gây ngập lụt cho các vùng duyên hải của các quốc gia, rồi việc xuất hiện các lỗ thủng ở tầng ôzôn và các dấu tích khác của hiện tượng khí quyển Trái Đất xấu đi. Tất cả các hậu quả nguy hiểm này đã bắt buộc loài người phải có những hoạt động cần thiết hình thành một chế độ pháp lý quốc tế ngăn ngừa và giảm thiểu các hiện tượng thảm họa to lớn nêu trên.

1. Bảo vệ khí quyển và khí hậu

Việc thông qua Công ước Giơnevơ về ô nhiễm khí quyển xuyên biên giới trên phạm vi rộng năm 1979 là hoạt động pháp lý quan trọng của các quốc gia trong quá trình xây dựng chế định pháp lý quốc tế và bảo vệ môi trường khí quyển và khí hậu. Công ước này được soạn thảo trong khuôn khổ của ủy ban kinh tế châu Âu Liên hợp quốc theo kiến nghị của Na Uy và Thụy Điển, hai quốc gia ở châu Âu phải gánh chịu những cơn mưa a xít. Công ước này đã được phát triển, bổ sung bằng các nghị định thư năm 1983 và 1993.

Bộ phận cấu thành quan trọng nhất của khí quyển là tầng ôzôn đòi hỏi phải có sự bảo vê đặc biệt, bởi vì đây là tầng khí bảo vệ sự sống trên trái đất trước các tác động gây hại nghiêm trọng của các tia cực tím của mặt trời. Vấn đề suy giảm tầng ôzôn là một đe dọa thực tế đối với nhân loại. Chính vì vậy, cộng đồng quốc tế đã thông qua Công ước Viên 1985 về bảo vệ tầng ôzôn, có hiệu lực vào năm 1988. Đây là công ước khung quy định các nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia liên quan đến việc giám sát, nghiên cứu và trao đổi thông tin, ban hành các văn bản pháp luật và các biện pháp hành chính cần thiết, thông báo các biện pháp đã được thỏa thuận, trình tự thủ tục và các tiêu chuẩn, cũng như sự hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm hạn chế và ngăn chặn các hoạt động của con người có thể mang lại ảnh hưởng, tác động xấu tới tầng ôzôn.

Sau Công ước Viên 1985, cộng đồng quốc tế đã đạt được những thỏa thuận khác nhằm điều chỉnh có hiệu quả các vấn đề đặt ra đối vối bảo vệ khí quyển, khí hậu. Năm 1992 Công ước khung về khí hậu biến đổi đã được thông qua. Đây là công ước quốc tế toàn diện và quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Khác với Cồng ước bảo vệ tầng ôzôn, Công ước này không đưa ra quy định xác lập một danh sách cụ thể các loại chất gây ô nhiễm và thời hạn đình chỉ hoặc giảm bớt việc sản xuất hay thải các chất này vào khí quyển. Công ước khung về khí hậu biến đổi chỉ chủ yếu nhấh mạnh đến các nguyên tắc và nghĩa vụ chung của các quốc gia thành viên trong việc ngăn ngừa hiện tượng Trái Đất nóng lên, theo một số nội dung sau:

- Các quốc gia thành viên có nghĩa vụ xây dựng các chính sách quốc gia và các biện pháp thích hợp nhằm mục đích hạn chế quá ttình khí hậu thay đổi bất lợi bằng cách giới hạn thải các chất khí có thể gây ra hiệu ứng nhà kính.

- Phải đẩy mạnh quản lý thích đáng và bảo vệ an toàn những nguồn hấp thụ khí nhà kính như cây cối, rừng, biển.

- Tăng cường hợp tác trong việc lập kế hoạch về tác động của sự biến đổi khí hậu đối với các vùng ven biển, tài nguyên nước và nông nghiệp. Hợp tác trong việc bảo vệ những khu vực dễ bị lụt và hạn hán, đặc biệt ở các khu vực cùa châu Phi.

- Thông tin cho công chúng biết về sự biến đổi khí hâu và tác động cùa nó đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tham gia vào quá trình triển khai đối phó với sự tác động của khí hậu biến đổi.

