Mục lục bài viết
1. Vài nét về Dupuit
Arsine-Jules- Emile-Juvenal Dupuit là người kết hợp các công cụ vi mô với tính hiệu dụng để xây dựng nền tảng lý thuyết kinh tế học phúc lợi, tài chính công và hàng hóa công cộng. Như Cournot, viên kỹ sư tư tưởng kinh tế học người Pháp nổi tiếng này trong tư cách của một người nghiệp dư chứ không phải là chuyên nghiệp, mặc dù ông được đào tạo bài bản về kỹ thuật, nhưng vẫn có tầm nhìn sắc sảo trong phân tích các vấn đề kinh tế.
Arsine-Jules- Emile-Juvenal Dupuit sinh ngày 18/05/1804, ở Fossano, Y, khi đó vùng này do Pháp quản lý. Khi lên mười, Dupuit cùng bố mẹ trở về Pháp. Ở Pháp ông học tiếp trung học ở Versailles, ở Louis-Ie-Grand, và ở Saint-Louis, nơi đây ông nổi tiếng khi đoạt giải vật lý trong cuộc thi có nhiều thí sinh tham dự.
Dupuit được nhận vào trường Kỹ thuật xây dựng dân dụng (École des Ponts et Chaussees) năm 1824, và năm 1827 ông phụ trách khu hành chánh Sarthe, thuộc một quận đang xây dựng các công trình đường sắt và đường thủy. Ông lập gia đình năm 1829 thuộc hàng kỹ sư giỏi nhất năm 1836, trước khi Cournot xuất bản quyển Researches hai năm.
2. Đóng góp của Duphit
Dupuit quan tâm đến các vấn đề quyền lợi kinh tế trong suốt cuộc đời kỹ sư của mình. Ông tiến hành thí nghiệm về sự lệch tuyến đường sắt trong tác phẩm Essay and Experiments on Carriage Hauling and on the Friction of Rotation (1837). Sự đóng góp tiếp theo sau đối với cùng chủ đề giúp ông kiếm được huân chương vàng sau cuộc bầu chọn của giới kỹ sư. Kết quả hoạt động kỹ thuật của ông, sau cùng ông nhận được Bắc đẩu bội tinh vào ngày 1/5/1843.
Các trận lụt của sông Loire năm 1844 và 1846 giúp tác phẩm của Dupuit: Theoretical and Practical Studies on the Movement of Running Water (1848), và tác phẩm kinh điển của ông Floods: An Examination of the Means Proposed to Prevent Their Return, ấn bản năm 1858, cũng công kích cùng chủ đề. Năm 1850, Dupuit được phân công làm giám đốc và kỹ sư chính ở Paris, công việc chính của ông là phân phối nước trong đô thị và giám sát xây dựng cống rãnh. Tháng 12/1855, Dupuit được bổ nhiệm làm Chánh thanh tra công trình xây dựng dân dụng. Trong một thời gian ngắn, ông trở thành viên kỹ sư lỗi lạc nhất trong thời đại. Nhưng kinh tế chính trị học mới là sở thích của ông và là đổi tượng ông đam mê nhất, sự nghiệp của một kỹ sư ở ông không đáng chú ý bằng sự nghiệp của một nhà kinh tế học. Thật không may, tác phẩm nhan đề Political Economy Applied to Public Works mà Dupuit nhắc đến vào đầu năm 1844 lại không bao giờ hoàn thành (ông mất năm 1866). Ngoài một đoạn bào chữa ngắn cho mậu dịch tự do, Commercial Freedom, xuất bản năm 1861, Dupuit nổi danh trong tư cách một nhà kinh tế học, còn với số’ lượng đáng kể với nhiều bài báo của ông về chính sách và lý thuyết kinh tế.
3. Quan điểm kinh tế học độc đáo của Dupuit
Tầm nhìn đặc biệt sáng suốt của Dupuit trong phân tích kinh tế là kết quả kết hợp một mặt là ông được đào tạo về khoa học, kỹ thuật trong tính toán và chức năng hoạt động và mặt khác là do quan sát sắc sảo và sử dụng hàng núi dữ liệu thống kê về thu nhập công trình công cộng và phí tổn do chính ông và bạn đồng nghiệp thu thập. Dupuit đã đọc Smith, Ricardo, và J. B. Say, những người Pháp giải thích kinh tế học cổ Điển. Thế nhưng, kinh tế học của Dupuit đánh dấu cuộc bứt phá khỏi trường phái cũ. Các nhà kinh tế học đương thời, nhất là Pelagrino Rossi và Joseph Garnier ảnh hưởng đến quan điểm của Dupuit về các vấn đề cổ Điển, vĩ mô. Nhưng một tác giả người có thể giúp ông trong hầu hết các lĩnh vực trong phân tích vi mô là Cournot rõ ràng lại xa lạ với ông. Lạ ở một điều, cả hai đều cùng sống và làm việc cùng lúc tại Paris!
