Khái niệm quốc vụ khanh

Quốc vụ khanh (thuật ngữ tiếng Anh: Secretary of state) là danh xưng của một chức vị thành viên nội các hoặc chính phủ của một quốc gia. Quốc vụ khanh là bộ trưởng ngoại giao hoặc Bộ trưởng không Bộ ở một số nước (Xt. Bộ trưởng; Ngoại trưởng; Bộ trưởng Bộ ngoại giao).

Cấp bậc của quốc vụ khanh

Quốc vụ khanh có cấp bậc tương đương Bộ trưởng (cũng có thể cao hơn hoặc thấp hơn) là người đứng đầu một Bộ trong Chính phủ, hoặc là người được bổ nhiệm trong trường hợp thay thế bộ trưởng bộ ngoại giao để tiến hành các hoạt động đối ngoại, hoặc có thể là Bộ trưởng không bộ (thuật ngữ tiếng Anh: Minister without portfolio) hoặc được chính phủ giao phụ trách một lĩnh vực công tác nào đó trong một bộ.

Quốc vụ khanh thường là vị trí được bổ nhiệm về mặt chính trị, mặc dù tại một số nước như Đức hoặc Thụy Điển thì vị trí này có thể do một thành viên trong bộ máy hành pháp (dân chính) đảm nhiệm. Ở Tòa Thánh Vatican, có một thể chế gọi là Quốc vụ khanh; do một vị Hồng y đứng đầu thể chế này và phối hợp hoạt động của tất cả các bộ của Giáo triều Rôma (vì thế Hồng y Quốc vụ khanh có cấp bậc tương đương thủ tướng).

Hồng y Quốc vụ khanh là người đứng đầu Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh, cơ quan lâu đời và quan trọng nhất của Giáo triều Rôma. Phủ quốc vụ khanh có chức năng chính trị và ngoại giao của Tòa Thánh và Thành Vatican nên Hồng y Quốc vụ khanh cũng được gọi là Ngoại trưởng của Tòa Thánh.

Hồng y Quốc vụ khanh được coi là "nhân vật số hai" tại Vatican (sau giáo hoàng) và mang cấp ngoại giao tương đương người đứng đầu chính phủ (thủ tướng).[1] Giáo hoàng bổ nhiệm Hồng y Quốc vụ khanh và nhiệm kỳ này là vô hạn, chỉ chấm dứt khi vị giáo hoàng bổ nhiệm ông qua đời hoặc từ chức hoặc có sự bổ nhiệm cho người khác

Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Quốc vụ khanh Anh Quốc là thành viên của Nội các Anh Quốc, do Nữ hoàng bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng Anh (vì thế Quốc vụ khanh Anh Quốc có cấp bậc tương đương bộ trưởng).

Trong Chính phủ liên bang Hoa Kỳ, Quốc vụ khanh là quan chức chính trị cao cấp nhất được bổ nhiệm, đảm trách chính sách đối ngoại, vì thế có cấp bậc tương đương bộ trưởng. Tiếng Việt quen gọi Quốc vụ khanh Hoa Kỳ là "Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ" hay "Ngoại trưởng Hoa Kỳ".

Quốc Vụ Khanh Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch

Cố Bộ trưởng - Quốc vụ khanh Nguyễn Cơ Thạch là được coi là nhà ngoại giao tài ba thời đại Hồ Chí Minh, với 11 năm giữ chức vụ Bộ trưởng (1921-1998), ông đã để lại nhiều di sản quý về ngoại giao. Kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch (15/05/1921 – 2021), cùng nhìn lại các di sản về tư tưởng và chủ trương, kinh nghiệm về công tác xây dựng ngành nói chung và công tác nghiên cứu, đào tạo cán bộ nói riêng của ông.

Sự nghiệp của Quốc vụ khanh Nguyễn Cơ Thạch

Được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao sau Hội nghị Paris, có thể coi đây là thời kì mà ngành ngoại giao của Việt Nam đứng trước tình hình hết sức phức tạp, đặc biệt là vào cuối những năm 1970. Đó là khi các thế lực thù địch lợi dụng việc nước ta đưa quân vào Campuchia giúp nhân dân bạn đánh diệt bè lũ diệt chủng Pôn Pốt để tiến hành bao vây cấm vận nhằm cô lập Việt Nam trên trường quốc tế. Ngay lúc đó Bộ trưởng Thạch đã đưa ra sáng kiến làm dịu quan hệ và kêu gọi sự đồng thuận từ phía Mỹ.