- Phải rà xét ít nhất là hai lần việc thực hiện cam kết đã thỏa thuận trước năm 1998.

2. Bảo vệ rừng

Nạn phá rừng đang là một vấn đề nghiêm trọng. Mỗi năm có mười bảy triệu ha rừng, tương đương với diên tích cùa Thuỵ Sĩ biến mất trên bề mặt Trái Đất. Tại Đông Nam Á, diện tích che phủ rừng năm 1982 chỉ còn dưới 20% và con số này đang giảm theo tỷ lệ ước tính 0,6% mỗi năm. Phá rừng không chỉ làm cạn kiệt tài nguyên mà còn gây ra các hâu quả khác, như sa mạc hoá, xói lở, lũ lụt, trượt đất, lắng đọng trầm tích, phá hoại sinh cảnh, tuyệt chủng các loài sinh vật, nhiễm mặn và chất hoá học. Vì vây, nội dung các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, như Tuyên bố Rio năm 1992 đã xác định rõ:

- Tất cả các nước phải tham gia vào việc “phủ xanh thế giới” thông qua việc trồng rừng và bảo vệ rừng.

- Rừng phải được quản lý để đáp ứng các nhu cầu về xã hội, kinh tế, sinh thái, văn hoá và tinh thần của các thế hệ hiên tại và tương lai.

- Các quốc gia phải có quy hoạch và chính sách quốc gia sử dụng rừng một cách phù hợp với sự phát triển bền vững, bảo vệ những mẫu độc đáo của rừng và quản lý đúng đắn về mặt sinh thái các khu vực xung quanh rừng. Các chính sách về rừng phải lôi cuốn được sự tham gia rộng rãi của nhiều tầng lớp nhân dân. Các chính sách này phải nhằm trợ giúp cho tính đồng nhất, nền văn hoá và những quyền cùa nhân dân địa phương và những người sinh sống trong rừng.

- Các nước phải hợp tác trong việc bảo vệ rừng. Những lợi ích mang lại do các sản phẩm công nghệ sinh học và vật chất gen thu được từ rừng phải được chia sẻ, trên cơ sở thoả thuận lẫn nhau giữa các nước mà ở đó có rừng. Việc buôn bán các sản phẩm rừng phải dựa trên các nguyên tắc không phân biệt, được các quốc gia thoả thuận.

- Trợ giúp tài chính quốc tế, kể cả một số trợ giúp từ khu vực tư nhân phải được đáp ứng cho các quốc gia đang phát triển để giúp họ bảo vệ rừng của mình.

3. Bảo vệ đa dạng sinh học

Đa dạng sinh học được hiểu là tất cả các loài sinh vật, động vật, thực vật, vi sinh vật và các loại gen mà mỗi cá thể chứa đựng cũng như những hệ sinh thái do các loài đó tạo nên. Bảo vê và sử dụng bền vững đa dạng sinh học là quan trọng nhằm đáp ứng các nhu cầu về lương thực, thực phẩm, sức khoẻ và các nhu cầu khác của dân số thế giới ngày một tăng. Tuyên bố Stockhom 1972 đã đặt vấn đề cần thiết bảo vê các loài và các khu vực sống hoang dã của chúng (nguyên tắc 2, 4). Năm 1982, Đại hội đồng Liên họp quốc đã thông qua Hiến chương thế giới về tự nhiên do Hiệp hội quốc tế về bảo tồn tự nhiên (IUCN) soạn thảo. Chương trình hành động 21 (chương XV) đã thiết lập một khung hợp tác về bảo tổn sự đa dạng sinh học. Trong số các cố gắng của nhân loại về bảo vệ đa dạng sinh học cần phải kể đến Công ước RAMSAR 1971, Công ước CITES 1973 và Công ước đa dạng sinh học 1992.

Đa dạng sinh học không phải là sự tổng hợp đơn giản, không phải là phép cộng hữu cơ của các hệ sinh thái, các loài và các kiểu gen. Nói cách khác, đa dạng sinh học chính là sự phong phú của các loại gen trong các loài, giữa các loài và các hệ sinh thái. Do đó, đa dạng sinh học luôn được xem xét từ ba gỏc độ, đa dạng gen (hay còn gọi là đa dạng di truyền), đa dạng phân loài và đa dạng hệ sinh thái.