Đóng góp của Dupuit chủ yếu liên quan đến quan tâm về kỹ thuật của ông. Theo lời của một trong số những người viết tiểu sử ông, “Từng diễn biến kinh tế chính trị học thu hút sự quan tâm của viên kỹ sư, vốn cũng là đối tượng ông nghiên cứu thường xuyên, và trong ngành khoa học này kiến thức của ông không hề thua kém kiến thức xây dựng công trình công cộng”. Nhưng chính sự kết hợp những quan tâm này đã tạo ra thiên tài của Dupuit trong việc phát biểu lý thuyết và khái niệm thành hệ thống. Nhất là, Dupuit kết hợp ba yếu tố để hình thành công cụ phân tích: (1) chủ đề quan tâm và tầm quan trọng kinh tế, (2) thực tế liên quan, quan sát thấy và các số liệu thống kê rút ra từ những chủ đề này, và (3) phân tích tâm lý - mô tả đồ thị, logic và suy diễn - để sắp xếp và sắp xếp lại các mối quan hệ do những sự kiện và số liệu thống kê này đề xuất. Lý thuyết, được rút ra như thế, có thể đương đầu với những sự kiện và dữ liệu mới nhằm khẳng định hay thay đổi.
4. Môn kinh tế chính trị học như một ngành khoa học kết hợp lý lẽ và quan sát
Phương pháp của Dupuit xử lý môn kinh tế chính trị học như một ngành khoa học kết hợp lý lẽ và quan sát. Cournot cũng kết hợp cả hai, nhưng ít nhấn mạnh về cơ bản thực nghiệm và sự tương quan của nó đối với lý thuyết. Dĩ nhiên, số liệu thống kê không sắp xếp đều vô nghĩa. Như Dupuit nhận xét, “Muốn nhìn thấy thực tế tốt hơn, muốn quan sát chúng tốt hơn, người ta phải giải thích chúng bằng lý lẽ”. Nhưng “lý thuyết rỗng tuếch” nghĩa là những lý thuyết không có liên quan thực nghiệm trong thế giới thực còn đáng buồn cười hơn nữa. Vì thế toàn bộ nỗ lực của Dupuit được hướng về một vấn đề thuộc thế giới thực - đánh giá tính hiệu dụng công cộng, phúc lợi xã hội do hàng hóa và dịch vụ công cộng tạo ra. Để theo đuổi mục đích này, ông tiến hành những khám phá có ảnh hưởng sau này trong những lĩnh vực lý thuyết của hiệu dụng biên tế, nhu cầu, sô' trả trội của người tiêu dùng, độc quyền đơn giản và phân biệt độc quyền, và định giá phí tổn biên tế. Những quan điểm này, tất cả đều có liên quan đến giá tối ưu và chính sách sản lượng hàng hóa công cộng sẽ được nghiên cứu lần lượt.
5. Hiệu dụng và nhu cầu biên tế
Dupuit là nhà kinh tế học đầu tiên trình bày một thảo luận thuyết phục về khái niệm hiệu dụng biên tế và liên hệ nó với đường cong cầu. Sử dụng đầy đủ năng lực quan sát và trừu tượng của mình, vào đầu năm 1844 Dupuit có thể chứng minh rằng tính hiệu dụng mà một cá nhân (và một tập thể các cá nhân) có được từ một kho hàng đồng nhất được xác định bằng cách sử dụng đơn vị cuối cùng trong kho hàng. Khi làm như thế, ông rõ ràng nêu rõ tính hiệu dụng biên tế của một kho hàng gồm một số hàng hóa đặc biệt giảm sút với sự gia tăng về số lượng. Từ quan sát, Dupuit cho rằng mỗi người tiêu dùng “gắn bó với một tính hiệu dụng khác nhau đôi với cùng đối tượng theo số lượng mà người ấy có thể tiêu dùng”. Ông minh họa quan điểm này bằng ví dụ thực tế cải thiện công nghệ trong phân phối nước cho một thành phố (trong tiểu luận của ông On Utility and Its Measure):
“Nước được phân phối trong thành phố nằm ở độ cao có thể mang đến nhưng vô cùng khó nhọc. Lúc ấy có một giá trị đăng ký thuê bao hàng năm phải trả mỗi hecto lít trong ngày đến 50 quan. Hoàn toàn rõ ràng rằng mỗi hecto lít nước tiêu dùng trong những tình huống này có tính hiệu dụng ít nhất là 50 quan".
Dupuit cho rằng mỗi đơn vị số lượng nước nhất định đều có tính hiệu dụng khác nhau. Nhưng tại sao mỗi lần gia tăng cùng một loại hàng hóa lại có một tính hiệu dụng khác nhau? Dupuit tiếp tục tranh luận, cho rằng đó là kết quả của sự xây dựng máy bơm, phí tổn sản xuất nước giảm xuống 20 quan:
“Điều gì xảy ra? Thứ nhất, cư dân tiêu dùng một hecto lít nước sẽ tiếp tục tiêu dùng như thế và sẽ nhận ra lợi ích của 20 quan bỏ ra cho hecto lít đầu tiên của anh ta, nhưng có lẽ rằng giá thấp hơn này sẽ khuyến khích anh ta tiêu dùng, thay vì sử dụng thật tằn tiện cho nhu cầu cá nhân, thì anh ta sẽ xài nước cho nhu cầu ít khẩn cấp hơn, kém quan trọng hơn, sự thỏa mãn này đáng giá hơn 30 quan, vì sự hy sinh này là cần thiết để có nước, nhưng đáng giá ít han 50, vì ở giá này anh ta ngừng tiêu dùng nước”. (On Utility and Its Measure).
