Mục lục bài viết
- 1. Quy định chung về hợp nhất và chia công ty
- 2. Điều kiện hợp nhất và chia công ty
- 2.1 Điều kiện pháp lý
- 2.2 Điều kiện tài chính
- 3. Hợp đồng hợp nhất hay chia tách công ty
- 4. Hình thức thực hiện hợp nhất và chia công ty
- 4.1 Hợp nhất
- 4.2 Chia công ty
- 5. Hiệu lực hợp nhất và chia công ty
- 5.1 Ngày có hiệu lực
- 5.2 Hiệu lực đối với các công ty liên quan.
- 5.3 Hiệu lực đối với các cơ quan điều hành công ty.
1. Quy định chung về hợp nhất và chia công ty
Hợp nhất là nghiệp vụ theo đó hai hay nhiều công ty kết hợp lại thành một công ty duy nhất. Công việc này có thể được thực hiện bằng cách thành lập một công ty mới, hoặc sáp nhập vào một công ty sẵn có. Trường hợp thứ nhất được dự liệu bởi Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020 dưới tiêu đề “Hợp nhất doanh nghiệp”, trường hợp thứ hai được dự liệu bởi Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 dưới tiêu đề “Săp nhập doanh nghiệp”. Chúng ta gọi chung hai nghiệp vụ này là hợp nhất công ty, bởi vì sáp nhập tựu chung cũng là hợp nhất chỉ khác nhau ở cách thức mà thôi. Sự hợp nhất dẫn đến hậu quả là các công ty được hợp nhất bị giải thể, chấm dứt hoạt động, toàn bộ tài sản của các công ty này được chuyển sang công ty hợp nhất. Đồng thời tất cả các cổ đông của công ty bị giải thể ttở thành cổ đông của công ty hợp nhất.
Chia công ty là nghiệp vụ theo đó toàn bộ tài sảq của một công ty được phân chia thành nhiều công ty mới. Trường hợp này được dự liệu bởi Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020. Công ty bị chia được giải thể đồng thời các cổ đông sẽ nhận được cổ phần ttong công ty mới. Nếu chỉ một phần tài sản của công ty được chuyển sang một công ty khác thì công ty vẫn tồn tại và được bù lại một số cổ phần ừong công ty thụ hưởng tài sản. Trường hợp này được dự liệu bồi Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 dưới tiêu đề “Tách doanh nghiệp”, đây là cơ sở để hình thành các tập đoàn công ty thông qua một holding như đã nói ở trên.
2. Điều kiện hợp nhất và chia công ty
2.1 Điều kiện pháp lý
Các nghiệp vụ hợp nhất hay chia công ty chỉ có thể được thực hiện giữa các công ty cùng loại: giữa Công ty TNHH với nhau hay giữa các Công ty cổ phần với nhau.
Công việc này do mỗi công ty quyết định theo các điều kiện được quy định cho việc sửa đổi Điều lệ công ty. Nếu thành lập công ty mới thì công ty mới phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh theo luật định.
Nhưng trước khi đến giai đoạn này có một giai đoạn chuẩn bị trong đó những người quản lý các công ty liên quan gặp và thảo luận với nhau ttong vòng tuyệt đôi bí mật, mọi sự tiết lộ có thể dẫn đến hậu quả là nghiệp vụ dự ttù không thể thực hiện được do sự chông đối từ nhiều phía: cổ đông, người lao động, các chủ nợ...
Nếu đạt được thoả thuận thì một văn bản sẽ được ký kết trong đó ghi rõ ý chí của hai bên, các điều kiện tài chính của nghiệp vụ, tương lai của những người quản lý các công ty liên hệ. Sau khi các điều kiện tài chính đã được xác định, hai bên sẽ soạn ra một hợp đồng hợp nhất hay chia công ty, chỉ văn bản này mới có giá trị pháp lý.
2.2 Điều kiện tài chính
Vân đề quan trọng hàng đầu trong việc hợp nhất hay chia công ty là xác định tỷ lệ chuyển đổi cổ phần của công ty cũ sang cổ phần của công ty mới. Để làm công việc này trước hết phải định giá các công ty. Đây là một vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải có sự tham gia của các chuyên viên vì khi tính toán phải kể đến giá trị về nhiều mặt: giá trị toán học, giá trị thanh lý, giá trị về hiệu quả, giá trị thị trường...