“Các hê sinh thái” là một tổ hợp linh hoạt của thực vật, động vật, cùa cộng đồng vi sinh vật và của môi trường vô sinh. Các bộ phận hợp thành này tương tác với nhau như một đơn vị chức năng.

Gen là đơn vị cơ bản của di truyền, được truyền từ đời này sang đời khác. Đa dạng gen là sự phong phú của các kiểu gen trong một loài, trong một quần xã hay giữa các quần xã. Gen đóng vai trò điều khiển hàng loạt các quá trình trong cơ thể sinh vật sống. Chúng đóng góp rất nhiều cho các đặc tính của một sinh vật, khả năng chống chọi với môi trường xung quanh. Do đó, nếu được duy trì thì sự đa dạng của gen có thể làm tăng cơ hội sống cho loài. Nói chung, những loài động thực vật quý hiếm thường đơn điệu về gen so với các loài phổ biến và vì vậy, các loài quy hiếm thường rất nhạy cảm với sự biến đổi môi trường và dễ bị tuyệt chủng.

Cố rất nhiều cách đánh giá để đánh giá sự đa dạng loài. Đa dạng loài thường được xem xét qua số lượng loài. Sự đa dạng loài không phân bố đều nhau tại các khu vực địa lý. Những nước có độ đa dạng cao (chiếm từ 50%-80% sự đa dạng trên Trái Đất) có thể kể tới là Brasil, Colombia, Ôxtraylia, Trung Quốc* Inđônêxia... Các khu rừng nhiệt đói là những nơi có độ đa dạng cao ví dụ các khu rừng thuộc châu thổ sông Amazôn có tới ít nhất 50.000 loài thực vật thân thảo cao, chiếm khoảng 30% tổng số các loài thuộc loại này trên trái đất. Các kết quả đánh giá sự phong phú các loài là cơ sơ cho việc kết luận rằng tính đa dạng tăng lên theo chiều vĩ độ giảm đi trên trái đất. Ví dụ như Kenya có 308 loài động vật có vú trong khi Pháp chỉ có 113 loài, mặc dù cả hai nước có diện tích như nhau.

Theo quy định, việc thực hiên bảo tồn đa dạng sinh học phải được tiến hành trên cơ sở của các nguyên tắc bảo tồn và sử dụng bền vững các bộ phận hợp thành của đa dạng sinh học, phân phối công bằng hợp lý lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen, bao gồm cả việc tiếp cận hợp lý nguổn gen và chuyển giao thích hợp công nghệ cần thiết có tính đến các quyền sở hữu tài nguyên, cồng nghê.

Về tổng thể, các quốc gia có các quyền và nghĩa vụ pháp lý sau trong lĩnh vực bảo vê đa dạng sinh học:

- Triển khai, bổ sung hoặc chỉnh sửa các chiến lược, kế hoạch hoặc chương trình bảo tổn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học của quốc gia. Kế hoạch này phản ánh sự hợp nhất tối đa và thích đáng bảo toàn sử dụng lâu bền đa dạng sinh học đối với tất cả các ngành, liên ngành. Việt Nam đã thông qua kế hoạch quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học từ năm 1995.

- Thực hiện các biện pháp bảo tồn nội vi (in-situ) và bảo tồn ngoại vi. Bảo tồn nội vi và bảo tồn ngoại vi là hai phương thức bảo tồn đa dạng sinh học. Điều 8 Công ước đa dạng sinh học xác định các biện pháp bảo tồn nội vi, như lập và quản lý hệ thống các khu bảo tồn; phát triển bền vững các vùng phụ cân, các khu vực được bảo vệ; tái định cư và khôi phục các hệ

sinh thái xuống cấp; bảo vệ vốn hiểu biết và thực tế của nhân dân địa phương; bảo vệ các loài động vật và nhóm cư dân bị đe dọa. Bảo tồn ngoại vi (ex-situ) tức bảo tồn các vùng cư trú thiên nhiên bên ngoài, như các vườn thú, vườn thực vật và các ngân hàng giống cây trổng và đây được coi là phương thức bảo tồn đa dạng sinh học bổ sung cho bảo tồn nội vi.

