1.Thủ tục cấp đổi bằng lái xe nước ngoài tại Việt Nam?

Thưa luật sư, tôi có bằng lái xe do cơ quan nước ngoài cấp nhưng hiện tại tôi đã về Việt Nam cư trú. Tôi muốn hỏi tôi muốn đổi bằng lái xe của nước ngoài sang bằng lái xe của Việt Nam liệu có được không ? Trình tự và thù tục như thế nào ?
Xin cảm ơn!

Trả lời:

Thủ tục đổi bằng lái xe của nước ngoài tại Việt Nam

Về đối tượng đổi giấy phép lái xe, căn cứ theo khoản 5 Điều 49 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT quy định về Đổi giấy phép lái xe như sau:

“5. Đối tượng được đổi giấy phép lái xe:

a) Người Việt Nam, người nước ngoài được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam;

b) Người có giấy phép lái xe của ngành giao thông vận tải cấp bị hỏng;

c) Người Việt Nam, người nước ngoài định cư lâu dài ở Việt Nam đã có giấy phép lái xe Việt Nam đổi từ giấy phép lái xe nước ngoài, khi hết hạn nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

d) Người có giấy phép lái xe quân sự còn thời hạn sử dụng khi ra quân (phục viên, xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu…), nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

đ) Cán bộ, chiến sĩ công an có giấy phép lái xe do ngành Công an cấp sau ngày 31 tháng 7 năm 1995 còn thời hạn sử dụng, khi ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu, nếu có nhu cầu được đổi giấy phép lái xe;

e) Người có giấy phép lái xe mô tô của ngành Công an cấp trước ngày 01 tháng 8 năm 1995 bị hỏng có nhu cầu đổi, có tên trong sổ lưu được xét đổi giấy phép lái xe mới;

g) Người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập tại Việt Nam với thời gian từ 03 tháng trở lên, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

h) Khách du lịch nước ngoài lái xe đăng ký nước ngoài vào Việt Nam, có giấy phép lái xe quốc gia còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

i) Người Việt Nam (mang quốc tịch Việt Nam) trong thời gian cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài được nước ngoài cấp giấy phép lái xe quốc gia, còn thời hạn sử dụng, nếu có nhu cầu lái xe ở Việt Nam được xét đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam.”

Nếu như bạn nằm trong đối tượng được đổi giấy phép lái xe thì bạn có thể chuẩn bị hồ sơ đổi giấy phép lái xe theo Điều 50 của Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT quy định về Hồ sơ đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp như sau:

“Người lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

1. Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định, trừ các đối tượng sau:

a) Người có giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3;

b) Người chuyển đổi giấy phép lái xe hạng A4, giấy phép lái xe ô tô còn thời hạn sử dụng trên 03 (ba) tháng bằng giấy bìa sang giấy phép lái xe bằng vật liệu PET;

c) Trường hợp tách giấy phép lái xe có thời hạn và không thời hạn.

3. Bản sao giấy phép lái xe, giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân (đối với người Việt Nam) hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).

Khi đến đổi giấy phép lái xe, người lái xe được cơ quan cấp giấy phép lái xe chụp ảnh.”

Cơ quan giải quyết: Sở giao thông vận tải cấp tỉnh nơi bạn cư trú

Thời hạn: 05 ngày làm việc

2.Có thể đổi bằng lái xe của Việt Nam sang Ba Lan?

Thưa Luật sư! Tôi muốn hỏi Việt Nam và Ba Lan có kí kết gì đó mà có thể đổi bằng lái xe Việt Nam sang bằng lái xe Ba Lan không. Có người nói đổi được và bị thu bằng gốc Việt Nam. Vậy xin hỏi luật sư thủ tục đổi ở Việt Nam như thế nào?
Mong luật sư trợ giúp. Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162

Trả lời:

Việt Nam và Ba Lan đều là thành viên của Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ.

Theo Điều 41:

Các Bên ký kết sẽ công nhận:

- Giấy phép lái xe trong nước được cấp bằng ngôn ngữ quốc gia của họ hoặc trong một trong những ngôn ngữ quốc gia của họ kèm theo bản dịch có xác nhận.

- Giấy phép lái xe trong nước phù hợp với quy định của Phụ lục 4 của Công ước;

- Giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với quy định của Phụ lục 7 của Công ước, như hợp lệ để lái xe trong lãnh thổ của nước mình trong phạm vi đối tượng được giấy phép, rằng giấy phép vẫn hợp lệ và nó đã được ban hành bởi Bên ký kết khác.

Bên ký kết tiến hành áp dụng các biện pháp đó là cần thiết để đảm bảo rằng các giấy phép lái xe trong nước và quốc tế đề cập đến trong các tiểu mục 1 (a), (B) và (c) của Điều này không được phát hành trong lãnh thổ của họ mà không đảm bảo về khả năng điều khiển và sức khoẻ cho phép.

Giấy phép lái xe quốc tế không chỉ được cấp cho người giữ giấy phép lái xe trong nước trong đó các điều kiện tối thiểu đã được nêu trong Công ước đã được hoàn thành. Giấy phép lái xe quốc tế không có giá trị khi giấy phép lái xe trong nước hết hạn sử dụng.

Như vậy, Giấy phép lái xe quốc tế (IDP) cho phép một cá nhân lái xe cơ giới tư nhân tại một quốc gia khác khi đi kèm với giấy phép lái xe hợp lệ từ đất nước của họ. Trên thực tế đây là một bản dịch đa ngôn ngữ của giấy phép lái xe hiện tại. Bằng lái xe quốc tế là bản dịch hợp pháp chuyển đổi từ bằng lái xe nội địa sang bằng lái quốc tế có giá trị sử dụng trên 192 quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên bằng lái xe quốc tế chỉ có giá trị khi được sử dụng kết hợp cùng với bằng lái xe nội địa.

Hiện nay chưa có văn bản cụ thể quy định thủ tục đổi Giấy phép lái xe Việt Nam sang Giấy phép lái xe quốc tế. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có là Sở Giao Thông Vận Tải TP. HCM và Hà Nội cấp giấy phép lái xe quốc tế. Bạn có thể liên hệ với các cơ quan này để biết thêm chi tiết.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

3.Bằng lái xe quốc tế của Việt Nam sử dụng tại Mỹ?

Xin chào luật sư! Tôi đang định cư ở Mỹ được 10 tháng. Hiện tại tôi vẫn chưa có bằng lái xe của Mỹ vì lý do ngôn ngữ. Luật sư có thể cho tôi biết bằng lái xe quốc tế của Việt Nam có thể sử dụng tại Mỹ trong trường hợp định cư như tôi không.?
Cảm ơn luật sư rất nhiều

Trả lời:

Giấy phép lái xe quốc tế (IDP) cho phép một cá nhân lái xe cơ giới tư nhân tại một quốc gia khác khi đi kèm với giấy phép lái xe hợp lệ từ đất nước của họ. Trên thực tế đây là một bản dịch đa ngôn ngữ của giấy phép lái xe hiện tại. Bằng lái xe quốc tế là bản dịch hợp pháp chuyển đổi từ bằng lái xe nội địa sang bằng lái quốc tế có giá trị sử dụng trên 192 quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên bằng lái xe quốc tế chỉ có giá trị khi được sử dụng kết hợp cùng với bằng lái xe nội địa.

Công Ước Viên 1968: Công ước Vienna về giao thông đường bộ

Theo Điều 41:

Các Bên ký kết sẽ công nhận:

- Giấy phép lái xe trong nước được cấp bằng ngôn ngữ quốc gia của họ hoặc trong một trong những ngôn ngữ quốc gia của họ kèm theo bản dịch có xác nhận.

- Giấy phép lái xe trong nước phù hợp với quy định của Phụ lục 4 của Công ước;

- Giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với quy định của Phụ lục 7 của Công ước, như hợp lệ để lái xe trong lãnh thổ của nước mình trong phạm vi đối tượng được giấy phép, rằng giấy phép vẫn hợp lệ và nó đã được ban hành bởi Bên ký kết khác.

Bên ký kết tiến hành áp dụng các biện pháp đó là cần thiết để đảm bảo rằng các giấy phép lái xe trong nước và quốc tế đề cập đến trong các tiểu mục 1 (a), (B) và (c) của Điều này không được phát hành trong lãnh thổ của họ mà không đảm bảo về khả năng điều khiển và sức khoẻ cho phép.

Giấy phép lái xe quốc tế không chỉ được cấp cho người giữ giấy phép lái xe trong nước trong đó các điều kiện tối thiểu đã được nêu trong Công ước đã được hoàn thành. Giấy phép lái xe quốc tế không có giá trị khi giấy phép lái xe trong nước hết hạn sử dụng.

Dưới đây là danh sách 85 nước áp dụng giấy phép lái xe quốc tế - IDP( 85 quốc gia có tham gia Công ước về giao thông đường bộ năm 1968):

BANIA

ARMENIA

AZERBAIJAN

AUSTRALIA

BAHAMAS

BAHRAIN

BOSNIA AND HERZEGOVINA

BELGIUM

BELARUS

BULGARIA

BRAZIL

CHILE

CENTRAL AFRICAN REPUBLIC

CROATIA

COSTA RICA

COTE D’IVOIRE

CUBA

CZECH REPUBLIC

CONGO

DENMARK

ECUADOR

ESTONIA

FINLAND

GEORGIA

FRANCE

GERMANY

GHANA

GREECE

GUYANA

HOLY SEE

HUNGARY

INDONESIA

IRAN

ISRAEL

ITALY

KAZAKHSTAN

KENYA

KUWAIT

KYRGYZSTAN

LIBERIA

LATVIA

LITHUANIA

LUXEMBOURG

MEXICO

MONACO

MONGOLIA

MONTENEGRO

NIGER

MOROCCO

NETHERLANDS

NORWAY

PAKISTAN

PERU

PHILIPPINES

POLAND

PORTUGAL

QATAR

REPUBLIC OF KOREA

REPUBLIC OF MOLDOVA

ROMANIA

RUSSIAN FEDERATION

SAN MARINO

SENEGAL

SERBIA

SPAIN

SWEDEN

SLOVENIA

SLOVAKIA

SEYCHELLES

SWITZERLAND

TAJIKISTAN

THAILAND

TUNISIA

TURKEY

UKRAINE

URUGUAY

UZBEKISTAN

SOUTH AFRICA

VENEZUELA

VIET NAM

ZIMBABWE

TURKMENISTAN

FORMER YUGOSLAV

REPUBLIC OF MACEDONIA

UNITED ARAB EMIRATES

UNITED KINGDOM

GPLX quốc tế chỉ có hiệu lực khi mang ra nước ngoài mà cụ thể ở đây là tại các quốc gia tham gia Công ước Viên. Khi ra nước ngoài, người sử dụng phải mang cả GPLX quốc gia và quốc tế để đối chiếu. Có một số nước lớn như Mỹ, Nhật không tham gia vào công ước Vienna 1968, nhưng lại tham gia vào công ước Vienna 1949 nhưng Việt Nam không tham gia vào công ước này. Trong danh sách cập nhật các quốc gia ký công ước Vienna của Tổng cục Đường bộ VN không có nước Mỹ. Đến nay nước Mỹ vẫn cấp GPLX quốc tế nhưng là do Hiệp hội vận tải cấp nên không tương thích với Công ước Vienna năm 1968. Vì thế việc cấp GPLX quốc tế do Việt Nam cấp sẽ không được công nhận khi lưu hành ở Mỹ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

4.Bằng lái xe quốc tế Nhật Bản sử dụng ở Việt Nam?

Kính chào luật sư, Tôi là người Việt Nam, nhưng sinh sống ở Nhật được một thời gian và đã thi lấy bằng lái xe ở Nhật, vậy sau khi tôi đổi bằng lái xe sang bằng quốc tế ở Nhật thì tôi có thể dùng bằng đó để điều khiển xe ở việt nam hay không. ( vì tôi không có bằng lái xe ở Việt Nam).
Mong câu trả lời của luật sư. Cảm ơn.
Người gửi : Võ Văn Bắc

Luật sư trả lời:

Quy định về sử dụng giấy phép lái xe quốc tể chỉ áp dụng phạm vi đối với cấp, sử dụng giấy phép lái xe do Việt Nam cấp; việc sử dụng giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 (Công ước viên).

Nhật Bản chưa tham gia Công ước viê, do đó bằng lái xe Quốc tế của bạn do Nhật Bản cấp không được sử dụng tại Việt Nam. Tham khảo: Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

5.Bị thu bằng lái xe, lấy trễ có bị xử phạt thêm?

Dạ em bị thu bằng lái xe ngày 23/02/2020 yêu cầu có mặt lúc 9h ngày 01/03/2020 để giải quyết vi phạm. Hiện tại đã ngày 11/5 Giờ em muốn lấy lại bằng thì có bị xử phạt thêm không ạ ? Nêu giúp em mức phạt ? Em có thể phải chịu thêm không ạ.Vì em là sinh viên đi thực tập, tự đi xe đường xa và vượt quá 8km/h so với tốc độ cho phép là 50km/h ?
Em muốn hỏi để chuẩn bị mức phạt trước ạ.
Trả lời:

Thứ nhất, Quy định về thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương
Điều 73. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật này. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.”

Thứ hai, Quy định về phạt chậm nộp tiền phạt

Được quy định tại Điều 78, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
2. Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được thu tiền phạt trực tiếp và phải nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt.
3. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính bị phạt tiền phải nộp tiền phạt một lần, trừ trường hợp quy định tại Điều 79 của Luật này.
Mọi trường hợp thu tiền phạt, người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt.”
Thứ ba, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP mức xử phạt chạy quá tốc độc được quy định như sau:

"Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

Như vậy: Đối với các trường hợp chậm nộp tiền phạt thì sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Mức phạt khi chạy quá tốc độ 8km/h là phạt từ 200. 000 đồng đến 300.000 đồng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông - Công ty luật Minh Khuê