Mục lục bài viết
- 1. Khái niệm Quy phạm luật quốc tế
- 2. Phân loại quy phạm pháp luật quốc tế
- + Phân loại theo giá trị hiệu lực
- + Phân loại theo hình thức thể hiện
- 3. Mối quan hệ giữa quy phạm luật quốc tế và các quy tắc khác trong hệ thống quốc tế
- 3.1 Quy phạm luật quốc tế và quy phạm chính trị
- 3.2 Quy phạm luật quốc tế và quy phạm đạo đức
1. Khái niệm Quy phạm luật quốc tế
Quy phạm Luật quốc tế là quy tắc xử sự do các quốc gia và chủ thể khác của Luật quốc tế thỏa thuận xạy dựng nên hoặc cùng nhau thừa nhận giá trị pháp lý ràng buộc của chúng. Theo quan điểm mới: Cơ sở tồn tại của mối quan hệ giữa luật quốc tế và luật quốc gia phải được xem xét từ góc độ Lý luận về Nhà nước và Pháp luật.
Quy phạm luật quốc tế là, hạt nhân của cấu trúc hê thống luật quốc tế. Quy phạm luật quốc tế khác với các quy phạm (như quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị) và các quy tắc khác (như quy tắc lễ nhượng quốc tế) trong hệ thống quốc tế ở hiệu lực pháp lý ràng buộc đối với chủ thể luật quốc tế. Cơ sở của hiệu lực bắt buộc đối vói quy phạm luật quốc tế không được giải thích bằng sức mạnh của quyền lực siêu quốc gia, do một cơ quan hoặc thiết chế quốc tế chung thực hiện mà bằng sự thoả thuận của quốc gia trên cơ sở lợi ích của chính quốc gia đó; bằng ý thức tuân, thủ luật quốc tế cùa quốc gia, dựa trên các nguyên tắc cơ bản như nguyên tắc Pacta sunt servanda; bằng sức mạnh của dư luận tiến bộ thế giới và bằng bản chất được điều chỉnh theo một trật tự nhất định của các quan hệ xã hội khi tồn tại trong điều kiên có nhà nước và pháp luật.
2. Phân loại quy phạm pháp luật quốc tế
Luật quốc tế hiện đại bao gồm hệ thống quy phạm phong phú, trong đó có một số loại chủ yếu sau:
+ Phân loại theo giá trị hiệu lực
- Quy phạm mệnh lệnh chung (Jus cogens): Dù được ghi nhận ở điều ước hay tập quán quốc tế nhưng tính chất Jus cogens của loại quy phạm này được xem xét ở hiệu lực bắt buộc chung, mang tính khách quan hoá và có giá trị tối cao đối với mọi chủ thể, mọi mối quan hê pháp luật quốc tế. Quy phạm Jus cogens có giá trị quy định hiệu lực và tính hợp pháp của các quy phạm khác của luật quốc tế (quy phạm tùy nghi), tức các quy phạm khác phải có nội dung không trái với quy phạm Jus cogens. Mặt khác, trong quá trình áp dụng và thực hiện luật quốc tế, các chủ thể không được quyền thay đổi nội dung của các quy phạm này và hành vi nhằm thay đổi chúng bị coi là vô hiệu ngay từ đầu.
Hiện nay, luật quốc tế chưa có sự xác định thống nhất hệ thống các quy phạm Jus cogens, ngoài việc thừa nhận chung đối với hiệu lực là quy phạm Jus cogens của các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
- Quy phạm tùy nghi: Là quy phạm mà ữong khuôn khổ của nó cho phép các chủ thể luật quốc tế tự xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ qua lại giữa các bên, trong một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Ví dụ, quy phạm về xác định bề rộng lãnh hải của quốc gia ven bờ tối đa khồng quá 12 hải lý, kể từ đường cơ sở theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc.
Trong luật quốc tế, các quy phạm tùy nghi chiếm đa số, vì bản chất của luật quốc tế là sự thoả thuận giữa các chủ thể trên cơ sở lợi ích riêng.
+ Phân loại theo hình thức thể hiện
Căn cứ vào hình thức quy phạm thì những quy phạm kể trên có thể được phân biệt thành quy phạm điều ước quốc tế (còn gọi là quy phạm thành văn) và quy phạm tập quán quốc tế (hay gọi là quy phạm bất thành văn).
Trong một số loại điều ước quốc tế, như điều ước điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, ngoài các quy phạm trực tiếp điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế còn có những quy phạm đặc thù, tức quy phạm không trực tiếp điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của chủ thể quan hê pháp luật mà chỉ xác định hệ thống pháp luật nào được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp luật nảy sinh.
