]-[12]-[16])

[18]

 27.500.000 đồng

7

Thu nhập khác

[19]

 5.000.000 đồng

8

Chi phí khác

[20]

 0 đồng

9

Lợi nhuận khác ([21]=[19]-[20])

[21]

 5.000.000 đồng

10

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thu nhập doanh nghiệp ([22]=[18]+[21])

[22]

 32.500.000 đồng

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./.

 

 

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THUẾ

Họ và tên:.............................

Chứng chỉ hành nghề số:......

Tỉnh X, ngày 02 tháng 9 năm 2023

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

(Chữ ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có)

/Ký điện tử)

 

3. Thế nào là hành vi chậm đóng thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

- Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định ấn định thuế hoặc quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế;

- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm kể từ ngày kế tiếp ngày cuối cùng thời hạn nộp thuế của kỳ tính thuế có sai, sót hoặc kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan ban đầu;

- Người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước;

- Trường hợp được nộp dần tiền thuế nợ;

- Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế do hết thời hiệu xử phạt nhưng bị truy thu số tiền thuế thiếu;

- Trường hợp không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế đối với hành vi quy định;

- Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo quy định.

Như vậy, cần lưu ý các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp khi bị xử lý chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Quý khách có thể tìm đọc bài viết với chủ đề liên quan như: Pháp chế doanh nghiệp là gì? Nhiệm vụ và vai trò của pháp chế doanh nghiệp. Quý khách có thắc mắc về bài viết hoặc có nhu cầu tư vấn về vấn đề pháp lý thì có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 19006162 hoặc email: lienhe@luatminhkhue.vn. Trân trọng./.