Tỷ lệ chuyển đổi trong phần lớn các trường hợp là kết quả của việc thương lượng giữa các công ty liên quan. Giá trị tổng thể của mỗi công ty được chia cho con số' các cổ phần tạo thành vốn của công ty. So sánh giá tri cổ phần của mỗi công ty sẽ cho ta tỷ lệ chuyển đổi lý thuyết. Ta lấy ví dụ: một công ty A có vốn là 1.320.000 chia thành 3.300 cổ phần giá 400. Công ty này được hợp nhất với công ty B (công ty bị hợp nhất) có vốn là 260.000 chia thành 520 cổ phần giá 500.
Ước tính giá trị của hai công ty đưa đến kết quả: công tý A = 4.950.000; công ty B = 1.147.640.
Do đó: Giá trị cổ phần A = 4.950.000 : 3.300 = 1.500.
Giá trị cổ phần B = 1.147.640 : 520 = 2.207.
Tỷ lệ chuyển đổi lý thuyết: 1.500 : 2.207 = 0,67.
Vì các lý do thực tế, tỷ lệ được hai bên thoả thuận là 0,65, tức là cứ 6,5 cổ phần của công ty B thì được đổi lấy 10 cổ phần của công ty A; hoặc 13 cổ phần của B đổi lấy 20 cổ phần của A.
Vậy để đền bù cho các cổ đông của công ty B, công ty A phải phát hành thêm:
520 cổ phần X 10/6,5 = 800 cổ phần mới.
Trong ví dụ trên, nếu công ty A có sẩn một số cổ phần trong công ty B (trường hựp thường xảy ra), thì công ty không thể nhận phần đền bù về các cổ phần này, mà phải giới hạn việc phát hành cổ phần mới vừa đủ để đền bù cho các cổ đông khác của công ty B. Trái lại nếu công ty B có sẩn cổ phần trong công ty A, thì họ có quyền giữ lại các cổ phần này.
3. Hợp đồng hợp nhất hay chia tách công ty
Người lãnh đạo các công ty liên quan thảo ra một hợp đồng hợp nhất hay chia công ty gồm các nội dung chủ yếu sau: tên, hình thức, ưụ sở các công ty liên quan; lý do, mục đích và điều kiện của việc hợp nhất hay chia; danh mục và giá trị các tích sản và tiêu sản được chuyển giao; cách thức phân phát cổ phần và cổ phiếu, tỷ lệ chuyển đổi, thời hạn thực hiện các công việc này...
Nếu thành lập công ty mới thì phải kèm theo Điều lệ công ty mới.
Hợp đồng hợp nhất, chia phải được Hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hay Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Ngoài ra, hợp đồng phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết.
4. Hình thức thực hiện hợp nhất và chia công ty
Sự thực hiện việc hợp nhất hay chia công ty tùy thuộc vào sự thoả thuận giữa các thành viên hay cổ đông của các công ty liên hệ.
4.1 Hợp nhất
Các thành viên (Công ty TNHH), Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần) công ty bị hợp nhất thông qua quyết định hợp nhất, hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu hoặc bổ nhiệm Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị công ty hựp nhất.
Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt hoạt động. Công ty hợp nhát được hưởng các quyền lợi và chịu trách nhiệm về các khoản nỢ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
Nếu hợp nhất mà không thành lập công ty mới thì không cần đăng ký kinh doanh mà chỉ cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của công ty hợp nhất.
4.2 Chia công ty
Hội đong thành viên (Công ty TNHH) hay Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần) thông qua quyết định chia và hợp đồng chia công ty. Quyết định và hợp đồng này phậi được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết.
Các thành viên hay cổ đông của các công ty mđi được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm Hội đồng thành viên, Hội đồng quản tri, tiến hành đăng ký kinh doanh.
Sau khi đăng ký kinh doanh các công ty mới, nếu toàn bộ tài sản của công ty bị chia được chuyển sang các công ty mới (chia doanh nghiệp ) thì công ty bị chia chấm dứt tồn tại. Các công ty mới phải cùng liên đổi chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia. Nếu chỉ một phần tài sản của công ty bị tách được chuyển sang công ty mới (tách doanh nghiệp) thì công ty bị tách vẫn tồn tại, công ty mới và công ty bị tách phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nự chưa thanh toán và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách.