Ông Nguyễn Cơ Thạch được cử giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao (năm 1980) trong bối cảnh đất nước sau chiến tranh khó khăn tứ bề. Bên trong là nền kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp theo mô hình của Liên Xô đang lâm vào trì trệ, trong tình trạng thực phẩm và nhu yếu phẩm khan hiếm, giá cả tăng vọt, làn sóng di tản và thiên tai liên tiếp đã làm cho kinh tế suy sụp, đời sống thiếu thốn.

Còn bên ngoài, Mỹ, Trung Quốc và các nước phương Tây áp đặt bao vây cấm vận do vấn đề Campuchia, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũng đang lâm vào khủng hoảng.

Đó cũng là lúc ngành ngoại giao “tả xung hữu đột” để tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia, tiến tới bình thường hóa quan hệ với các nước, đẩy lùi bao vây cấm vận.

Trong vấn đề Campuchia, giữa lúc sức ép từ bên ngoài đòi Việt Nam phải rút quân ngay và những lo ngại về tàn dư chế độ Khmer đã trở lại, ông kiên trì chủ trương rút quân từng phần, song song với việc giúp củng cố chế độ mới ở Campuchia, dẫn đến việc rút quân hoàn toàn vào năm 1989 và giải pháp về Campuchia năm 1991.

Cụ thể, ông Nguyễn Cơ Thạch đã đề nghị với Bộ Chính Trị để giải quyết vấn đề người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Đồng thời nghiên cứu lại bức thư của Nixon gửi Thủ tướng Phạm Văn Đồng về việc Mỹ sẽ đóng góp để hàn gắn vết thương chiến tranh. Bởi, ông phát hiện ra câu mà Kissinger đã thêm vào ở cuối thư rằng: "Hai bên sẽ nghiêm chỉnh thực hiện cam kết này theo đúng luật pháp của mỗi nước". Điều này có nghĩa là nước ta không bao giờ ta có được sự bồi thường của Mỹ. Việc ta cứ tiếp tục đòi Nixon phải thực hiện điều Mỹ đã cam kết chỉ làm cho quan hệ hai nước càng khó được cải thiện.

Sáng kiến của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã thúc đẩy một bước việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Ngày 18/7/1990, Ngoại trưởng Mỹ James Baker tuyên bố Hoa Kỳ không ủng hộ ghế của Campuchia Dân chủ tại LHQ và sẽ đàm phán trực tiếp với Việt Nam để tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia. Tiếp đó, ngày 17/10/1990, Ngoại trưởng Mỹ đã chính thức mời Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch sang thăm Mỹ.

Ông Nguyễn Cơ Thạch cũng từng đưa ra ý kiến về Hội nghị Ngoại trưởng ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia đã họp 6 tháng một lần, với địa điểm luân phiên giữa ba nước. Sau mỗi lần họp, có một cuộc họp báo quốc tế để công bố những sáng kiến mới của ba nước về giải pháp cho vấn đề Campuchia. Có thể nói là những cuộc họp báo đầy áp lực bởi Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là người khởi đầu cho sáng kiến. Tuy nhiên, hầu hết phóng viên các nước ASEAN và phương Tây tác nghiệp ở Thái Lan đã đến tham dự để nghe Bộ trưởng Thạch nói. Thậm chí, mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước ASEAN dần cải thiện đến mức Tổng thống Philippines Ferdinand Macos đã cho máy bay riêng của mình chở Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đi tham quan Viện lúa quốc tế IRRI.

Sau khi Việt Nam và Liên Xô ký kết Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ngày 3/11/1978, ông Nguyễn Cơ Thạch đã có những đóng góp to lớn vào việc thực hiện đường lối của Đảng, coi tình hữu nghị vĩ đại và sự hợp tác toàn diện với Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao, ông Nguyễn Cơ Thạch đã nhiều lần thăm chính thức Liên Xô. Ông cũng thường tham gia thành phần đoàn cấp cao của các đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh sang Liên Xô. Ngoài ra, mỗi lúc có dịp, ông đều tranh thủ kết hợp ghé thăm Moskva trên đường đi công tác tại các nước thứ ba.

Giữa lúc Việt Nam và các nước Đông Dương bị Mỹ, Trung Quốc và các nước phương Tây bao vây, cô lập nặng nề nhất, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã tiên đoán về xung đột lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai, từ đó có sách lược khôn khéo đối với từng nước.

Năm 1979, Nguyễn Cơ Thạch trở thành Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao (hàm Bộ trưởng). Năm 1980, ông chính thức là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, đồng thời đảm nhiệm vai trò Trưởng đoàn Đại biểu Việt Nam dự Đại hội đồng LHQ (từ 1979 cho đến 1990 – khi ông chính thức nghỉ hưu). Nhưng bất kể lập trường quốc gia có thế nào đối với Việt Nam, ở phương diện cá nhân, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch vẫn giành được nhiều thiện cảm của các nhà ngoại giao quốc tế.

Kiên trì quan điểm “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”, ông là kiến trúc sư của Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị (5/1988) với mục tiêu tranh thủ các lực lượng tiến bộ, phân hóa hàng ngũ đối phương làm thất bại âm mưu cô lập ta về chính trị và kinh tế, chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ trạng thái đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong “cùng tồn tại hòa bình”, tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ và xu thế quốc tế hóa cao của kinh tế thế giới để có được vị trí tối ưu trong phân công lao động quốc tế.

Đáng chú ý, trong quá trình chỉ đạo xây dựng Nghị quyết 13, đã xảy ra sự kiện Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma trong Quần đảo Trường Sa (3/1988). Mặc dù vậy, ông vẫn kiên trì tư tưởng lớn là “phải giữ vững hòa bình để tập trung phát triển kinh tế”, bởi vì nếu đất nước tiếp tục bị bao vây cấm vận, kinh tế suy sụp, đời sống nhân dân khổ thì chủ quyền lãnh thổ cũng khó lòng giữ được.

Cũng với tư duy đó, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch đã chủ động mở đối thoại với Trung Quốc, trước hết với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, thúc đẩy mở kênh đối thoại về tìm kiếm người Mỹ mất tích (MIA), thúc đẩy đàm phán với Cao ủy LHQ về người tị nạn (HCR) để giải quyết vấn đề người tị nạn.

Khi tình hình Liên Xô và các nước Đông Âu có nhiều dấu hiệu khủng hoảng, ông chủ trương đẩy nhanh việc mở cửa về kinh tế, trước hết với Đông Nam Á và các nước phương Tây.

Chính ông đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham gia Hội thảo “Biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường” tại Bangkok năm 1989, theo sáng kiến của Thủ tướng Thái Lan Chatichai Choonhavan.

Và cũng chính ông đã dẫn đầu Đoàn Việt Nam lần đầu tiên tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) năm 1989, đồng thời nối lại quan hệ với Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các tổ chức của LHQ, bước đầu mở ra quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới.

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, Phó Thủ tướng Nguyễn Cơ Thạch đã sớm nhận ra sự bất cập của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp và cũng năm 1989, trong một chuyến đi công tác nước ngoài, ông đã mang về cuốn sách “Kinh tế học” của P.Samuelson cho dịch sang tiếng Việt, xuất bản và gửi cho các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các cơ quan quản lý, nghiên cứu, mở ra con đường Việt Nam tiếp cận với nền kinh tế thị trường.

Với những quan điểm mới và kinh nghiệm các nước, ông cũng tham gia tích cực việc xử lý vấn đề lạm phát, thiếu hụt hàng hóa, lương thực…, lựa chọn mô hình phát triển kinh tế, từ đó, có đóng góp to lớn cho việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

Tháng 4/2021, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. Tuy Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch không có cơ hội để chứng kiện sự kiện này nhưng những dấu ấn mà ông để lại trong ở các cuộc họp LHQ vẫn luôn được lịch sử lưu lại.

Sau 30 năm kể từ ngày Việt Nam gia nhập LHQ, con trai của cố Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch nối gót ông trở thành nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, hiện tại là Phó Thủ tướng của Việt Nam.