Mỗi lần gia tăng cùng một loại hàng hóa mang đến một tính hiệu dụng khác nhau vì các đơn vị bổ sung sẽ cho phép “ít cấp bách hơn, ít cần thiết hơn” cần phải đáp ứng. Tính hiệu dụng bổ sung rút ra từ các đơn vị bổ sung của cùng loại hàng hóa phải giảm.
Triển khai ví dụ, Dupuit cho rằng khi giá giảm còn 20 quan, thì cá nhân sẽ yêu cầu 4 hecto lít “có thể rửa nhà mỗi ngày, anh ta trả 10 quan cho số nước này, anh ta sẽ yêu cầu 10 quan mua nước để tưới cây, ở mức 5 quan anh ta sẽ yêu cầu 20 để có nước chảy thành dòng, ở giá 1 quan anh ta lại muôn 100 phải có dòng chảy liên tục” và cứ thế tiếp diễn. Chính nhu cầu ít cấp bách nhất đối với một loại hàng hóa, không phải là nhu cầu cấp bách nhất, xác định giá trị trao đổi của toàn bộ kho hàng.
Cho rằng người tiêu dùng ban đầu ở sự cân bằng khi giá nước nằm ở Pj. Lúc này cứ thừa nhận như Dupuit rằng giá nước giảm xuống p2. ơ giá nước thấp hơn, cá nhân mất sự cân bằng ở điểm c. Hiệu dụng biên tế của đơn vị cuối cùng của kho hàng hiện có của người tiêu dùng lớn hơn hiệu dụng biên tế lúc này thấp hơn của nước được miêu tả bằng giá thấp hơn. Theo nghĩa giá cả, những gì mà người tiêu dùng phải trả cho q1 nước nhiều hơn
Khi giá nước giảm từ p, xuống p2, người tiêu dùng sẽ bắt đầu thỏa mãn những nhu cầu ít cấp bách hơn. Vì thế sự tiêu dùng nước sẽ tăng từ q, đến q2. giá mà anh ta phải trả cho số lượng qr Cùng số lượng nước (ợ) có thể mua được với tổng phí tổn thấp hơn, nhưng Dupuit cho rằng người tiêu dùng sẽ không làm thế. Cùng với mỗi lần đơn vị nước gia tăng giữa số lượng và số lượng q2 là sự thỏa mãn biên tế lớn hơn (mặc dù đang giảm) những gì có được đối với mỗi đơn vị gia tăng tương ứng với giá p2. Vì thế trong một nỗ lực để tối đa hóa sự thỏa mãn hoàn toàn, thì cá nhân sẽ tăng sức mua nước đến, nhưng không vượt quá số lượng q2.
Đề nghị gọi tên trục tung (hiệu dụng biên tế = giá cả), đường cong hiệu dụng biên tế là đường cong cầu của Dupuit (courbe de consommation), và mặc dù hầu hết ví dụ của ông đều quan tâm đến vận tải và giao thông, ông cho rằng cùng những định luật như thế sẽ áp dụng cho hàng hóa và dịch vụ. Ông đưa ra hướng giải quyết rõ ràng trong bài viết nhan đề “Toll” xuất hiện trong Dictionary of Political Economy bằng tiếng Pháp trong khoảng 1852-1853 về cách thức trong đó đường cong cầu nên được thiết lập:
“Nếu trong một bảng gồm hai cột, người ta chèn vào cột thứ nhất cột tương ứng với sự tiêu dùng nhiều nhất đến cái giá mà toàn bộ tiêu dùng ngừng lại, tất cả các giá cả từ 0, và ở cột thứ hai, liên quan đến giá cả, số lượng tương ứng được tiêu dùng, chúng ta sẽ có sự miêu tả chính xác những gì chúng ta gọi là định luật tiêu dùng”.
Dupuit xây dựng đường cong cầu như thế vào năm 1844, sáu năm sau khi Cournot xuất bản quyển Re-searches, trong một luận văn nhan đề “On the Measurement of the Utility of Public Works”.
Như Cournot, Dupuit cũng cho đường cong cầu phương trình y = f(x) hay thay thế bằng Qd = f(p). Ngoài ra, Dupuit (cũng như Léon Walras và các nhà kinh tế học khác sau này) đặt biến số độc lập, giá cả, trên trục X và biến số phụ thuộc, số lượng, trên trục y. Đồ thị kinh tế vi mô hiện đại, theo thông lệ của Alfred Marshall, thay đổi hoàn toàn tiến trình này vì Marshall xử lý giá cầu biên tế như hàm số lượng.
LUẬT MINH KHUÊ (Sưu tầm)