5. Hiệu lực hợp nhất và chia công ty
Nguyên tắc là: hợp nhất hay chia công ty dẫn đến hậu quả là toàn bộ sản nghiệp của công ty chấm dứt tồn tại được chuyển sang cho công ty hợp nhất hay mới được thành lập. Cần xác định hiệu lực của nghiệp vụ này đốì với các công ty liên quan, các cơ quan điều hành của các công ty ấy, các chủ nợ và người làm công của họ. Nhưng trưởc hết cần xác định ngày có hiệu lực.
5.1 Ngày có hiệu lực
Trong Luật Doanh nghiệp không quy định vấn đề này; theo một suy luận logic chúng ta có thể xác định như sau:
- Nếu sự hợp nhất hay chia dẫn đến sự tạo lập một hay nhiều công ty mới thì nghiệp vụ này có hiệu lực từ ngày công ty mới (nếu có nhiều công ty thì công ty mới cuối cùng) được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Nếu việc hợp nhất không tạo ra công ty mới, thì trên nguyên tắc nghiệp vụ này có hiệu lực từ ngày Hội đồng thành viên (Công ty TNHH) hay Đại hội đồng cổ đông (Công ty cổ phần) phê chuẩn quyết định hợp nhất. Tuy nhiên, hợp đồng hợp nhất có thể quy định một ngày khác nhưng không thể trễ hơn ngày mãn kết niên độ hiện hành của công ty hợp nhất.
- Đối với người thứ ba (chủ nợ, người lao động) sự hợp nhất hay chia chỉ có hiệu lực kể từ ngày quyết định hợp nhất hay chia được thông báo cho họ một cách hợp lệ. Nếu có những tài sản mà việc chuyển giao phải được đãng ký thì sự chuyển giao chỉ có hiệu lực đối với người thứ ba kể từ ngày hoàn tất thủ tục đăng ký theo luật.
5.2 Hiệu lực đối với các công ty liên quan.
Đối với công ty bị hợp nhất hay bị chia, các công ty chấm dứt sự tồn tại, toàn bộ tài sản của họ được chuyển sang cho công ty hợp nhất hay các công ty mổi thành lập. Các thành viên hay cổ đông của công ty giải thể nhận được các phần hùn hay cổ phần của công ty hợp nhất hay công ty mđi theo các điều kiện được quy định trong hợp đồng hợp nhất hay chia.
Sự giải thể trong trường hợp này không cần phải thanh lý vì toàn bộ tài sản đã được chuyển sang công ty khác. Đối với công ty hợp nhất, công ty này được hưởng mọi quyền lợi của công ty bị hợp nhất; họ ttở thành chủ nỢ đối với các trái hộ của công ty bị hợp nhất.
Trường hợp theo luật hay Điều lệ việc chấp nhận các thành viên mới phải qua thủ tục 'chuẩn thuận, điều kiện này sẽ không áp dụng cho các thành viên của các công ty bị hợp nhất: công ty bắt buộc phải nhận họ.
Công ty hợp nhất phải gánh chịu nợ và các nghĩa vụ khác của công ty bị hợp nhất, sự chuyển nhượng nghĩa vụ ở đây là đương nhiên và không phải làm thủ tục gì khác.
Trong trường hợp chia công ty, các giải pháp trên đây cũng được áp dụng, quyết định chia công ty, tổ chức việc phân phối tích sản và tiêu sản giữa các công ty mới thành lập, nhưng đối vđi người thứ ba các công ty này phải chịu trách nhiệm liên đổi về nợ và các nghĩa vụ khác của công ty bị chia.
5.3 Hiệu lực đối với các cơ quan điều hành công ty.
Việc giải thể công ty bị hợp nhất hay chia, đương nhiên chấm dứt chức vụ của các viên chức điều hành các công ty này. Công ty hợp nhất hay các công ty mới thành lập sẽ bầu và bổ nhiệm các cơ quan lãnh đạo mơi theo đúng quy định của luật pháp và Điều lệ công ty.
Tuy nhiên, không có gì cản trở các viên chức của công ty bị giải thể được bổ nhiệm vào các cơ quan lãnh đạo mới.
Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)