- Quyền tiếp cận các nguồn gen.

- Quyền tiếp cận và nghĩa vụ chuyển giao công nghệ để đạt được mực đích bảo tồn đa dạng sinh học và chia xẻ công bằng và hợp lý ngồn gen, giữa các nước đang phát triển cung cấp nguồn gen và các nước phát triển.

- Nghĩa vụ trao đổi thông tin, đẩy mạnh hợp tác khoa học kỹ thuật và đào tạo, nâng cao nhận thức dân chúng, có tính đến nhu cầu đặc biệt của các nước đang phát triển.

- Nghĩa vụ bảo tổn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và tầm quan trọng quốc gia.

- Nghĩa vụ bảo vệ các loài động thực vật hoang dã quý hiếm, đặc biệt là các loài di cư và các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Việc buôn bán các loài này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định cùa pháp luật quốc tế.

4. Bảo vệ tài nguyên nước

97% nước trên Trái Đất là nước biển. Trong 3% còn lại, 77% bị đóng băng tại các cực và các dòng sông băng, 22% là nước ngầm và 1% chuyển động tự do trong chu trình thuỷ văn trên bề mặt Trái Đất. Với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp và dân số, tình trạng thiếu nước sạch là không thể tránh khỏi. Khoảng 75% dân số thuộc các nước thế giới thứ ba không có nước sạch để dùng và 87% không có công trình vệ sinh, đổ rác thải trực tiếp xuống các dòng nước chảy. Năm 1981, Liên hợp quốc đã phát động thập kỷ quốc tế về cung cấp nước sạch và vê sinh môi trường, nhằm mục đích cung cấp nước sạch và công trình vê sinh cho tất cả mọi người vào năm 1990 nhưng kế hoạch này đã không đạt được mục đích mong muốn. Cho đến nay, trên thế giới chưa có một điều ước quốc tế phổ cập nào về vấn đề bảo vệ các nguồn nước quốc tế. Các cố gắng mới tập trung trong lĩnh vực quản lý các sông quốc tế và khu vực.

Điều ước quốc tế về sử dụng các nguồn nước quốc tế vào mục đích phi giao thông được thông qua năm 1997 là một trong những cố gắng đầu tiên về hợp tác quản lý các nguồn nước quốc tế. Đây là Công ước quốc tế toàn cầu quan trọng nhất trong lĩnh vực sử dụng các nguồn nước quốc tế. Công ước đã pháp điển hoá nhiều tập quán quốc tế, như sử dụng công bằng và hợp lý nguồn nước, không gây hại... Công ước này đã • đưa ra khái niêm nguồn nước quốc tế, thay thế khái niệm truyền thống sông quốc tế và lưu vực sông quốc tế trong Quy tắc Hensinhky 1966. Theo khoản a Điều 2 Công ước, nguồn nước quốc tế là hệ thống các nguồn nước mặt và nước nguồn, nước ngâm tạo thành một thể thống nhất bởi quan hệ mang tính chất vật lý và chảy vào một điểm cuối chung nằm trên lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia.

Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia đôì với việc sử dụng nguồn nước quốc tế:

- Các quốc gia có quyền sử dụng công bằng các nguổn nước quốc tế chảy qua lãnh thổ của các quốc gia. Quyền sử dụng các nguồn nước quốc tế chảy qua lãnh thổ của các quốc gia là quyền xuất phát từ chủ quyền quốc gia được luật quốc tế ghi nhận, đặc biệt là chủ quyền vĩnh viễn đối với tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ quốc gia. Quyền sử dụng các nguồn nước quốc tế cũng là một trong các quyền cơ bản của con người do nước là nguồn tài nguyên quan ttọng nhất để duy ưì sự sống của con người. Vì vậy, các quốc gia có quyền ban hành các chính sách, pháp luật và thi hành các biện pháp cần thiết để quản lý, bảo vệ và phát triển các nguồn nước quốc tế. Các quốc gia ở thượng lưu hay ở hạ lưu nguồn nước đều được hưởng quyền sử dụng công bằng các nguồn nước nằm trên lãnh thổ quốc gia.

- Các quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền sử dụng công bằng các nguồn nước quốc tế. Do tính chất của các nguồn nước quốc tế nằm trên lãnh thổ của nhiều quốc gia nên khi các quốc gia thực hiên quyền sử dụng các nguồn nước quốc tế phải tính tới quyền lợi của các quốc gia cùng chia sẻ nguồn nước. Như vậy, các quốc gia không có quyền sử dụng vô hạn các nguồn nước quốc tế, đặc biệt các quốc gia ở thượng lưu nguồn nước. Nghĩa vụ này đã được thừa nhận trong nhiều điều ước quốc tế, các nghị quyết của tổ chức quốc tế, các học thuyết của các học giả, các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế...

- Các quốc gia có nghĩa vụ bảo vệ môi trường các nguồn nước quốc tế, cụ thể, thực thi mọi biện pháp để ngăn ngừa, giảm bớt và kiểm soát ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ và giữ gìn hệ sinh thái nguồn nước. Các quốc gia cần phải ban hành các tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế được thoả thuận về để giữ gìn chất lượng nguồn nước, thiết lập các danh sách “đen”, “xanh” để kiểm soát khí thải vào nguồn nước...

- Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác để sử dụng bền vững các nguồn nước quốc tế. Sử dụng bền vững các nguồn nước quốc tế là việc sử dụng các nguổn nước của các quốc gia không làm biến đổi chất lượng và số lượng các nguồn nước quốc tế để phục vụ lợi ích của thế hê hiện tại và tương lai. Để thực hiện nghĩa vụ này, các quốc gia cần phải thường xuyên trao đổi thông tin, tư liệu, trợ giúp kỹ thuật và xây dựng hệ thống quan trắc đối với các nguồn nước quốc tế; thông báo, tham khảo và thương lượng về những công trình sử dụng nguồn nước quốc tế như các đập thủy lợi, các nhà máy thủy điên, hệ thống đê, kè... thông báo và hợp tác quốc tế trong các tình trạng khẩn cấp...

5. Bảo vệ môi trường biển

Đại dương và biển có những nguồn tài nguyên sinh vật, năng lượng và khoáng sản đa dạng và to lớn. Biển là cái nôi của đa dạng sinh học. Biển còn là bộ máy tiếp liệu nguồn ô xy cho bầu khí quyển, nơi hấp thụ khí thải carbonic, là nguồn cung cấp liên tục, thường xuyên lượng nước ngọt và hấp thụ, chuyển hoá các loại chất thải sản sinh trong quá trình hoạt động của con người. Vùng ven biển đã trở thành trung tâm phát triển công nghiệp và xã hội trong thế kỷ XX. Khoảng 60% dân số thế giới sống tại các vùng ven biển trong khoảng 100 km từ bờ. Đồng nghĩa với điều đó là sự ô nhiễm nghiêm trọng đại dương và biển, đặc biệt do dầu, các chất thải công nghiệp và hoá chất độc hại gây nên. Hàng năm có khoảng 6,5 triệu tấh các tạp chất đổ ra biển. Bảo vê môi trường biển đang trở thành nhiệm vụ bức thiết. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển trước kia chỉ giới hạn trong số các quốc gia mà tàu mang cờ hoặc trong các vùng nước thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển nay đã trở thành nghĩa vụ chung của tất cả các quốc gia.

Môi trường biển được hiểu không chỉ bao gồm các tài nguyên sinh vật, hệ sinh thái biển (rừng ngập mặn) mà còn cả chất lượng nước biểnr cảnh quan biển (khoản 4 Điều 1 Công ước củá Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982).

Theo các văn bản pháp lý quốc tế thì có sáu nguồn ô nhiễm biển chính:

- Ô nhiễm bắt nguồn từ đất liền, kể cả các ô nhiêm xuất phát từ các dòng sông, ngòi, cửa sồng, ống dẫn và các thiết bị thải đổ công nghiệp;

- Ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển, hay xuất phát từ các đảo nhân tạo, các công trình thiết bị thuộc quyền tài phán của họ;

- Ô nhiễm do các hoạt động trong vùng lan truyền tới;

- Ô nhiễm do sự nhận chìm và trút bỏ chất thải;

- Ô nhiêm do hoạt động của các loại tàu thuyền và tai nạn tàu thuyền trên biển;

- Ô nhiễm có nguồn gốc tò bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển.

Công ước năm 1982 quy định các quốc gia:

- Có nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

- Có quyền thuộc chủ quyền về khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình theo chính sách về môi trường quốc gia và theo đúng nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

- Có quyền, tuỳ theo tình hình, thi hành riêng rẽ hay phối hợp với nhau, tất cả các biện pháp cần thiết phù hợp với Công ước, để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển;

- Phải thông báo cho các quốc gia khác có nguy cơ chịu những tổn thất do ô nhiễm và các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, để kịp thời có những biên pháp ngăn chặn và bảo vệ;

- Phải hợp tác đến mức cao nhất với các tổ chức quốc tế có thẩm quyền và các nước trong khu vực nhằm loại trừ ảnh hưởng của ô nhiễm và nhằm ngăn ngừa và giảm đến mức tối thiểu những thiệt hại;

- Không được dịch chuyển trực tiếp hay gián tiếp, các thiệt hại hay các nguy cơ từ một vùng này sang một vùng khác và không được thay thế một kiểu ô nhiễm này bằng một kiểu ô nhiễm khác.

Các hoạt động liên quan đến phóng xạ, hạt nhân có thể gây ra những tác động cực kỳ nguy hiểm cho môi trường. Liên hợp quốc đã đánh giá vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ngày 26/4/1986 làm 7,1 triệu người bị nhiễm xạ với lượng nhiều gấp 100 lần so với hai quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima và Nagasaki hồi Chiến tranh thế giới lần thứ n cộng lại. Việc xây dựng các quy định pháp lý để kiểm soát các hoạt động sử dụng phóng xạ, hạt nhân là cần thiết để bảo vệ môi trường. Các quy định này được chia làm hai loại, cấm sử dụng vũ khí hạt nhân và các quy định về sử dụng an toàn hạt nhân phục vụ các mục đích hoà bình. Các hiệp ước quan trọng trong lĩnh vực này là:

- Hiệp ước Nam Cực năm 1959 quy định cấm mọi vụ nổ hạt nhân hoặc thải chất thải hạt nhân tại Nam Cực;

- Công ước Bruxelles ngày 25/5/1962 về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển đường biển các chất phóng xạ, hạt nhân;

- Hiệp ước Matxcơva 5/8/1963 về cấm thử vũ khí hạt nhân trong khí quyển, vũ trụ và dưới nước;

- Công ước Paris ngày 29/7/1960 và sau đó là Công ước Viên ngày 19/5/1963 (biên bản bổ sung ngày 21/9/1988) về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực hạt nhân;

- Hiệp ước Luân Đôn-Matxcơva-Oasinhtơn ngày 22/4/1968 về không phổ biến vũ khí hạt nhân;

- Hiệp ước về khu vực phi hạt nhân hoá Đông Nam Á (ZOPFAN) năm 1995.

- Ngoài ra còn phải kể đến các văn bản kỹ thuật, hướng dẫn của cơ quan năng lượng nguyên từ quốc tế IAEA về sử dụng an toàn các chất phóng xạ, hạt nhân.

Dưới sự bảo hộ của IAEA, cộng đồng quốc tế đã thông qua các điều ước quốc tế có mục đích bảo vệ môi trường khỏi sự nhiễm xạ, trong đó phải tính đến Công ước về cứu trợ trong trường hợp tai nạn hạt nhân hoặc sự cố phát xạ và Công ước thông báo sớm về tai nạn hạt nhân, được ký vào ngày 26/09/1986, sau khi xảy ra sự kiện hạt nhân Chernobyl.

Công ước về cứu trợ trong tai nạn hạt nhân quy định quyền của quốc gia bất kỳ, thành viên cùa Công ước đề nghị các quốc gia thành viên khác hoặc IAEA giúp đỡ trong trường hợp có sự cố hạt nhân, bất kể sự cố nặy xuất hiện trên lãnh thổ hoặc vùng thuộc thẩm quyền tài phán của mình hay khu vực bất kỳ nào. Quốc gia được yêu cầu giúp đỡ phải nghiên cứu và đưa ra quyết định ngay có thể cứu hộ quốc gia yêu cầu được hay không. Công ước không quy định nghĩa vụ phải giúp đỡ trong trường hợp này. Trình tự thủ tục tiến hành cứu ttợ được quy định trong Công ước nếu quốc gia được yêu cầu quyết định giúp đỡ.

Đối với IAEA, Công ước quy định quốc gia, thành viên Công ước "yêu cầu cơ quan IAEA" giúp đỡ các quốc gia - thành viên Công ước và quốc gia - thành viên của IAEA theo yêu cầu của họ. Theo quy định của Công ước, IAEA đưa ra các biên pháp cần thiết phù hợp để tiến hành đánh giá sơ bộ sự. cố hạt nhân.

Công ước về thông báo sớm về sự cố hạt nhân quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên thông báo không chậm trễ cho các quốc gia thành viên bị hoặc có thể bị ô nhiễm chất thải phóng xạ xuyên biên giới do sự cố hạt nhân. Việc thông báo này được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua IAEA. Ngoài ra, các quốc gia phải đưa ra thông báo có thể giảm thiểu tối đa hâu quả của sự cố hạt nhân tại các nước có thể hứng chịu các hậu quả này.

Công ước về an ninh hạt nhân năm 1994 quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên áp dụng các nguyên tắc thỏa thuận chung về an ninh của cơ sở hạt nhân (Công ước không đưa ra các quy phạm cụ thể về an ninh). Trong số các nguyên tắc này, có nghĩa vụ của mỗi bên kết ước hình thành, duy trì các cơ sở pháp lý để điều chỉnh trong lĩnh vực an ninh và thành lập cơ quan điều chỉnh để thực hiện cơ sở pháp lý cũng như sự điều tiết này. Mặt khác, Công ước còn đưa ra yêu cầu chung về việc lựa chọn địa điểm cho cơ sở hạt nhân, về xây dựng và thiết kế cũng như khai thác cơ sở hạt nhân.

Công ước quy định trong giai đoạn lựa chọn địa điểm để xây dựng, các quốc gia phải tham khảo ý kiến với các quốc gia khác nằm gần địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân và có khả năng bị ảnh hưởng của cơ sở này. Trong Công ước cũng quy định nghĩa vụ cùa các quốc gia đánh giá tác động, ảnh hưởng có thể phát sinh của cơ sở hạt nhân đối với môi trường. Vì vây, Công ước chỉ đưa ra các nguyên tắc chung trong lĩnh vực an ninh hạt nhân; cơ chế kiểm tra các nghĩa vụ và hợp tác của các quốc gia có ý nghĩa đặc biệt; cơ chế này là: Hội nghị nghiên cứu các báo cáo, trong các báo cáo này các bên thông báo các biện pháp mà họ áp dụng để thực hiên các nghĩa vụ phát sinh từ Công ước.

Công ước thống nhất về an ninh xử lý nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng và an ninh xử lý chất thải phóng xạ năm 1997, giống như Công ước về an ninh hạt nhân chỉ quy định các nguyên tắc an ninh chung. Công ước này cũng quy định vấn đề tiến hành tư vái với các quốc gia hữu quan và đánh giá tác động có thể phát sinh trong quá trình lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở hạt nhân để sử dụng nhiên liệu hạt nhân đã dùng hoặc chôn cất các chất thải phóng xạ. Trong tổng thể chung, Công ước chứa đựng các quy định về việc di chuyển xuyên biên giới nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng và chất thải phóng xạ. Việc di chuyển chỉ được thực hiện khi có giấy phép và sau khi đã thồng báo trước cho quốc gia tiếp nhận.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)