3. Mối quan hệ giữa quy phạm luật quốc tế và các quy tắc khác trong hệ thống quốc tế
3.1 Quy phạm luật quốc tế và quy phạm chính trị
Thực tiễn sinh hoạt quốc tế hiện nay cho thấy, các quy phạm chính tri ngày càng tăng cả về số lượng và có tác động tích cực đến sự phát triển quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. Quy phạm chính trị được hình thành thông qua thoả thuận của các chủ thể luật quốc tế, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tin cậy lẫn nhau và tận tâm thiện chí để thực hiên cam kết về chính trị đối với các mục tiêu đã đặt ra.
Quy phạm chính trị thường được ghi nhận trong các tuyên bố của quốc gia hoặc trong văn kiện chính trị của hội nghị và tổ chức quốc tế, chẳng hạn, các tuyên bố quan ttọng của ASEAN (Tuyên bố hoà hợp ASEAN tại Ball 1976, gọi tắt là Tuyên bố Bali; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa ngày 4/11/2002 là sự cam kết chính tri mà hai bên ASEAN và Trung Quốc cùng đưa ra nhằm tránh xảy ra xung đột nhưng không có ràng buộc về mặt pháp lý). Sự khác nhau cơ bản giữa quy phạm luật quốc tế và quy phạm chính trị là những nghĩa vụ của quốc gia phát sinh từ các quy phạm chính trị có tính chất đạo đức - chính tri, chứ không có hiệu lực pháp lý như quy phạm luật quốc tế. Khác vói quy phạm luật quốc tế, việc thực hiện các quy phạm chính tri mang tính “năng động, mềm dẻo”, đồng thời tạo ra các khả năng rộng hơn cho quốc gia trong các hành động thực tiễn. Những sự khác biệt về hiệu lực pháp lý của quy phạm chính trị không cản trở các quốc gia thực thi nghiêm chỉnh quy phạm chính trị trong các quan hệ hợp tác quốc tế, thâm chí nhiều trường hợp, có thể so sánh với việc thực hiện thoả thuận điều ước quốc tế.
Như vây, xét một cách toàn diện thì một quốc gia hoàn toàn có thể ràng buộc mình đồng thời với cả quy phạm chính trị và quy phạm luật quốc tế. Trong trường hợp có sự xung đột giữa quy phạm luật quốc tế và quy phạm chính trị thì nghĩa vụ của quốc gia sẽ xác định trên cơ sở của quy phạm luật quốc tế. Do đó, hành vi thực hiện hay vi phạm của một chủ thể luật quốc tế có thể cùng xâm hại đến cả hai hệ thống quy phạm khác nhau này nhưng nếu một vi phạm pháp luật quốc tế có thể dẫn đến trách nhiệm pháp lý và ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ về chính trị trong quan hệ quốc tế thì một vi phạm quy phạm chính trị không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý quốc tế cho quốc gia vi phạm.
3.2 Quy phạm luật quốc tế và quy phạm đạo đức
Đạo đức là phạm trù hoàn toàn khác vói pháp luật, mặc dù đều là hai yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc của một cơ cấu xã hội. Đạo đức trong khuôn khổ một chế độ xã hội là những quy tắc xử sự và những chuẩn mực xã hội được hình thành trên cơ sở những quan niệm của cộng đồng người về cái thiện, cái ác, sự công bằng... còn trong khuôn khổ của cộng đồng quốc tế, đó là các nguyên tắc hay quy phạm được toàn thể nhân loại công nhận về cách xử sự công bằng, hợp lý cần phải thực hiện của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trên phương diện tổng thể, đạo đức của nhân loại cũng là một phạm trù lịch sử, tồn tại qua từng thời kỳ khác nhau của lịch sử thế giới.
Giữa quy phạm đạo đức và quy phạm luật quốc tế có sự tác động qua lại thường xuyên. Trong đời sống sinh hoạt quốc tế, nhiều trường hợp có sự phù hợp giữa quy phạm đạo đức và quy phạm luật quốc tế nên quy phạm đạo đức có ý nghĩa là xuất phát điểm để hình thành quy phạm luật quốc tế, ví dụ, đạo lý coi trọng hoà bình trở thành quy phạm Jus cogens của luật quốc tế. Nhưng bản chất của mối quan hệ giữa hai loại quy phạm cùng tồn tại trong hệ thống quốc tế hiện nay là phải luôn được xem xét ưên cơ sở sự thoả thuận của các quốc gia, với sự tôn trọng đúng đắn lợi ích cộng đồng và tận tâm, thiên chí thực hiên các nghĩa vụ quốc tế, theo các chuẩn mực của luật quốc tế chứ không thể xuất phát từ chuẩn mực đạo đức chỉ được đưa ra bởi một hoặc một số chủ thể nhất định.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)