Mục lục bài viết
1. Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách trợ cấp hàng tháng
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diên hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 5 điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang sống tại đại bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sông ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
2. Chế độ, chính sách với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ hưu trước tuổi
Điều 3 Nghị định 26/2015/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm khi nghỉ hưu trước tuổi như sau:
- Đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên mà nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định và được hưởng thêm các chế độ sau:
+ Sẽ không bị trừ tỷ kệ lương hưu so nghỉ hưu trước tuổi
+ Được trợ cấp 3 tháng tiền lương mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi với nam từ đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi
+ Được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho tổng số hai mươi năm đầu công tác, có đóng BHXH từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1 phần 2 tháng tiền lương
- Về vấn đề tiền lương tháng để tính trợ cấp được xác định bằng bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu, bao gồm: mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp công tác đảng (nếu có)
- Tiền lương tháng để tính trợ cấp được xác định bằng bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu, bao gồm: Mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc; các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp công tác đảng (nếu có).
- Khi tính trợ cấp nếu thời gian nghỉ hưu trước tuổi hoặc thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì được tính như sau:
+ Dưới 3 tháng thì không tính
+ Từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng thì được tính bằng 1/2 năm
+ Từ trên 6 tháng đến 12 tháng thì được tính bằng một năm.
3. Chính sách về hưu trước tuổi trong trường hợp tinh giản biên chế
Theo Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế, do đó, chính sách về hưu trước tuổi được quy định như sau:
- Trường hợp 1: Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc... theo danh mục do Bộ lao động- Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ hưu trí theo quy định về chế độ và được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu:
+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu trước tuổi
+ Được trợ cấp 3 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi
+ Trợ cấp 5 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Từ năm thứ 21 trở đi được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương
- Trường hợp 2: Đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019), ngoài được hưởng hưu trí còn được hưởng:
+ Trợ cấp 3 tháng tiền lương bình quân mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu
+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi
+ Được trợ cấp 5 tháng tiền lương giống trường hợp 1
- Trường hợp 3: Đối tượng được tịnh giản biên chế quy định nếu có độ tuổi tối thiểu thấp hơn 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiếu quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (riêng nữ cán bộ, công chức cấp xã thì có 15 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên), thì được hưởng chế độ hưu trí và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi
- Trường hợp 4: Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có tuổi thấp hơn tối đa đủ 5 tuổi và thấp hơn tối thiểu đủ 2 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định Phụ lục I ban hành kèm theo nghị định số 135/2020/NĐ-CP mà có đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngoài hưởng chế độ hưu trí còn được hưởng các chế độ sau"
+ Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi
+ Được hưởng trợ cấp 5 tháng tiền lương bình quân và trợ cấp 3 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu
4. Quy định về mức chuẩn trợ cấp ưu đãi cho người có công
Ngày 21/7/2023 chính phủ ban hành Nghị Định 55/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
Mức quy định tăng chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng từ 1.624.000 đồng (quy định tại Điều 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP) lên 2.055.000 đồng. Mức chuẩn này được sử dụng để làm căn cứ để tính mức thưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn nêu trên được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng
Tăng mức chi điều dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người có công từ 1/1/2024:
- Điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tại nhà: mức chi bằng 1.849.500 đồng/1 người/1 lần (mức chi trước ngày 1/1/2021 là 1.461.000 đồng /1 người/1 lần) và được chi trả trực tiếp cho đối tượng được hưởng
- Điều dưỡng phục hồ sức khoẻ tập trung: mức chi bằng 3.699.000/1 người/1 lần (mức chi trước ngày 1/1/2024 là 2.923.2000 đồng/1 người/1 lần (mức chi trước ngày 1/1/2024 là 2.923.200 đồng/ 1 người/ lần). Nội dung chi bao gồm:
+ Tiền ăn trong thời gian điều dưỡng
+ Thuốc thiết yếu
+ Quà tặng cho đối tượng
+ Các khoản chi khác phục vụ trực tiếp cho đối tượng trong thời gian điều dưỡng (mức chi tối đa 15% mức chi điều dưỡng phục hồi sức khoẻ tập trung) gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, tham quan, chụp ảnh, tư vấn sức khoẻ, phục hồi chức năng, sách báo, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và các khoản chi khác phục vụ đối tượng điều dưỡng.
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm: Mức lương hưu tối đa của cán bộ hưu trí năm 2023 là bao nhiêu?
Trên đây là những thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề Các quy định về chế độ dưỡng lão đối với cán bộ nhà nước. Nếu quý khách còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến bộ phận tư vấn trực tuyến qua số tổng đài 1900.6162 hoặc gửi thông tin đến địa chỉ email lienhe@luatminhkhue.vn. Công ty Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn.