Mục lục bài viết
- 1. Cách tra cứu đăng ký nhãn hiệu
- – Đối với trường tra cứu:
- – Đối với trường biểu thức:
- 2. Phân nhóm danh mục sản phẩm khi đăng ký thương hiệu cho sản phẩm phần mềm
- 3. Sự cần thiết của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm phần mềm?
- 4. Quy trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm phẩn mềm
- 5. Nhãn hiệu đăng ký thành công cho sản phẩm phần mềm
1. Cách tra cứu đăng ký nhãn hiệu
Việc tra cứu này sẽ thực hiện trực tuyến trên trang tra cứu công khai của Cục Sở hữu trí tuệ thông qua đường link sau đây: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
Khi truy cập đường link nêu trên sẽ hiện ra các nội dung từ trái sang phải cụ thể: Trường tra cứu; Biểu thức và Ví dụ.
– Đối với trường tra cứu:
Khách hàng có thể chọn 1 trường hoặc nhiều trường cùng lúc để ra kết quả theo ý muốn. Tuy nhiên, khi chọn quá nhiều trường có thể sẽ làm công cụ tìm kiếm bị loãng, khó ra kết quả chính xác cao
Ví dụ: Trường thứ 1: Nhãn hiệu tìm kiếm; Trường thứ 2 sẽ là: Nhóm SP/DV; ngoài ra có thể thêm trường về Ngày nộp đơn nếu muốn tìm nhãn hiệu cụ thể.
Nếu quý khách hàng muốn tra cứu khả năng đăng ký phần chữ của nhãn hiệu có thể chọn hai trường là: Nhãn hiệu tìm kiếm và Nhóm SP/DV.
Nếu quý khách hàng muốn tra cứu phần hình chọn trường phân loại hình và trường ngày nộp để chia nhỏ hiển thị. Vì mỗi lần hiển thị nhãn hiệu tìm kiếm chỉ được 1.000 bản ghi.
– Đối với trường biểu thức:
Đây là cách thể hiện từ khóa tìm kiếm, phân loại hình hoặc ngày tìm kiếm tương ứng với từng trường.
Với mỗi trường sẽ tương ứng với các biểu thức khác nhau mới có thể cho ra kết quả chính xác. Đối với việc tìm kiếm nhãn hiệu biểu thức có thể thể hiện từ khóa như sau: “ABC” *ABC* “A?C” “A*C”.
Vì khi tìm kiếm nhãn hiệu đối chứng không chỉ là trùng hoàn toàn mà phải tìm kiếm nhãn hiệu tương tự. Cho nên việc đặt các dấu là để tìm kiếm những nhãn hiệu tương tự gần giống với nhãn hiệu gốc.
Đối với trường tra cứu phân loại hình quý khách hàng phải dựa vào bảng phân loại các yếu tố hình nhãn hiệu của thỏa ước Vienna được đăng tải trên website của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong bảng phân loại có 29 nhóm; 144 phân nhóm và 1.667 phần, khi điền vào biểu thức của trường phân loại hình sẽ là mã số phần của bảng phân loại để tra cứu.
2. Phân nhóm danh mục sản phẩm khi đăng ký thương hiệu cho sản phẩm phần mềm
Phân nhóm danh mục sản phẩm là một trong những bước cần thiết trước khi cá nhân hoặc tổ chức nào đó thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu. Đây là một bước quan trọng để xác định về phạm vi được bảo hộ đối với sản phẩm phần mềm và chi phí đăng ký theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Theo đó, đối với sản phẩm là phần mềm sẽ được phân vào nhóm, cụ thể như sau:
Nhóm 09: Phần mềm ứng dụng
3. Sự cần thiết của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm phần mềm?
Vậy khi nhìn nhận vào các vấn đề đó chúng ta thấy rằng việc đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm phần mềm là quan trọng nhất trước khi tung ra thị trường đưa tới tay người tiêu dùng, cụ thể khi đăng ký thành công sẽ mang lại những lợi ích:
– Sau khi người tiêu dùng đưa ra quyết định lựa chọn một sản phẩm có đầy đủ các yếu tố mà khách hàng mong muốn như chất lượng, tiện ích, để sử dụng thì điều mà họ sẽ quan tâm tiếp theo đó chính là liệu sản phẩm này có phải loại hàng chính hãng của 1 đơn vị sản xuất nào đó hay không?
Thực tế, một sản phẩm bị nhái, tương tự hoặc gây nhầm lẫn kém chất lượng hơn với một sản phẩm của một đơn vị sản xuất – đây cũng là một yếu tố khách hàng đưa ra quyết định an toàn là mua sản phẩm khác thay vì sản phẩm đó mặc dù chất lượng tốt dễ bị nhầm lẫn.
Từ đó gây ra mất niềm tin, uy tín của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó đồng thời cũng giảm lợi nhuận từ doanh thu, việc đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền sẽ giảm tối đa các vấn đề phát sinh trên
– Bất kỳ một sản phẩm phần mềm nào đó đã đăng ký thành công việc bảo hộ thì các sản phẩm gây nhầm lẫn, tương tự, trùng sẽ không thể đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu chủ thể vẫn cố tình đưa ra thị trường gây thiệt hại cho bên đã đăng ký bị phát hiện sẽ phải thu hồi toàn bộ sản phẩm đó đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho phía còn lại.
– Bất kỳ một sản phẩm phần mềm nào đó đã đăng ký thành công việc bảo hộ thì các sản phẩm gây nhầm lẫn, tương tự, trùng sẽ không thể đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu chủ thể vẫn cố tình đưa ra thị trường gây thiệt hại cho bên đã đăng ký bị phát hiện sẽ phải thu hồi toàn bộ sản phẩm đó đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho phía còn lại.
– Ngoài ra, khi đã được bảo hộ sản phẩm phần mềm thành công thì bên đăng ký đó có thể khai thác những lợi ích về kinh tế điển hình như việc nhượng quyền thương hiệu, chuyển giao quyền sử dụng. Điều này thúc đẩy sự phát triển đưa sản phẩm phổ rộng rãi biến trên thị trường, tạo ra sự uy tín nhân lên bội phần.
4. Quy trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm phẩn mềm
Quy trình tiến hành thực hiện đăng ký nhãn hiệu phần mềm là:
Bước 1: Thực hiện tra cứu nhãn hiệu theo một trong 2 cách:
– Cách 1: Tra cứu sơ bộ thông qua website: http://iplib.noip.gov/WebUI/WSearch.php
– Cách 2: Tra cứu chuyên sâu tại cơ quan Cục sở hữu trí tuệ
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Sau khi chủ đơn đã chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết đã nêu trên thì có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc chủ thể có thể nộp thông qua đường bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền
Bước 3: Cục sở hữu trí tuệ tiếp nhận hồ sơ sau đó xử lý giải quyết,
Cụ thể sẽ diễn ra theo trình tự xử lý như sau:
– Thẩm định hình thức đơn mà chủ đơn đăng ký
Đơn không hợp lệ sẽ có thông báo từ chối nhận đơn, ngay lúc này khách hàng cần phải bổ sung, sửa đổi,… theo đúng quy định. Trường hợp đơn được xác định là hợp lệ sẽ chuyển sang bước tiếp theo.
– Công bố đơn đăng ký sau khi thẩm định hình thức đơn được xác định hợp lệ
– Thẩm định nội dung trong đơn đăng ký: Đơn không đúng về nội dung về điều kiện mà quy định pháp luật đưa ra thì sẽ có thông báo về kết quả và yêu cầu sửa đổi, bổ sung,… .Nếu đơn đã đủ các tiêu chí, điều kiện để bảo hộ thì sau khi nộp phí, lệ phí xong sẽ được thông báo về thời gian nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ.
Bước 4: Chủ thể đến trực tiếp hoặc ủy quyền nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sản phẩm phần mềm
Tổ chức, doanh nghiệp đăng ký thương hiệu độc quyền có thể nộp hồ sơ giấy bằng cách đến trực tiếp cơ quan nhà nước, thông qua đường bưu điện hoặc trực tuyến trên website của Cục Sở hữu trí tuệ.
Đối với hình thức nộp hồ sơ giấy:
Tổ chức, doanh nghiệp có thể nộp đơn trực tiếp hoặc qua bưu điện đến một trong các địa chỉ tiếp nhận sau:
– Nộp tại trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ theo địa chỉ 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Nộp tại văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh theo địa chỉ là 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ là số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Đối với hình thức nộp hồ sơ trực tuyến:
Để nộp đơn đăng ký trực tuyến tổ chức, doanh nghiệp phải có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.
– Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ. Sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến
– Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo và nộp phí, lệ phí theo quy định.
5. Nhãn hiệu đăng ký thành công cho sản phẩm phần mềm
Luật Minh Khuê là đại diện của hàng trăm khách hàng trong nước và quốc tế trước Cục Sở hữu trí tuệ trong việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó có bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Đối với hoạt động tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Công ty Luật trách nhiệm hữu hạn Minh Khuê hân hạnh được đồng hành cùng Công ty cổ phần Afica Holdings Việt Nam trong quá trính bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm phần mềm.
Dưới đây là thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu của Công ty cổ phần Afica Holdings Việt Nam đã được cấp văn bằng năm 2021 bởi Cục sở hữu trí tuệ.
Thông tin chủ đơn: Công ty cổ phần Afica Holdings Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 16 tòa nhà Daeha, số 360 Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Số đơn: 4-2019-47725
- Mô tả nhãn hiệu:
Màu sắc: Màu trắng và màu đen.
Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần hình và phần chữ màu trắng trên nền màu đen.
Phần chữ: Nằm bên trong khoảng trống ở bên phải của hình vuông là chữ “B” có màu trắng, được viết in hoa, in đậm. Nằm bên dưới phần hình là chữ “BUCGO” có màu trắng, được viết in hoa và không có nghĩa.
Phần hình: Là một hình vuông được thiết kế cách điệu với các cạnh có màu trắng và không khép kín
Nhãn hiệu được đăng ký bảo hộ tổng thể.
Danh mục và phân loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu:
Nhóm 09: Phần mềm ứng dụng liên quan đến cho thuê xe hơi, taxi và tất cả các loại hình dịch vụ cho thuê xe chở khách; Phần mềm máy tính trong việc phối hợp các dịch vụ vận tải; Phần mềm cho việc lập chương trình tự động và vận tải hàng hóa của các loại xe cơ giới; Phần mềm máy tính; Các bộ phận và phụ kiện máy tính; Đĩa DVD và các phương tiện truyền thông ghi âm kỹ thuật số khác.