Mục lục bài viết
- 1. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước.(Bảng 2)
- 2. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. (Bảng 3)
- 3. Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. (bảng 4)
- 4. Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (bảng 5)
Đối với hợp đồng lao động, mức lương sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng lao động. Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan Nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp công lập thì mức lương sẽ dựa trên các yếu tố như bằng cấp, chức vụ nghề nghiệp thuộc nhóm ngành công chức, viên chức. Cụ thể, hiện nay cách tính lương cơ bản như sau:
- Mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2019 là: 1.490.000 đồng/tháng;
- Hệ số lương theo bằng cấp: Đại học là 2,34; cao đẳng là 2,1; trung cấp là 1,86
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định: Mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của Chính Phủ. Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về các bảng lương, bảng phụ cấp cụ thể như sau:
1. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước.(Bảng 2)
Bảng này quy định rất cụ thể về từng bậc, hệ số lương với từng loại công chức: Loại A0, Loại B, loại C
Lưu ý:
1. Trong các cơ quan nhà nước có sử dụng các chức danh cán bộ, công chức theo ngành chuyên môn có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 3 thì xếp lương đối với cán bộ, công chức đó theo ngạch tương ứng với quy định tại bảng 3. Việc trả lương thực hiện theo quy định của cơ quan Nhà nước mà cán bộ, công chức đó làm việc.
2. Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.
3. Hệ số lương của các ngạch công chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính đến yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.
4. Cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên trong cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau:
- Đối với cán bộ, công chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch;
- Đối với cán bộ, công chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
- Đối với cán bộ, công chức loại A2: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 6 năm (bao gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có bổ sung về chức danh cán bộ, công chức (ngạch) quy định tại đối tượng áp dụng bảng 2, thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành đề nghị Bộ nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức và hướng dẫn việc xếp lương phù hợp với ngạch công chức đó.
2. Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. (Bảng 3)
Đối với bảng này cần lưu ý các nội dung sau:
1. Trong các đơn vị sự nghiệp có sử dụng các chức danh cán bộ, viên chức theo ngành chuyên mô có tên ngạch thuộc đối tượng áp dụng bảng 2 thì xếp lương đối với cán bộ, viên chức đó theo ngạch tương ứng quy định bảng 2. Việc trả lương thực hiện theo quy định của đơn vị sự nghiệp mà cán bộ, viên chức đó đang làm việc.
2. Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.
3. Hệ số lương của các ngạch viên chức loại C (gồm C1, C2 và C3) đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.
4. Cán bộ, viên chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch và còn ngạch trên cùng ngành chuyên môn, thì căn cứ vào thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch (không quy định theo hệ số lương hiện hưởng) để được xem xét cử đi thi nâng ngạch như sau:
- Đối với cán bộ, viên chức loại B và loại C: Không quy định thời gian tối thiểu trong ngạch.
- Đối với cán bộ, viên chức loại A0 và loại A1: Thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch là 9 năm (bo gồm cả thời gian làm việc trong các ngạch khác tương đương).
5. Trong quá trình thực hiện, nếu có bổ sung về chức danh cán bộ, viên chức (ngạch) quy định tại đối tượng áp dụng bảng 3, thì các Bộ, cơ quan nganh bộ quản lý ngạch viên chức chuyên ngành đề nghị Bộ nội vụ ban hành chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch viên chức và hướng dẫn xếp lương phù hợp với ngạch viên chức đó.
3. Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. (bảng 4)
Đối với bảng này cần lưu ý những nội dung sau:
1. Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.
2. Hệ số lương của các ngạch nhân viên thừa hàng, phục vụ trong các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại bảng lương này đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.
3. Công chức cấp xã đang công tác chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn theo quy định thì được hưởng hệ số lương bằng 1,18.
4. Theo phân loại công chức, viên chức:
- Nhân viên thừa hành, phục vụ biên chế của các cơ quan nhà nước là công chức ngạch nhân viên và tương đương.
- Nhân viên thừa hành, phục vụ thuộc biên chế của các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước là viên chức ngạch nhân viên.
5. Nhân viên theo các ngạch quy định tại bảng lương này có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch, thì được xem xét để cử đi thi nâng ngạch trên liền kề hoặc thi nâng ngạch lên các ngạch công chức, viên chứ loại A0 và loại A1 mà không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch và không quy định theo hệ số lương hiện hưởng.
4. Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (bảng 5)
Đối với bản này cần lưu ý những nội dung sau:
1. Các đoàn thể ở cấp xã bao gồm: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh.
2. Những người tốt nghiệp từ trung cấp trở lên được bầu giữ chức danh cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, nếu xếp lương theo đúng chức danh chuyên trách hiện đảm nhiệm mà thấp hơn so với mức lương bậc 1 của công chức có cùng trình độ đào tạo, thì vẫn thực hiện xếp lương theo chức danh chuyên trách hiện đảm nhiệm và được hưởng hệ số chênh lệch giữa hệ số bậc 1 của công chức có cùng trình độ đào tạo so với hệ số lương chức vụ. Khi được xếp lên bậc 2 của chức danh chuyên trách hiện đảm nhiệm (từ nhiệm kỳ thứ hai trở lên) thì giảm tương ứng hệ số chênh lệch. Khi thôi giữ chức danh chuyên trách ở xã, phường, thị trấn, nếu được tuyển dụng vào làm công chức trong cơ quan nhà nước (từ trung ương đến xã, phường, thị trấn) và viên chức trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì thời gian giữ chức danh chuyên trách ở xã, phường, thì trấn được tính để xếp bậc lương chuyên môn theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên.
3. Công chức ở xã, phường, thị trấn được bầu giữ chức danh chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì thực hiện theo quy định của Nghị định số 121/2003/NĐ-CP.
4. Chế độ tiền lương đối với cán bộ Xã đội thực hiện theo quy định.
Trên thực tế việc xác định chính xác mức lương của cán bộ, công chức, viên chức trong một tình huống cụ thể cần nhiều thông tin và cần xác định cụ thể các yếu tố khác như phụ cấp. Vì vậy, nếu Qúy khách gặp khó khăn trong việc xác định mức lương của mình khi chuyển vùng, khi nâng ngạch hay bậc lương. Qúy khách vui lòng liên hệ 1900.6162 để Luật Minh Khuê giải đáp tận tình và cụ thể. Trân trọng cảm ơn Qúy khách!