1. Trợ cấp mất việc làm là gì?

Trợ cấp mất việc làm là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động mất việc làm khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

 

2. Những quy định của pháp luật về trợ cấp mất việc làm?

Theo quy định tại điều 42 Bộ Luật Lao động năm 2019:

Điều 47. Trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

 

2.1. Đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm:

Người lao động là đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm khi thoả mãn đủ các tiêu chí sau:

- Người lao động làm việc thường xuyên cho đơn vị từ đủ 12 tháng trở lên

- Người lao động bị mất việc làm do đơn vị không bố trí được công việc.

- Người lao động phải thoả mãn điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm.

 

2.2. Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm

Người lao động là đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp và thuộc 1 trong các trường hợp:

- Doanh nghiệp đổi cơ cấu, công nghệ mà không thể sắp xếp được công việc phù hợp cho người lao động;

- Trường hợp vì lý do kinh tế mà buộc người lao động phải thôi việc;

- Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã không có phương án công việc phù hợp cho người lao động;

- Thực hiện chuyển quyền sử hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhưng không sắp xếp được công việc cho người lao động

=> Đơn vị sử dụng lao động không bố trí được công việc và người lao động mất việc làm.

 

2.3. Cách tính trợ cấp mất việc làm

Cũng theo Điều 47 BLLĐ năm 2019, người lao động đủ điều kiện sẽ được nhận mức trợ cấp mất việc làm cho mỗi năm làm việc bằng 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

Cụ thể:

Mức trợ cấp mất việc làm

=

Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp

x

Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp

Nếu người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm nhưng thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp ít hơn 24 tháng thì người sử dụng lao động phải trả ít nhất 02 tháng tiền lương cho người lao động.

 

2.4. Thời gian làm việc để được tính trợ cấp mất việc làm

Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145 nêu rõ, thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Thời gian làm việc tính trợ cấp

=

Tổng thời gian làm việc thực tế

-

Thời gian đã tham gia BHTN

-

Thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm

Trong đó:

- Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế gồm:

+ Thời gian trực tiếp làm việc;

+ Thời gian thử việc;

+ Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;

+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản;

+ Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương;

+ Thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công mà được người sử dụng lao động trả lương;

+ Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;

+ Thời gian nghỉ hằng tuần;

+ Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;

+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện người lao động;

+ Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

- Thời gian đã tham gia BHTN gồm:

+ Thời gian người lao động đã tham gia BHTN;

+ Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia BHTN nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN.

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm được tính theo năm (đủ 12 tháng) nên các trường hợp lẻ tháng sẽ được làm tròn:

+ Có tháng lẻ ít hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm;

+ Trên 06 tháng được tính bằng 01 năm.

 

2.5. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm

Căn cứ khoản 5 Điều này, tiền lương tháng tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

Trường hợp người lao động làm việc theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau thì tiền lương tính trợ cấp mất việc làm được xác định như sau:

Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

- Nếu hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên vô hiệu (vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức trong thỏa ước lao động tập thể) thì tiền lương tính trợ cấp sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu vùng hoặc mức lương theo thỏa ước lao động tập thể.

Ví dụ: Anh A làm việc tại nhà máy X. Do thay đổi cơ cấu sản phẩm, trình độ không phù hợp nên nhà máy cho anh thôi việc.

Mức bình quân tiền lương theo hợp đồng lao động của 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc của anh A là 09 triệu đồng.

Tại nhà máy X, anh A có 15 năm 08 tháng làm việc. Trong đó, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 12 năm và thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc là 01 năm.

Do đó, thời gian tính hưởng trợ cấp mất việc làm của anh A sẽ là 15 năm 08 tháng - 12 năm - 01 năm = 02 năm 08 tháng (làm tròn thành 03 năm).

Như vậy, mức hưởng trợ cấp mất việc làm của anh A bằng 03 x 9 triệu đồng = 27 triệu đồng.

 

3. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là gì?

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp là số tiền để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm, đào tạo nghề cho người lao động tại doanh nghiệp.

Khi phát sinh chi trợ cấp mất việc làm doanh nghiệp được hạch toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động vào chi phí quản lý doanh nghiệp và được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp.

Trường hợp trong năm doanh nghiệp có thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, số lượng lao động mất việc làm phát sinh lớn, nếu hạch toán đủ vào chi phí số tiền đã chi trợ cấp mất việc làm (trừ số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã sử dụng để chi nếu có) cho người lao động của doanh nghiệp mà phát sinh lỗ, thì doanh nghiệp được hạch toán phân bổ số tiền đã chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động vào chi phí quản lý doanh nghiệp các năm sau, thời gian phân bổ tối đa là 3 năm.

 

4. Phương pháp hoạch toán quỹ dự phòng trợ cấp mất việc

Hiện nay, các liên quan đến quỹ dự phòng được quy định ở hai văn bản pháp luật sau:

– Thông tư 180/2012/TT-BTC ngày ngày 24 tháng 10 năm 2012 hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp;

– Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, các quy định liên quan đến quỹ dự phòng trợ cấp thât nghiệp cũng không xảy ra hiện tượng chồng chéo. Bởi, điều 128 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp quy định:

“Thông tư này có hiệu lực áp dụng sau 45 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cho năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 1/1/2015. Những quy định trái với Thông tư này đều bãi bỏ. Thông tư này thay thế cho Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính. Những nội dung tại các Thông tư hướng dẫn Chuẩn mực kế toán Việt Nam không trái với Thông tư này vẫn còn hiệu lực.”

Mặt khác thông tư 200/2014/TT-BTC không có quy định liên quan đến quỹ dự phòng trợ cấp mất việc, do đó các quy định theo thông tư 180/2012/TT-BTC ngày ngày 24 tháng 10 năm 2012 hướng dẫn xử lý tài chính về chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp vẫn có hiệu lực thi hành.

Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp chỉ được dùng khi chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm, đào tạo lại nghề cho người lao động tại doanh nghiệp khi có quy đinh của pháp luật hiện hành.

Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hoạch toán vào chi phí quản lý trong kỳ của doanh nghiệp. Trong trường hợp nếu quỹ dự phòng trợ cấp mất việc của năm nay được sử dụng không hết sẽ được chuyển sang số dư của năm sau. Ngoài ra, nếu trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trả trợ cấp cho người lao động thôi việc trong năm đó thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hoạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp trong kì.

Thời điểm để lập và trích quỹ dữ phòng mất việc làm là thời điểm kháo sổ kế toán đề lập báo cáo tài chính trong năm. Trường hợp doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì có thể điều chỉnh quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quý khi lập của báo cáo tài chính.

Phương pháp hạch toán kế toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động tại doanh nghiệp thực hiện cụ thể như sau:

– Khi chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động từ nguồn dư Quỹ tại thời điểm 31/12/2011 ghi:

Nợ TK 351 – Quỹ trợ cấp mất việc làm

Có các TK 111, 112,………

– Khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động trong năm tài chính được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có các TK 111, 112,…….

– Trường hợp số tiền chi trả trợ cấp mất việc làm trong năm phát sinh lớn, hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp mà phát sinh lỗ, doanh nghiệp được hạch toán phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp năm sau, thời gian phân bổ tối đa là 3 năm, sau khi chi trả ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

Có các TK 111, 112, ……..

Khi phân bổ ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 242 – Chi phí trả trước dài hạn.

– Nguồn dư Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp (nếu có) khi lập báo cáo tài chính năm 2012 hạch toán tăng thu nhập khác của doanh nghiệp ghi:

Nợ TK 351 – Quỹ trợ cấp mất việc làm

Có TK 711 – Thu nhập khác.