Mục lục bài viết
1. Quy phạm là gì?
Quy phạm là những quy tắc, những chuẩn mực thường có tính bắt buộc phải thực hiện thi hành đối với những cá nhân hoặc đối với một nhóm người hay tổ chức.
Quy phạm là hệ thống các quy tắc chặt chẽ, mang tính bắt buộc, bao gồm quy phạm đạo đức, quy phạm xã hội, quy phạm pháp luật,...
2. Quy phạm xã hội là gì?
Khái niệm quy phạm xã hội:
Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung của con người nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người trong trong một phạm vi, cộng đồng nhất định (trong xã hội).
Quy phạm xã hội được hình thành trong quá trình phát triển của xã hội, qua các mối quan hệ của xã hội vì vậy nó mang tính xã hội sâu sắc, không mang tính chất bắt buộc chung, được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp, cơ chế chứ không được bảo đảm bởi pháp luật. Quy phạm xã hội bao gồm những tập quán, tín điều tôn giáo, phong tục,...
Đặc điểm của quy phạm xã hội:
- Quy phạm xã hội không dễ dàng thay đổi với ý nghĩa và nội dung quy tắc. Quy phạm xã hội được áp dụng linh hoạt qua từng giai đoạn xã hội để phù hợp với chuẩn mực.
- Quy phạm xã hội do tổ chức chính trị - xã hội, tôn giáo quy định và áp dụng xuyên suốt trong tổ chức hoặc tự hình thành trong quá trình phát triển của xã hội, từ đó hình thành tập quan, tín ngưỡng, tôn giáo và được cong người tuân theo và thực hiện.
- Quy phạm xã hội không mang tính bắt buộc cưỡng chế hay giám sát điều chỉnh mà con người tự nhận thức và có ý thức chấp hành.
Tuy không mang tính chất bắt buộc cưỡng chế, vì vậy con người có thể lựa chọn tuân theo hoặc không tuân theo. Tuy nhiên, việc thực hiện hành vi trái với phong tục tập quán, tôn giáo.,,, sẽ bị xẫ hội lên án, đánh giá và phê bình.
Nội dung của quy phạm xã hội:
- Là các quan điểm chuẩn mực đối với đời sống tinh thần, tình cảm của con người nhằm điều chỉnh nhận thức và hành vi của con người, hướng đến tôn trọng và tuân thủ các quyền và lợi ích của con người và xã hội.
- Quy phạm xã hội không mang tính bắt buộc chung và việc thực hiện quy phạm xã hội không bắt buộc với tất cả cá nhân và tổ chức trong xã hội. Cá nhân và tổ chức có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện dựa trên ý thức của mình về chuẩn mực xã hội;
- Quy chuẩn xã hội không được bảo đảm thực hiện biện pháp cưỡng chế mà được bảo đảm thực hhiện trên tinh thần tự nguyện, tự giác của con người.
- Quy phạm xã hội không có sự thống nhất, không được thể hiện cụ thể về từ ngữ hay cách truyền đạt. Quy phạm xã hội được thực hiện qua cách hiểu và áp dụng vào cuộc sống.
- Quy phạm xã hội thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người.
3. Quy phạm đạo đức là gì?
Khái niệm quy phạm đạo đức:
Quy phạm đạo đức là những quy tắc xử sự truyền thống của một xã hội nhất định đươc hình thành trải qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Quy phạm đạo đức chi phối và bảo đảm cho nếp sống, tâm tư, tình cảm trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng ngày càng thêm tốt đẹp.
Quy phạm đạo đức là kết quả của sự tích lũy, kế thừa kinh nghiệm nhiều đời không ngừng sáng tạo, đổi mới, phát triển trong những cộng đồng người có ngôn ngữ chung, một nền văn hóa chung.
Quy phạm đạo đức được bảo đảm tuân thủ trong cuộc sống bằng tinh thần tự giác của con người và bằng sự đánh giá của dư luận xã hội.
Đặc điểm của quy phạm đạo đức:
- Quy phạm đạo đức được hình thành và áp dụng lâu dài trong cộng đồng dân cư và trở thành chuẩn mực đạo đức và văn hóa đặc trưng trong xã hội.
- Quy phạm đạo đức không mang tính bắt buộc chung và không bị cưỡng chế thực hiện.
- Quy phạm đạo đức được áp dụng cho từng cộng đồng người, chỉ bị ràng buộc thực hiện bởi sự đánh giá, nhìn nhận của xã hội.
Nội dung của quy phạm đạo đức:
- Quy phạm đạo đức là các quan điểm chuẩn mực được hình thành trong đời sống của con người, điều chỉnh đời sống tinh thần và tình cảm của con người. Quy phạm đạo đức chứa đựng các nội dung về chuẩn mực đạo đức của con người về nhân cách, nhận thức, lối sống,...
- Quy phạm đạo đức không mang tính chất bắt buộc mà được thực hiện bằng sự tự nguyện, tự giác của tổ chức, cá nhân và sự đánh giá từ xã hội.
- Quy phạm đạo đức không được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế.
- Quy phạm đạo đức mang giá trị văn hóa và được kế thừa, phát huy qua các thế hệ. Vì vậy, quy phạm đạo đức không có sự thống nhất và không được thể hiện cụ thể dưới hình thức từ ngữ hay văn bản.
- Quy phạm đạo đức thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho con người.
4. Tổng quan về quy phạm pháp luật
4.1. Quy phạm pháp luật là gì?
Khái niệm quy phạm pháp luật:
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Đặc điểm của quy phạm pháp luật:
- Quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung.
- Được thể hiện dưới hình thức nhất định.
- Thể hiện ý chí của nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.
Nội dung của quy phạm pháp luật:
Nội dung của một quy phạm pháp luật bao gồm ba bộ phận sau:
- Giả định: Giả thiết sự việc xảy ra trong thực tế.
- Quy định: Quy định mô hình hành vi, tức là đưa ra quy tắc, khuôn mẫu mà nhà nước mong muốn con người thực hiện.
- Chế tài: Là các biện pháp tác động của nhà nước, nếu không thực hiện hành vi xử sự theo quy định.
4.2. Văn bản quy phạm pháp luật
Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật:
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:
- Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Chứa đựng những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung.
- Được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.
- Văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi, nội dung và trình tự ban hành được quy định cụ thể bằng pháp luật.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
- Hiến pháp.
- Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Vueetj Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tiuchj Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Quyết định của Thủ tướng chính phủ.
- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dựa trên nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- Quốc hội ban hành Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị quyết.
- Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh, Nghị quyết.
- Chủ tịch nước ban hành Lệnh, Quyết định.
- Chính phủ ban hành Nghị định.
- Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành Nghị quyết liên tịch.
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định.
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành Nghị quyết.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành Thông tư.
- Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định.
- Hội đồng nhân dân các cấp ban hành Nghị quyết.
- Ủy ban nhân dân các cấp ban hành Quyết định.
- Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Mọi vướng mắc cần giải đáp vui lòng tới Luật Minh Khuê qua số tổng đải 19006162 để được hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng!