Mục lục bài viết
Căn cứ Luật Xây Dựng năm 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bào trì công trình xây dựng (gọi tắt là thông tư số 26/2016/TT-BXD), quy định:
Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế nếu đạt yêu cầu.
1. Thiết kế xây dựng công trình là gì ?
Thiết kế xây dựng (Construction design) có thể hiểu là sự triển khai sáng tạo các công trình xây dựng dựa trên một mục đích cụ thể. Việc thiết kế xây dựng giúp cho các ý tưởng, ước muốn trở thành hiện thực, góp phần tạo nên một tổng thể kiến trúc đẹp cho cuộc sống trọn vẹn, đầy đủ.
Thông thường, những nội dung chủ yếu mà bên thiết kế xây dựng sẽ phải làm khi thiết kế công trình xây dựng sẽ bao gồm:
- Phương án công nghệ
Bên thiết kế xây dựng sẽ đưa ra những giải pháp sử dụng phương án công nghệ khi nhận dự án. Tùy vào loại công trình xây dựng mà bên thiết kế sẽ chọn ra những công nghệ khác nhau và phù hợp nhất cho từng đối tượng.
- Nhu cầu sử dụng
Tùy thuộc vào nhu cầu xây dựng của từng loại công trình mà nhà tư vấn thiết kế lựa chọn phương án tốt nhất. Ví dụ đối với những công trình xây dựng chung cư sẽ thiết kế khác với những thiết kế nhà để ở. Người tư vấn thiết kế sẽ phải nắm bắt rõ định hướng thi công đối với công trình đó để đưa ra được thiết kế phù hợp nhất.
- Phương án kiến trúc
Khi xây dựng một công trình nào đó, sẽ có rất nhiều phương án kiến trúc khác nhau, ví dụ như kiến trúc hiện đại, kiến trúc cổ điển, kiến trúc tân cổ điển,... và người tư vấn thiết kế sẽ có trách nhiệm đưa ra phương án tốt nhất và phù hợp nhất. Bên cạnh đó, tùy vào nhu cầu và sở thích của từng đối tượng khác nhau mà bên thiết kế sẽ giúp bạn có được công trình xây dựng như mong muốn.
- Phương án kết cấu
Kết cấu xây dựng sẽ bao gồm việc tính toán các lực đỡ, nội lực và biến dạng do tác động của ngoại lực lên một hệ chịu lực của công trình xây dựng và nó là cơ sở cho việc thiết kế công trình trong trạng thái giới hạn độ bền và trạng thái giới hạn sử dụng. Yêu cầu cơ bản nhưng quan trọng nhất của kết cấu xây dựng là hệ chịu lực phải nằm trong trạng thái cân bằng ổn định và nhà tư vấn thiết kế sẽ giúp bạn đưa ra phương án để giải quyết điều đó.
- Phương án phòng chống cháy nổ
Trong thời gian gần đây, các vụ cháy nổ lớn thường xảy ra mà nguyên nhân chính là do chập điện, rò rỉ điện. Vì vậy bên thiết kế xây dựng sẽ tư vấn giúp cho công trình có những phương án tốt nhất trong việc phòng chống cháy nổ cũng như cần phải trang bị bình cứu hỏa hay sử dụng vật liệu nào trong xây dựng để khó bắt lửa, đảm bảo được không gian an toàn nhất.
- Phương án sử dụng năng lượng đạt hiệu suất cao
Ngày nay việc sử dụng các năng lượng thiên nhiên đang là xu hướng trong xây dựng nhiều công trình. Các năng lượng thiên nhiên nhiên như năng lượng mặt trời, gió, nước.. không những đảm bảo được an toàn mà còn giúp tiết kiệm điện năng. Bên tư vấn thiết kế là bên hiểu rõ lợi ích thiết thực của các thiết bị sử dụng năng lượng, qua đó đưa ra những thiết kế phù hợp với công trình.
- Giải pháp bảo vệ môi trường
Ngày nay trong các dự án xây dựng sẽ có các giải pháp giúp bảo vệ môi trường nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực do việc xây dựng. Ví dụ như sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, hay còn gọi là xây dựng xanh nhằm hướng đến một công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, đồng thời hạn chế tác động xấu đến môi trường.
- Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp
Lập bảng dự toán cho từng công trình trong dự án theo khối lượng của hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đơn giá và định mức tương ứng là nội dung thiết kế xây dựng công trình cần thiết. Bên thiết kế sẽ xây dựng và tính toán giúp cho chủ đầu tư có cái nhìn tổng quát nhất để từ đó có thể theo dõi tiến độ công việc cũng như những chi phí cần thiết cho việc xây dựng.
Bên cạnh đó, nội dung thiết kế xây dựng sẽ được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện thực tế để đảm bảo hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Quy định pháp luật về nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình ?
Căn cứ Luật Xây Dựng năm 2014 và Nghị định số 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bào trì công trình xây dựng (gọi tắt là thông tư số 26/2016/TT-BXD), quy định:
Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng xây dựng và thông báo chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế nếu thiết kế đó đạt yêu cầu.
Như vậy, thẩm quyền nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình là thuộc về chủ đầu tư của dự án xây dựng.
3. Lập biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình?
Khi thực hiện hoạt động nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình xây dựng, biên bản nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình sẽ được lập ra với mục đích ghi nhận lại hoạt động nghiệm thu đối với thiết kế xây dựng công trình. Trong đó, biên bản này sẽ thể hiện các nội dung về thiết kế công trình nghiệm thu, đánh giá hồ sơ thiết kế,…
Quý khách hàng có thể tham khảo Mẫu biên bản nghiệm thu thiết kế công trình xây dựng sau đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…., ngày…tháng…năm…
BIÊN BẢN SỐ … NGHIỆM THU THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
……(ghi tên công trình xây dựng)…
1. Đối tượng nghiệm thu: .....(ghi rõ bước thiết kế, đối tượng thiết kế xây dựng công trình).....
2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Chủ đầu tư: (ghi tên tổ chức, cá nhân)
Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật:…
b) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình: (ghi tên tổ chức, cá nhân)
Họ và tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật ….
3. Thời gian nghiệm thu:
Bắt đầu: … ngày… tháng … năm………
Kết thúc: …… ngày…. tháng……… năm……….
Tại …
4. Đánh giá hồ sơ thiết kế:
a) Về chất lượng thiết kế xây dựng công trình: (đánh giá sự phù hợp với nhiệm vụ thiết kế và bước thiết kế trước đó đã được phê duyệt);
b) Về khối lượng công việc thiết kế xây dựng công trình: (đối chiếu theo hợp đồng thiết kế);
c) Về hình thức, số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình;
d) Các vấn đề khác, nếu có.
5. Kết luận:
Chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình;
Yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thiết kế và các kiến nghị khác nếu có.
NHÀ THẦU THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu)
CHỦ ĐẦU TƯ
(ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ người đại diện theo pháp luật và đóng dấu)
Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của chúng tôi về chủ đề Quy định về nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình ? và một số những vấn đề pháp lý có liên quan. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7. Gọi số 1900.6162 hoặc gửi email chi tiết tại: Tư vấn pháp luật qua Email. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Minh Khuê. Trân trọng./.