Mục lục bài viết
1. Quy định về hộ kinh doanh cá thể ?
>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số: 1900.6162
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Ảnh minh họa
2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Mức thu nhập thấp được quy định không được vượt quá mức khởi điểm chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.
>> Tham khảo dịch vụ luật sư liên quan: Luật sư riêng cho doanh nghiệp;
2. Tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể theo luật doanh nghiệp mới ?
Luật sư tư vấn Luật doanh nghiệp trực tuyến gọi:1900.6162
Trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi đưa ra các đặc trưng, ưu, nhược điểm của hai loại hình là hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân dưới đây để bạn tham khảo:
|
Hộ kinh doanh |
Doanh nghiệp tư nhân |
Chủ thể |
Do cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm, một hộ gia đình làm chủ, cùng nhau quản lý, phát triển mô hình và cùng chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. |
Do một cá nhân làm chủ góp toàn bộ vốn, tự chịu trách nhiệm và hưởng toàn bộ lợi ích |
Quy mô kinh doanh |
+Nhỏ hơn +Kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nới đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. +Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… +Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu.
|
+Lớn hơn +Không giới hạn quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh +Không được phép xuất khẩu, nhập khẩu
|
Lượng nhân công |
Giới hạn nhân công 10 người |
Không hạn chế
|
Điều kiện kinh doanh |
Chỉ trong một sô trường hợp nhất đinh, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu. |
Buộc phải đăng kí kinh doanh, phải đăng kí kinh doanh ở cấp tính để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải có con dấu trong quản lý được cơ quan công an cấp |
Ưu điểm |
Quy mô gọn nhẹ, chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản, phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. |
Một chủ đầu tư, thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của doanh nghiệp, dễ dang vay vốn do chế độ chịu trách nhiệm của mình. |
Nhược điểm |
Không có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ, tính chất hoạt động manh mún. |
Không có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản của chủ doanh nghiệp. |
Theo như nhu cầu của bạn muốn kinh doanh lĩnh vực sản xuất cơ khí quy mô nhỏ với vốn điều lệ 100 triệu, và thuê khoảng 2 nhân công, thì hộ kinh doanh là loại hình phù hợp hơn trong trường hợp này.
Về trình tự thủ tục đăng ký hộ kinh doanh bạn thực hiện như sau:
- Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
+ Ngành, nghề kinh doanh;
+ Số vốn kinh doanh;
+ Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao Giấy chứng minh nhân dân của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo các giấy tờ quy định phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề có vốn pháp định phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
- Nếu sau năm ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật cấp tỉnh.
Đăng ký thuế hộ kinh doanh:
Tùy từng địa phương cán bộ thuế sẽ tới tận nơi để thực hiện để thực hiện đăng ký thuế. Chuẩn bị 2 bản sao hộ kinh doanh + CMND của chủ hộ kinh doanh.
Thông tư 42/2003/TT-BTC Hướng đẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế Môn bài quy định đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế môn bài theo 6 mức như sau:
+ Thu nhập trên 1,5 triệu đồng/tháng: nộp thuế môn bài cả năm là 1 triệu đồng;
+ Thu nhập từ 1 – 1,5 triệu đồng/tháng: nộp thuế môn bài cả năm là 750.000 đồng;
+ Thu nhập từ trên 750.000đ – 1 triệu đồng/tháng: nộp thuế môn bài cản năm là 500.000 đồng;
+ Thu nhập từ trên 500.000 đồng – 750.000 đồng/tháng: nộp thuế môn bài cả năm là 300.000 đồng;
+ Thu nhập trên 300.000 – 500.000 đồng/tháng: nộp thuế môn bài cả năm là 100.000 đồng;
+ Thu nhập từ 300.000 đồng/tháng trở xuống, nộp thuế môn bài cả năm là 50.000 đồng.
Các văn bản pháp lý liên quan:
-Thông tư 42/2003/TT-BTCHướng đẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế Môn bài
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
3. Các loại thuế của hộ kinh doanh cá thể ?
>> Luật sư tư vấn luật Thuế trực tuyến, gọi: 1900.6162
Luật Minh Khuê tư vấn pháp luật thuế gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh thì thuế khoán chính là thuế GTGT và thuế TNCN.
Khoản 2 Điều 1 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về người nộp thuế như sau:
"...2. Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống."
Như vậy, rõ ràng doanh thu của bạn trên 100 triệu đồng thì bạn là đối tượng phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT.
>> Bài viết tham khảo thêm: Hộ kinh doanh tính thuế khoán như thế nào ?
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
4. Cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể như thế nào ?
Luật sư tư vấn luật tư vấn pháp luật Doanh nghiệp trực tuyến, gọi: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP đăng ký doanh nghiệp quy định như sau:
"Điều 73. Đặt tên hộ kinh doanh
1. Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau đây:
a) Loại hình “Hộ kinh doanh”;
b) Tên riêng của hộ kinh doanh.
Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
2. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
3. Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
4. Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện."
Như vậy, có thể xác định khi bạn thành lập hộ kinh doanh bắt buộc trong tên hộ kinh doanh của bạn phải có chữ "Hộ kinh doanh". Những thành phần khác trong tên hộ kinh doanh phải đáp ứng được những quy định pháp luật trên.
Cách đặt tên "hộ kinh doanh Nguyễn Văn A" được coi là chính xác nếu phần tên riêng "Nguyễn Văn A" đáp ứng đủ những điều kiện pháp luật trên.
>> Bài viết tham khảo thêm: Hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể?
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê