Mục lục bài viết
Cơ sở pháp lý:
- Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015
1. Kiểm định ỹ thuật an toàn lao động là gì?
Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động là hoạt động kỹ thuật theo một quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp của tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng được kiểm định với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với đối tượng được kiểm định.
2. Tời, trục tải mỏ là gì?
- Tời trục mỏ là tên gọi chung của tời mỏ và trục tải mỏ, là thiết bị nâng, hạ được sử dụng trong công nghiệp khai thác mỏ.
- Tời mỏ là thiết bị nâng, hạ có đường kính tang quấn cáp ≤ 2.000 mm.
- Trục tải mỏ là thiết bị nâng, hạ có đường kính tang quấn cáp > 2.000 mm.
- Tời trục mỏ giếng đứng là tời trục mỏ được lắp đặt để vận tải trong các đường lò có góc dốc từ 45o đến 90o.
- Tời trục mỏ giếng nghiêng là tời trục mỏ được lắp đặt để vận tải trong các đường lò có góc dốc < 45o.
- Hệ thống tời trục mỏ bao gồm tời trục mỏ và toàn bộ các thiết bị, các bộ phận kết cấu trong giếng được tổ hợp thành hệ thống có liên kết chặt chẽ với nhau để thực hiện việc nâng hạ theo thiết kế và đảm bảo an toàn.
3. Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định
Các thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định tời trục mỏ phải phù hợp và phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định, Giấy chứng nhận kiểm định hoặc hiệu chuẩn vẫn còn trong thời gian có hiệu lực, bao gồm:
- Thiết bị xác định tải trọng thử.
- Các dụng cụ, thiết bị đo lường cơ khí (đo dộ dài, đo đường kính, đo khe hở, đo khoảng cách, đo cương cự ....).
- Thiết bị đo nhiệt độ.
- Thiết bị đo độ ồn.
- Thiết bị đo thời gian.
- Thiết bị đo vận tốc dài và vận tốc vòng.
- Thiết bị đo điện trở cách điện.
- Thiết bị đo điện trở nối đất.
- Các thiết bị đo kiểm chuyên dùng khác (nếu cần): Máy trắc đạc quang học (thủy bình, kinh vỹ), thiết bị kiểm tra chất lượng cáp thép, thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn.
4. Các bước kiểm định
Khi kiểm định tời trục mỏ phải lần lượt tiến hành theo các bước sau:
- Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị.
- Kiểm tra bên ngoài.
- Thử không tải.
- Các chế độ thử tải - Phương pháp thử.
- Xử lý kết quả kiểm định.
Lưu ý: Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu.
5. Quy trình kiểm định
Khi tiến hành kiểm định phải thực hiện theo trình tự sau:
Chuẩn bị kiểm định
B1: Trước khi tiến hành kiểm định thiết bị, tổ chức kiểm định và cơ sở phải phối hợp, thống nhất kế hoạch kiểm định, chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm định, cử người tham gia, chứng kiến kiểm định.
B2: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị
Khi kiểm định lần đầu
Kiểm tra lý lịch, hồ sơ của tời trục mỏ.
Hồ sơ kỹ thuật an toàn tời trục mỏ phải có các tài liệu bằng tiếng Việt bao gồm:
- Tài liệu về thông số kỹ thuật tời trục mỏ, hướng dẫn lắp đặt, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, quy trình vận hành tời trục mỏ.
- Thiết kế thi công, lắp đặt.
- Hồ sơ nghiệm thu sau lắp đặt.
- Các kết quả kiểm tra, thử nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có).
- Đánh giá theo khoản 1 Điều 6 QCVN 02:2016/BCT.
- Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn, đánh giá theo Mục 3.1.2, TCVN 4244: 2005 và QCVN 02:2016/BCT.
- Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn, đánh giá theo Mục 3.3.4, TCVN 4244: 2005.
- Các tài liệu kỹ thuật của thùng cũi: Đánh giá theo khoản 1, Điều 40 QCVN 02:2016/BCT.
- Các tài liệu kỹ thuật của toa xe chở người, chở hàng giếng nghiêng, đánh giá theo khoản 1, khoản 2 Điều 38 QCVN 02:2016/BCT.
Kiểm định định kỳ
- Lý lịch, biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước.
- Hồ sơ thử nghiệm, hiệu chỉnh, sổ theo dõi cáp thép, kết quả thử nghiệm cáp, kết quả trắc đạc lần gần nhất toàn bộ các mối liên kết hình học của hệ thống tời trục mỏ, độ lệch tâm trục giếng (tâm puly tháp giếng và tâm chân giếng), tâm puly tháp giếng và tâm tang tời, dẫn hướng trong giếng đứng và đường ray trong giếng nghiêng. Đánh giá kết quả theo QCVN 02:2016/BCT.
- Kết quả thử nghiệm và kiểm tra cáp thép, cơ cấu treo, khớp nối; kết quả kiểm tra các mối hàn chịu lực của khung giằng, tháp giếng bằng phương pháp không phá hủy; kết quả kiểm tra kết quả đo điện trở tiếp đất, chống sét lần gần nhất.
- Kết quả kiểm định các thiết bị đo lường.
- Hồ sơ kết quả kiểm tra, hiệu chỉnh các thông số an toàn thiết bị, các hệ thống liên quan.
Kiểm định bất thường
- Trường hợp cải tạo, sửa chữa: Hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa, biên bản nghiệm thu sau cải tạo, sửa chữa.
- Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: Hồ sơ lắp đặt.
- Biên bản kiểm tra của cơ quan chức năng (nếu có).
Đánh giá: Hồ sơ đạt yêu cầu khi các hạng mục kiểm tra đầy đủ và đảm bảo theo các yêu cầu trên. Nếu hồ sơ không đảm bảo, cơ sở sử dụng thiết bị phải có biện pháp khắc phục bổ sung.
B3: Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
B4: Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra vị trí lắp đặt thiết bị, hệ thống điện, bảng hướng dẫn nội quy sử dụng, hàng rào bảo vệ, mặt bằng, khoảng cách và các biện pháp an toàn, các chướng ngại vật cần lưu ý trong suốt quá trình tiến hành kiểm định; sự phù hợp của các bộ phận, chi tiết và thông số kỹ thuật của thiết bị so với hồ sơ, lý lịch.
Xem xét lần lượt và toàn bộ các cơ cấu, bộ phận của thiết bị, đặc biệt chú trọng đến tình trạng các bộ phận và chi tiết sau:
B1: Kiểm tra kết cấu kim loại của tháp giếng, đo chiều dày các cấu kiện. Đánh giá theo Điều 13 QCVN 02:2016/BCT.
Kiểm tra độ ăn mòn các dầm chịu lực, đánh giá theo Bảng 4, Điều 16 QCVN 02:2016/BCT.
Kiểm tra các mối hàn chịu lực bằng phương pháp không phá hủy khi kiểm định lần đầu và sau 05 năm sử dụng, đánh giá theo Chương 3 TCVN 4244:2005.
B2: Kiểm tra độ lệch cho phép của các cấu kiện lắp trong giếng đứng: Khung, dầm, gối đỡ ray dẫn hướng, dầm đỡ ray dẫn hướng, ray dẫn hướng hoặc cáp thép dẫn hướng, bạc dẫn hướng, dầm chống va đập khi kiểm định lần đầu và sau 05 năm sử dụng. Số lượng các chi tiết phải kiểm tra là 10%. Đánh giá theo điểm 10.2; 10.5; 10.14; 10.15; 10.16 Điều 48 và Mục 1.1.12 điểm 1.1 khoản 1 Điều 46 QCVN 02:2016/BCT khi kiểm định tời trục mỏ giếng đứng.
Kiểm tra tiết diện đường lò, trang bị đường ray, độ chênh cao giữa hai ray, khoảng cách giữa hai ray, bán kính cong của ray dẫn hướng, độ lệch của ray so với tim đường, độ mòn đỉnh ray theo phương thẳng đứng, khoảng cách tối thiểu từ thành toa xe tới nóc lò và vì chống hông lò... Đánh giá theo Điều 9 QCVN 02:2016/BCT khi kiểm định tời trục mỏ giếng nghiêng.
- Kiểm tra dầm chống va đập trên và dưới giếng đứng. Đánh giá sai số cho phép khi lắp đặt theo Bảng 28 QCVN 02:2016/BCT.
- Kiểm tra barie cửa giếng và chân giếng khi kiểm định tời trục mỏ giếng nghiêng, đánh giá thiết kế và theo khoản 2 Điều 36 QCVN 02:2016/BCT.
- Kiểm tra cơ cấu cam hãm goòng dọc đường ray (nếu có). Đánh giá theo khoản 30 Điều 33 QCVN 02:2016/BCT.
B3: Kiểm tra tang quấn cáp: Tỷ số giữa đường kính và tang quấn cáp, lớp lót tang, số lớp cáp cuốn trên tang, số vòng cáp còn lại trên tang khi thùng trục, xe goòng ... ở vị trí thấp nhất, chiều cao của vành mép tang so với lớp cáp quấn trên cùng, vành đĩa phanh, đánh giá theo Điều 21 QCVN 02:2016/BCT.
- Kiểm tra tình trạng lắp đặt của tang quấn cáp. Đánh giá theo khoản 3 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT.
- Kiểm tra trục chính của tang quấn cáp: Khi kiểm định lần đầu hoặc sau 05 năm sử dụng hoặc khi đại tu, sửa chữa, phải kiểm tra khuyết tật của trục chính bằng phương pháp không phá hủy; kiểm tra khe hở đỉnh, khe hở bên, diện tích tiếp xúc và số điểm tiếp xúc của trục chính và bạc; độ đồng tâm giữa tang tời và trục chính. Đánh giá theo Điều 23; khoản 3 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT. Nếu đơn vị sử dụng tiến hành kiểm tra trước khi kiểm định phải có Biên bản kiểm tra được đơn vị kiểm định xác nhận.
B4: Kiểm tra puly hướng cáp: Kiểm tra kích thước, tình trạng kỹ thuật của puly. Đánh giá theo khoản 12 Điều 82 QCVN 01:2011/BCT.
B5: Kiểm tra cáp thép, cơ cấu treo và móc nối, đánh giá theo Điều 46 QCVN 02:2016/BCT:
- Kiểm tra kẹp cáp, tình trạng kẹp cáp trên tang, đánh giá theo Phụ lục 18C, 21 TCVN 4244: 2005, Mục 7.6 TCVN 6780-2: 2009 và điểm 5.3 khoản 5 Điều 6 QCVN 02:2016/BCT.
B6: Kiểm tra hộp giảm tốc (nếu có): Kiểm tra sai số lắp đặt khớp nối, độ đảo hướng tâm, tình trạng lắp đặt hộp giảm tốc khi kiểm định lần đầu và sau 05 năm sử dụng, đánh giá theo điểm 5.2, 5.3 khoản 5 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT. Nếu đơn vị sử dụng tiến hành kiểm tra trước khi kiểm định phải có biên bản kiểm tra được đơn vị kiểm định xác nhận.
B7: Kiểm tra hệ thống thủy lực (nếu có)
- Kiểm tra sự lắp đặt và các thông số so với thiết kế.
- Kiểm tra mức dầu thủy lực.
- Kiểm tra sự rò rỉ dầu tại các mối nối, đường ống thủy lực và các mặt bích.
- Kiểm tra cảm biến nhiệt độ, áp kế, rơ le áp suất, cảm biến áp suất...
Đánh giá theo Điều 24 QCVN 02:2016/BCT và TCVN 5179: 1990.
B8: Kiểm tra hệ thống khí nén (nếu có): Kiểm tra tình trạng lắp đặt, độ kín khí, nhiệt độ của hệ thống khí nén, so sánh với hồ sơ thiết kế.
B9: Kiểm tra hệ thống bôi trơn
- Kiểm tra lượng dầu bôi trơn.
- Kiểm tra sự rò rỉ dầu tại các mối nối, đường ống dẫn và các mặt bích.
B10: Kiểm tra hệ thống phanh (phanh công tác và phanh an toàn)
- Kiểm tra kết cấu của phanh.
- Kiểm tra chiều dày má phanh, diện tích tiếp xúc của má phanh với đĩa phanh hoặc tang phanh.
- Kiểm tra khe hở giữa má phanh và tang phanh (hoặc đĩa phanh).
- Kiểm tra tình trạng bề mặt đĩa phanh, vành phanh.
Đánh giá theo điểm a,b,c khoản 8; khoản 9, 10, 28 Điều 33 và khoản 4, khoản 6 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT.
B11: Kiểm tra động cơ điện: Kiểm tra tình trạng lắp đặt, mã hiệu, các thông số kỹ thuật của động cơ. Đánh giá theo hồ sơ thiết bị.
B12: Kiểm tra thùng trục hoặc toa xe chở người
a) Kiểm tra thùng trục (thùng cũi, thùng skip hoặc thùng trục đào giếng): Kiểm tra nóc, vách, cam hãm, tay vịn, cửa ra vào, hệ thống phanh dù, bạc, cơ cấu nối móc, puly treo ... Đánh giá theo Điều 40, Điều 41 và Điều 42 QCVN 02:2016/BCT.
b) Kiểm tra toa xe chở người: Kiểm tra hình dạng bên ngoài, cơ cấu móc nối, thiết bị tín hiệu, hệ trục, bánh goòng, hệ thống phanh dù, cơ cấu giảm xung, ghế ngồi, bảo hiểm cửa lên xuống. Đánh giá theo Điều 38 QCVN 02:2016/BCT.
B13: Kiểm tra bộ chỉ báo độ sâu: Tình trạng lắp đặt, sai lệch vị trí cho phép khi hoạt động, còi hoặc chuông cảnh báo. Đánh giá theo khoản 1, khoản 2 Điều 26 QCVN 02:2016/BCT.
B14: Kiểm tra các cơ cấu bảo vệ an toàn
Kiểm tra tình trạng cửa an toàn miệng giếng, đáy giếng, các công tắc liên động cắt điện khi cửa mở
- Kiểm tra các cơ cấu bảo vệ chống quá tải, chống vượt tốc, chống chùng cáp, bảo vệ quá nâng, quá hạ, bảo vệ mòn má phanh. Đánh giá theo khoản 1, khoản 3, khoản 9, khoản 10, khoản 18 Điều 35 QCVN 02:2016/BCT.
B15: Kiểm tra bàn điều khiển: Sự làm việc của các đồng hồ chỉ báo, đèn tín hiệu, công tắc điều khiển, tay điều khiển. Các thiết bị làm việc phải đúng thiết kế.
- Kiểm tra độ ồn tại bàn điều khiển. Đánh giá theo khoản 10 Điều 6 QCVN 02:2016/BCT.
B16: Kiểm tra tình trạng hệ thống điện động lực, điều khiển của thiết bị: Điện áp làm việc, điện áp điều khiển, tình trạng dây dẫn. Điện áp động lực và điều khiển phải đúng thiết kế, dây dẫn không bị hư hỏng.
- Đo điện trở tiếp địa của thiết bị điện, điện trở tiếp địa phải không lớn hơn 2Ω.
B17: Kiểm tra hệ thống tín hiệu, đàm thoại tời trục mỏ, đánh giá theo Chương IX QCVN 02:2016/BCT.
B18: Kiểm tra các biển báo an toàn, đánh giá theo khoản 4, Điều 6 QCVN 02:2016/BCT.
B19: Kiểm tra hệ thống chiếu sáng: Kiểm tra chiếu sáng trong khu vực đặt tời trục và vị trí vận hành tời trục.
Thử không tải.
B1: Kiểm tra sự làm việc của hệ thống thông tin liên lạc: Chuông báo hiệu, đèn tín hiệu, đàm thoại, điện thoại liên lạc nội bộ và các thiết bị khác (nếu có).
B2: Kiểm tra các thông số làm việc của thiết bị
- Kiểm tra sự hoạt động của các đồng hồ đo.
- Kiểm tra vận tốc thực tế của thiết bị, đánh giá theo Điều 7 QCVN 02:2016/BCT.
- Kiểm tra sự làm việc của hộp giảm tốc (nếu có), đo nhiệt độ, độ ồn. Đánh giá theo Điều 25 QCVN 02:2016/BCT.
- Kiểm tra sự làm việc của hệ thống thủy lực (nếu có), độ kín, nhiệt độ và áp suất dư của hệ thống, đánh giá theo Điều 24 và khoản 7 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT.
- Kiểm tra sự làm việc của hệ thống khí nén (nếu có).
- Kiểm tra sự làm việc của hệ thống bôi trơn.
- Kiểm tra sự phù hợp của các thông số kỹ thuật được thông báo trên màn hình hiển thị và kết quả đo thực tế của thiết bị (tốc độ, dòng điện, hiệu điện thế...).
B3: Kiểm tra sự làm việc của thiết bị chỉ báo độ sâu, sự chỉ báo chính xác vị trí thùng trục trong giếng với sự chỉ báo vị trí thùng trục trên bảng chỉ báo. Đánh giá theo khoản 2 Điều 26 QCVN 02:2016/BCT.
B4: Kiểm tra sự hoạt động của các cơ cấu an toàn, các cơ cấu này phải đầy đủ và hoạt động theo thiết kế.
B5: Kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh (phanh công tác và phanh an toàn) kiểm tra khe hở phanh, diện tích tiếp xúc của má phanh với tang phanh (hoặc đĩa phanh, vành phanh), độ rung động, sự tách rời của má phanh với tang phanh (hoặc đĩa phanh, vành phanh) khi mở, thời gian tác động của phanh. Đánh giá theo Điều 33 QCVN 02:2016/BCT.
B6: Kiểm tra tổng thể sự hoạt động của trục tải theo chiều lên và xuống theo hết chiều dài đường trục.
B7: Kiểm tra các thiết bị điện điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu.
Các phép thử trên được thực hiện không ít hơn 03 lần.
Đánh giá: Kết quả đạt yêu cầu khi không phát hiện các hư hỏng kỹ thuật, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật an toàn theo hồ sơ của nhà chế tạo và các Điều của các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nêu trên.
Các chế độ thử tải
B1: Tời trục mỏ giếng đứng
Thử tải tĩnh.
- Tải trọng thử: 125% SWL.
SWL là tải trọng làm việc an toàn và không lớn hơn tải trọng thiết kế.
Đối với chở người: SWL =∑ n x 75 (kg/người).
∑n: Tổng số người trên thùng trục. Số người chuyên chở đồng thời trong một tầng của thùng trục được quy định là 05 người/1m2 sàn, trong các thùng trục khi đào lò là 04 người/1m2 sàn theo quy định tại khoản 7, Điều 40, QCVN 02:2016/BCT.
- Vị trí thử có thể dùng một trong hai trường hợp sau:
+ Đặt thùng trục ở vị trí miệng giếng: Có thiết bị chặn, thanh chặn đặt trên miệng giếng, đảm bảo giữ được thùng trục trong trường hợp bị trôi.
+ Đặt thùng trục ở vị trí cách vị trí thấp nhất của giếng một khoảng 500mm.
- Thời gian thử: 10 (phút).
- Đo đạc, kiểm tra các thông số kỹ thuật an toàn sau khi thử:
+ Kết cấu kim loại.
+ Độ trôi của thùng trục.
+ Độ dịch chuyển của tang tời.
Kết quả: Thử tĩnh đạt yêu cầu khi thùng trục không trôi; sau khi dỡ tải, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng vĩnh cửu hoặc các hư hỏng khác.
Thử tải động
- Tải trọng thử: 110% SWL.
- Thử tất cả các cụm cơ cấu nâng, hạ tải 03 lần:
+ Cho dừng ở tất cả các các vị trí chất và dỡ tải, để xác định độ chính xác khi dừng;
+ Thiết bị làm việc phải đạt yêu các cầu kỹ thuật theo thiết kế;
+ Kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh (phanh công tác và phanh an toàn).
- Đánh giá: Thử động đạt yêu cầu khi: Các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành, không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư hỏng khác.
Thử phanh dù thùng trục (nếu có)
- Tải trọng thử: 100% SWL.
- Vị trí thử: Đưa thùng trục lên phía trên miệng giếng (phải có biện pháp an toàn khi thử - đặt trên giá cố định hoặc trên tấm chắn đặc biệt trên miệng giếng).
- Tiến hành giả định tình huống đứt cáp để phanh dù tác động.
- Đo đạc các thông số kỹ thuật an toàn sau thử.
+ Kết cấu, sự liên kết giữa phanh dù với thùng trục.
+ Tác động má phanh, kẹp chặt phanh trên ray dẫn hướng hoặc cáp dẫn hướng.
+ Khoảng trượt của má phanh trên đường dẫn hướng.
+ Độ tụt của cáp giảm xóc.
+ Độ tụt của thùng trục.
Đánh giá: Phanh dù của thùng trục đạt yêu cầu nếu sau khi thử các giá trị đo được phù hợp với hồ sơ thiết bị và phù hợp với các giá trị cho phép theo điểm 27.5 khoản 27 Điều 33 QCVN 02:2016/BCT.
B2: Tời trục mỏ giếng nghiêng
Thử tải tời trục mỏ giếng nghiêng với hai trường hợp sử dụng thiết bị mang tải:
- Xe goòng chở vật liệu.
- Toa xe chở người.
Kiểm định và thử tải với trục tải giếng nghiêng sử dụng xe goòng chở vật liệu.
- Thử mô men hãm (mô men phanh): Thực hiện theo một trong các phương pháp sau:
+ Thử mô men hãm theo phương pháp kéo tải trọng. Khi thực hiện phương pháp này phải đảm bảo an toàn và không gây biến dạng, hỏng các kết cấu xếp tải (xe goòng).
+ Thử mô men hãm theo phương pháp neo giữ cáp tải để kéo trực tiếp trên tang. Khi thực hiện phương án này việc neo giữ cố định cáp trong những trường hợp thiết bị cụ thể phải được tính toán đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn.
- Tải trọng thử: Được tính toán dựa trên tải trọng thiết kế hoặc tải trọng sử dụng (tải trọng sử dụng không được lớn hơn tải trọng thiết kế và phải phù hợp với chất lượng thực tế của thiết bị), kết hợp với hệ số theo góc nghiêng của đường lò được quy định tại Bảng 9, điểm a, khoản 26, Điều 33, QCVN 02:2016/BCT.
- Tính mô men hãm:
Mô men hãm được tính toán dựa trên lực kéo sinh ra bởi tải trọng thử. Mô men hãm này có thể tính toán chia đều cho các phanh khi thử (thử từng cụm phanh). Phương pháp tính mô men hãm khi thử từng cụm phanh, được tính theo công thức sau: Mi = Mh /n. Trong đó:
+ Mi: Mô men hãm khi thử cho một cụm phanh.
+ Mh: Mô men hãm của trục tải.
+ n: Số lượng cụm phanh được tách ra khi thử.
Thử tải tĩnh trục tải giếng nghiêng lắp xe goòng chở vật liệu.
- Tải trọng thử: 125% SWL
SWL là tải trọng làm việc an toàn và không lớn hơn tải trọng thiết kế.
- Vị trí thử: Đặt ở vị trí cách cuối đường đường dốc (chân giếng) khoảng 0,5m.
- Thời gian thử: 10 phút.
- Đo đạc, kiểm tra các thông số kỹ thuật an toàn sau khi thử:
+ Biến dạng, hỏng hóc kết cấu cơ khí.
+ Độ trôi của goòng.
+ Độ dịch chuyển của góc tang.
- Đánh giá: Thử mô men hãm và thử tải tĩnh đạt yêu cầu khi xe goòng không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng, khoảng dịch chuyển của góc tang trong giới hạn cho phép.
Ghi chú: Trong trường hợp đã thử mô men phanh với tải thử lớn hơn hoặc bằng thử tải tĩnh thì có thể kết hợp thử tải tĩnh và thử mô men phanh, không cần phải thử tải tĩnh với mức tải 125% SWL.
Thử động trục tải giếng nghiêng lắp xe goòng chở vật liệu.
- Tải trọng thử: 110% SWL.
- Hình thức thử: Nâng hạ tải 03 lần trong suốt hành trình.
- Thiết bị làm việc phải đạt yêu các cầu kỹ thuật theo thiết kế.
- Kiểm tra thiết bị tại các vị trí chất, dỡ tải.
- Kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh (phanh công tác và phanh an toàn).
Đánh giá: Đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và đạt các yêu cầu kỹ thuật an toàn theo quy định.
Thử tải với trục tải giếng nghiêng sử dụng toa xe chở người.
Kiểm tra mô men hãm (mô men phanh)
Phương pháp thử thực hiện theo một trong các phương pháp sau:
+ Thử mô men hãm theo phương pháp kéo tải trọng. Khi thực hiện phương pháp này phải đảm bảo an toàn và không gây biến dạng, hỏng các kết cấu xếp tải (toa xe chở người).
+ Thử mô men hãm theo phương pháp neo giữ cáp tải để kéo trực tiếp trên tang. Khi thực hiện phương án này việc neo giữ cố định cáp trong những trường hợp thiết bị cụ thể phải được tính toán đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn.
- Tải trọng thử: Được tính toán dựa trên tải trọng sử dụng kết hợp với hệ số theo góc nghiêng của đường lò được quy định tại Bảng 9, điểm a, khoản 26, Điều 33, QCVN 02:2016/BCT.
+ Tải trọng sử dụng được tính theo công thức:
SWL = ∑ n x 75 (kg/người ) + Qt tr . Trong đó:
∑n: Tổng số người trên các toa xe.
Qt tr: Tự trọng của tất cả các toa xe.
Tải trọng làm việc an toàn (SWL) không được lớn hơn tải trọng và số lượng toa xe được kéo theo thiết kế.
- Tính mô men hãm:
Mô men hãm được tính toán dựa trên lực kéo sinh ra bởi tải trọng thử. Mô men hãm này có thể tính toán chia đều cho các phanh khi thử (thử từng cụm phanh). Phương pháp tính mô men hãm khi thử từng cụm phanh, được tính theo công thức sau: Mi = Mh /n. Trong đó:
Mi: Mô men hãm khi thử cho một cụm phanh.
Mh: Mô men hãm của trục tải.
n: Số lượng cụm phanh được tách ra khi thử.
Thử tải tĩnh
- Tải trọng thử: 125% SWL.
SWL là tải trọng làm việc an toàn và không lớn hơn tải trọng thiết kế.
- Vị trí thử: Đặt ở vị trí cách cuối đường dốc (chân tầng) khoảng 0,5m.
- Thời gian thử: 10 phút.
- Đo đạc, kiểm tra các thông số kỹ thuật an toàn sau khi thử:
+ Biến dạng, hỏng hóc kết cấu cơ khí;
+ Độ trôi của toa xe;
+ Độ dịch chuyển của góc tang.
- Đánh giá: Thử mô men hãm và thử tải tĩnh đạt yêu cầu khi toa xe không trôi, sau khi hạ tải xuống, các cơ cấu và bộ phận của thiết bị không có vết nứt, không có biến dạng dư hoặc các hư hỏng, khoảng dịch chuyển của góc tang trong giới hạn cho phép.
Ghi chú: Trong trường hợp đã thử mô men phanh với tải thử lớn hơn hoặc bằng tải thử tải tĩnh thì có thể kết hợp thử tải tĩnh và thử mô men phanh, không cần phải thử tải tĩnh với mức tải 125 SWL.
Thử động
- Tải trọng thử: 110% SWL.
- Hình thức thử: Nâng hạ tải 03 lần.
- Thiết bị làm việc phải đạt yêu các cầu kỹ thuật theo thiết kế.
- Kiểm tra thiết bị tại các điểm dừng đỗ trả đón người.
- Kiểm tra sự làm việc của hệ thống phanh (phanh công tác và phanh an toàn).
Đánh giá: Đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và đạt các yêu cầu kỹ thuật an toàn theo quy định.
Kiểm tra phanh dù toa xe chở người
- Tải trọng thử: 100% SWL, với vận tốc thử nhỏ hơn hoặc bằng vận tốc định mức.
- Kiểm tra khi tác động bằng tay: Kiểm tra khả năng làm việc của phanh an toàn toa xe khi tác động bằng tay.
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật an toàn sau thử:
+ Tình trạng má phanh khi kẹp chặt trên ray;
+ Khoảng trượt của má phanh trên ray;
+ Độ tụt của cáp giảm xóc;
+ Khoảng trượt của toa xe trên ray.
- Kiểm tra khi chùng hoặc đứt cáp tác động tự động: Tạo chùng cáp hoặc đứt cáp để thử khả năng tác động tự động và khả năng hãm của phanh dù toa xe.
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật an toàn sau thử:
+ Tình trạng má phanh khi kẹp chặt trên ray.
+ Khả năng tác động của phanh.
+ Khoảng trượt của má phanh trên ray.
+ Độ tụt của cáp giảm xóc.
+ Khoảng trượt của toa xe trên ray.
Đánh giá: Đạt yêu cầu khi các cơ cấu và bộ phận của thiết bị hoạt động đúng tính năng thiết kế và các yêu cầu của điểm 27.4, khoản 27 Điều 33 QCVN 02:2016/BCT, phanh không có vết nứt, không có biến dạng hoặc các hư hỏng khác.
Xử lý kết quả kiểm định.
B1: Lập biên bản kiểm định.
- Đối với tời trục mỏ giếng đứng: Theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Quy trình này.
- Đối với tời trục mỏ giếng nghiêng: Theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Quy trình này.
B2: Thông qua biên bản kiểm định
Thành phần tham gia thông qua biên bản kiểm định bắt buộc tối thiểu phải có các thành viên sau:
- Đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền.
- Người tham gia và chứng kiến kiểm định.
- Kiểm định viên thực hiện việc kiểm định.
Khi biên bản được thông qua, kiểm định viên, người tham gia và chứng kiến kiểm định, đại diện cơ sở hoặc người được cơ sở ủy quyền cùng ký và đóng dấu (nếu có) vào biên bản. Biên bản kiểm định được lập thành 02 bản, mỗi bên có trách nhiệm lưu giữ 01 bản.
B3: Ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị (ghi rõ họ tên kiểm định viên, ngày tháng năm kiểm định).
B4: Dán tem kiểm định: Khi thiết bị đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn, kiểm định viên dán tem kiểm định cho thiết bị. Tem kiểm định được dán ở vị trí dễ quan sát.
B5: Cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định
- Khi thiết bị có kết quả kiểm định đạt yêu cầu, tổ chức kiểm định cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định cho thiết bị trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thông qua biên bản kiểm định tại cơ sở.
-Khi thiết bị có kết quả kiểm định không đạt các yêu cầu thì chỉ thực hiện các bước 1,2 của Quy trình này và chỉ cấp cho cơ sở biên bản kiểm định, trong đó phải ghi rõ lý do thiết bị không đạt yêu cầu kiểm định, thông báo cho cơ sở biết để có biện pháp khắc phục.
6. Phạm vi áp dụng
Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đối với tời, trục tải có tải trọng 10.000 N trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò trong Danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.
Quy trình này không áp dụng với:
- Tời trục mỏ vận chuyển hàng trong giếng nghiêng, giếng đứng và lò bằng có đường kính tang tời < 0,6 m.
- Tời hỗ trợ người đi bộ giếng nghiêng.
- Tời mỏ vận chuyển hàng trên đường dốc bằng phương pháp kéo trượt trên nền lò, tời ma nơ, tời phá hỏa, tời kéo cáp trên mô nô ray, tời cáp treo chở người.
Căn cứ vào quy trình này và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tương ứng, các tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn xây dựng quy trình chi tiết cho từng dạng, loại thiết bị cụ thể nhưng không được trái với quy định của quy trình này và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn tương ứng.
7. Mẫu bản ghi chép tại hiện trường
(Cơ quan quản lý cấp trên) (Tên tổ chức KĐ) | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
.............., ngày … tháng … năm …
BẢN GHI CHÉP TẠI HIỆN TRƯỜNG
(KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG TỜI, TRỤC TẢI CÓ TẢI TRỌNG 10000 N TRỞ LÊN SỬ DỤNG TRONG KHAI THÁC HẦM LÒ)
(Ghi đầy đủ thông số kiểm tra, thử nghiệm theo đúng quy trình kiểm định)
1. Thông tin chung:
Tên thiết bị:.................................................................................
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị:....................................................
Địa chỉ (trụ sở chính của cơ sở):...............................................
Địa chỉ (Vị trí) lắp đặt:.................................................................
Nội dung buổi làm việc với cơ sở:
- Làm việc với ai: (thông tin)
- Người chứng kiến:
2. Thông số cơ bản thiết bị:
- Mã hiệu:.......................................... - Vận tốc kéo:....... m/ph
- Số chế tạo:....................................... - Chiều dài kéo: ......... m
- Năm sản xuất:.................................. - Trọng tải thiết kế:... tấn
- Nhà chế tạo:..................................... - Công dụng:.................
3. Kiểm tra hồ sơ, tài liệu:
- Lý lịch máy: .............................................................................
- Hồ sơ kỹ thuật: ........................................................................
4. Mã nhận dạng các thiết bị đo kiểm:
5. Tiến hành kiểm định Thiết bị:
a) Kiểm tra bên ngoài:
+ Kết cấu kim loại:......................................................................
+ Cụm móc, puly:.......................................................................
+ Cáp và cố định cáp:.................................................................
+ Nối đất bảo vệ:.........................................................................
+ Ray, cố định ray:......................................................................
+ Phanh:......................................................................................
+ Các thiết bị an toàn:.................................................................
+ Hệ thống điện:.........................................................................
b) Kiểm tra kỹ thuật:
- Thử tải tĩnh 125%: (Giữ tải 10 phút)
+ Phanh:......................................................................................
+ Kết cấu kim loại:......................................................................
- Thử tải động 110% :
+ Phanh (có đảm bảo, giữ tải hay không):.................................
+ Các cơ cấu, bộ phận:..............................................................
+ Kết cấu kim loại:......................................................................
6. Kiểm tra các hạn vị, bộ báo tải, bộ quá tải.
7. Xử lý kết quả kiểm định, kiểm tra đánh giá kết quả.
8. Kiến nghị (Nếu có):..............................................................................................
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (Ký, ghi rõ họ, tên) | KIỂM ĐỊNH VIÊN (Ký, ghi rõ họ, tên) |
8. Mẫu biên bản kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
(Cơ quan quản lý cấp trên) (Tên tổ chức KĐ) | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc |
.............., ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN LAO ĐỘNG
TỜI, TRỤC TẢI CÓ TẢI TRỌNG 10.000 N TRỞ LÊN SỬ DỤNG TRONG KHAI THÁC HẦM LÒ (LOẠI TỜI, TRỤC TẢI GIẾNG ĐỨNG)
Số: | ............................... |
Chúng tôi gồm:
1. ................................................................ Số hiệu kiểm định viên :...........................................................
2. ................................................................ Số hiệu kiểm định viên:............................................................
Thuộc: ........................................................................................
Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện của tổ chức kiểm định:.........
Đã tiến hành kiểm định:..............................................................
Đơn vị sử dụng:..........................................................................
Địa chỉ (trụ sở chính):.................................................................
Địa chỉ (vị trí) lắp đặt:.................................................................
Quy trình kiểm định áp dụng:.....................................................
Chứng kiến kiểm định và thông qua biên bản:
1. ................................................................ Chức vụ:................
2. ................................................................ Chức vụ:................
I. THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA THIẾT BỊ
- Mã hiệu:.......................................... - Tải trọng thiết kế (tấn/người):.........................................
- Số chế tạo:....................................... - Tải trọng sử dụng (tấn/người):.........................................
- Nhà chế tạo:..................................... - Vận tốc định mức (m/s):..................................................
- Năm chế tạo:.................................... - Chiều cao nâng (m):...
- Đơn vị lắp đặt:.................................. - Công dụng:.................
II. HÌNH THỨC KIỂM ĐỊNH
+ Lần đầu: £ + Định kỳ: £ + Bất thường: £
Lý do kiểm định bất thường: ......................................................
III. NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH
A.KIỂM TRA HỒ SƠ KỸ THUẬT:
TT | NỘI DUNG KIỂM TRA | ĐẠT | KHÔNG ĐẠT | GHI CHÚ |
| Lý lịch, hồ sơ |
|
|
|
| Hồ sơ lắp đặt, nghiệm thu kỹ thuật |
|
|
|
B.KIỂM TRA BÊN NGOÀI, THỬ KHÔNG TẢI:
TT | NỘI DUNG KIỂM ĐỊNH | THÔNG SỐ CHO PHÉP | THÔNG SỐ KIỂM ĐỊNH | KẾT QUẢ | GHI CHÚ | |
ĐẠT | KHÔNG ĐẠT | |||||
| Vị trí lắp đặt | Đúng thiết kế |
|
|
|
|
| Kết cấu kim loại |
|
|
|
|
|
Mối hàn chịu lực | Chương 3 TCVN 4244:2005 |
|
|
| Kiểm định lần đầu hoặc sau 05 năm, kiểm tra 10%. Có biên bản kiểm tra NDT được đơn vị kiểm định kiểm tra đối chiếu với thực tế trước khi kiểm định | |
Tình trạng ăn mòn |
|
|
|
|
| |
| Độ lệch của các cấu kiện kim loại lắp trong giếng đứng |
|
|
|
| Kiểm tra 10% số lượng nhưng không ít hơn 3 cấu kiện. Kiểm định lần đầu hoặc sau 05 năm hoặc khi xảy ra sự cố. Có biên bản kiểm tra NDT được đơn vị kiểm định kiểm tra đối chiếu hồ sơ kết quả kiểm tra và thực tế thiết bị trước khi kiểm định
|
Khung, dầm, gối đỡ dầm dẫn hướng |
|
|
|
| Bảng 22, 24 QCVN 02:2016/BCT | |
Ray dẫn hướng |
|
|
|
|
| |
Độ lệch cho phép |
|
|
|
| Bảng 23 QCVN 02:2016/BCT | |
Độ mòn về một bên | Ray thép:≤ 8mm Ray gỗ: ≤15mm |
|
|
| Điểm 10.16.5 Mục 10.14 khoản 10 Điều 48 QCVN 02:2011/BCT | |
Cáp dẫn hướng |
|
|
|
|
| |
+ Lắp đặt |
|
|
|
| Bảng 27 điểm 10.15.8 khoản 10 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT | |
+ Đường kính | Theo hồ sơ |
|
|
|
| |
+ Độ mòn | < 15% |
|
|
| Điểm 1.1.12 Mục 1,1 khoản 1 Điều 46 QCVN 02:2016/BCT | |
+ Các hư hỏng |
|
|
|
| ||
Bạc dẫn hướng | Khe hở: 10 mm Độ mòn: ≤ 8mm |
|
|
| Điểm 10.16 khoản 10 QCVN 02:2016 | |
Dầm chống va đập |
|
|
|
| Bảng 28 Mục 10.17.4 điểm 10.17 khoản 10 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT | |
| Tang quấn cáp |
|
|
|
|
|
Kích thước tang (DxL) | Theo hồ sơ |
|
|
|
| |
Tỷ số DT/dC |
|
|
|
| Khoản 1 Điều 21 QCVN 02:2016/BCT | |
Số lớp cáp cuốn trên tang |
|
|
|
| Khoản 2 Điều 21 QCVN 02:2016/BCT | |
Chiều cao vành mép tang | ≥ 2,5dC |
|
|
| Điểm a khoản 4 Điều 21 QCVN 02:2016/BCT | |
Lớp lót tang | Khô, cứng, liên kết chặt, không có góc nhọn |
|
|
| Điểm 4.10 khoản 4 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT | |
Mối hàn đĩa phanh vào tang tời |
|
|
|
| Điểm 4.8 khoản 4 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT Có biên bản kiểm tra NDT được đơn vị kiểm định kiểm tra đối chiếu hồ sơ với thực tế thiết bị trước khi kiểm định | |
Độ đảo hướng tâm |
|
|
|
| Bảng 6 QCVN 02:2016/BCT | |
| Trục chính |
|
|
|
|
|
Kiểm tra khuyết tật của trục chính bằng phương pháp NDT |
|
|
|
| Bảng 7 QCVN 02:2016/BCT kiểm định lần đầu hoặc sau 05 năm. Có biên bản kiểm tra NDT được đơn vị kiểm định kiểm tra đối chiếu hồ sơ kết quả với thực tế thiết bị trước khi kiểm định | |
Khe hở đỉnh, khe hở bên, diện tích tiếp xúc và số điểm tiếp xúc trục chính với bạc |
|
|
|
| Bảng 15, Bảng 16, Bảng 17 QCVN 02:2016/BCT Thực hiện khi kiểm định lần đầu hoặc 05 năm khi đại tu, sửa chữa. Có biên bản kiểm tra được đơn vị kiểm định kiểm tra đối chiếu hồ sơ kết quả với thực tế thiết bị trước khi kiểm định | |
| Độ đồng tâm giữa tang tời và trục chính | 0,1/1000 hoặc 0,2/1000 |
|
|
| Điểm 3.4 khoản 3 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT Thực hiện khi kiểm định lần đầu hoặc sau 05 năm khi đại tu, sửa chữa. Có biên bản kiểm tra được đơn vị kiểm định kiểm tra đối chiếu hồ sơ kết quả với thực tế thiết bị trước khi kiểm định |
| Puly |
|
|
|
|
|
Đường kính | Theo thiết kế |
|
|
|
| |
Tình trạng kỹ thuật | Không bị lòi đầu nan hoa. Mép hoặc vành bị mòn < 50% bề dày ban đầu |
|
|
| Khoản 12 Điều 82 QCVN 01:2011/BCT | |
| Cáp tải |
|
|
|
|
|
Đường kính | Theo thiết kế |
|
|
|
| |
Chiều dài cáp | Đạt yêu cầu sử dụng, Vòng cáp ma sát ≥ 5 vòng |
|
|
| Khoản 11 Điều 21 QCVN 02:2016/BCT | |
Hệ số bền |
|
|
|
| Bảng 10 QCVN 02:2016/BCT | |
Độ mòn đường kính danh nghĩa | < 10% khi chiều dài treo ≥ 900m < 15% với cáp có lõi kim loại hoặc chiều dài treo < 900m < 18% với cáp bện dảnh tròn lõi hữu cơ, cáp có d≤ 45 mm < 20% với cáp bện dảnh tròn lõi hữu cơ và d>45 mm |
|
|
| Mục 1.1.11 điểm 1.1 khoản 1 Điều 46 QCVN 01:2011/BCT | |
Số sợi đứt trên một bước bện | < 10% |
|
|
| Mục 1.1.10 điểm 1.1 khoản 1 Điều 46 QCVN 01:2011/BCT | |
Các hư hỏng khác | Không có |
|
|
|
| |
| Hộp giảm tốc |
|
|
|
|
|
Sai số cho phép lắp đặt khớp nối |
|
|
|
| Bảng 20 QCVN 02:2016/BCT Thực hiện khi kiểm định lần đầu hoặc 05 năm khi đại tu, sửa chữa | |
Độ đảo hướng tâm trục hộp giảm tốc | 0,15/1000 |
|
|
| Điểm 5.2 khoản 5 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT Thực hiện khi kiểm định lần đầu hoặc 05 năm khi đại tu, sửa chữa. Có biên bản kiểm tra được đơn vị kiểm định kiểm tra đối chiếu giữa hồ sơ kết quả với thực tế thiết bị trước khi kiểm định | |
Tiếng ồn | 85 hoặc 88 dB |
|
|
| Khoản 3 Điều 25 QCVN 02:2016/BCT | |
Nhiệt độ | ≤ 75 oC |
|
|
| Khoản 2 Điều 25 QCVN 02:2016/BCT | |
| Hệ thống thủy lực |
|
|
|
|
|
Mức dầu | Đủ dầu theo thước đo |
|
|
|
| |
Độ kín khít | Không rò rỉ |
|
|
| Khoản 2, Điều 24 QCVN 02:2016/BCT | |
Nhiệt độ dầu | 70 oC |
|
|
| Khoản 7, Điều 24 QCVN 02:2016/BCT | |
Áp suất dư P0 của hệ thống thủy lực |
|
|
|
| Bảng 8 QCVN 02:2016/BCT | |
| Hệ thống khí nén |
|
|
|
|
|
Sự kín khí | Không xì hở |
|
|
| Khoản 7 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT | |
Nhiệt độ | ≤ 80 oC |
|
|
| ||
| Hệ thống bôi trơn |
|
|
|
|
|
Sự kín khít | Không rò rỉ |
|
|
| Khoản 7 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT | |
Nhiệt độ | ≤ 80 oC |
|
|
| ||
| Hệ thống phanh |
|
|
|
|
|
Kết cấu | Chắc chắn, không kẹt |
|
|
|
| |
Khe hở phanh | Phanh đĩa: 0,2÷1,5 mm Phanh đai, phanh má: ≤ 2mm |
|
|
| Khoản 8 Điều 33 QCVN 02:2016/BCT | |
Chiều dày má phanh | ≥ 2/3 chiều dày ban đầu |
|
|
| Khoản 28 Điều 33 QCVN 02:2016/BCT | |
Diện tích tiếp xúc má phanh và đĩa phanh hoặc vành phanh, tang phanh | Phanh đĩa và phanh má: ≥ 60% Phanh đai: ≥ 80% |
|
|
| Khoản 12 Điều 33; Mục b điểm 8.2 khoản 8 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT | |
Mômen hãm | Theo thiết kế |
|
|
| Bảng 9 QCVN 02:2016/BCT | |
Bề mặt đĩa phanh, vành phanh | Phẳng, nhẵn, không có vết dao chạy |
|
|
| Điểm 4.9 khoản 4 Điều 48 QCVN 02:2016/BCT | |
Loại phanh dù | Má dao hoặc phanh nêm |
|
|
| Điểm 6.3 khoản 6 Điều 33 QCVN 02:2016/BCT
| |
| Thời gian tác động phanh dù | ≤ 0,3s |
|
|
| Mục 27.5.1 điểm 27.5 khoản 27 Điều 33 QCVN 02:2016/BCT |
| Động cơ điện |
|
|
|
|
|
Mã hiệu | Phù hợp hồ sơ |
|
|
|
| |
Công suất | Phù hợp hồ sơ |
|
|
|
| |
Tốc độ quay | Phù hợp hồ sơ |
|
|
|
| |
| Vận tốc thực tế của thùng trục |
|
|
|
| Điểm 1.2; 1.3 khoản 1 Điều 7QCVN 02:2016/BCT |
| Thùng trục |
|
|
|
|
|
Loại, số lượng, kích thước, thông số kỹ thuật |
|
|
|
|
| |
Cơ cấu treo và móc nối | Hệ số bền > 13 Không có hư hỏng |
|
|
| Có kết quả thử nghiệm khoản 2 Điều 44 QCVN 02:2016/BCT | |
Cửa chắn, tay vịn |
|
|
|
| Khoản 3 Điều 40 QCVN 02:2016 | |
Cam hãm goòng, cam đỡ thùng | Đầy đủ, đúng thiết kế |
|
|
| Khoản 10,11 Điều 40 QCVN 02:2016/BCT | |
Sàn thao tác (kiểm tra, sửa chữa) | S ≥ 0,6 m Kích thước: 1 chiều 0,4 m Chiều cao hàng rào ≥ 1,2m |
|
|
| Khoản 14 Điều 40 QCVN 02:2016/BCT | |
Cơ cấu giảm xóc |
|
|
|
|
| |
| Bộ chỉ báo độ sâu |
|
|
|
|
|
Tình trạng hoạt động | Theo thiết kế, phát tín hiệu khi xảy ra quá nâng, quá hạ |
|
|
| Khoản 1 Điều 26 QCVN 02:2016/BCT | |
Sai lệch cho phép | ± 50mm |
|
|
| Khoản 2 Điều 26 QCVN 02:2016/BCT
| |
| Các cơ cấu an toàn |
|
|
|
|
|
Cửa an toàn miệng giếng, đáy giếng | Đầy đủ cửa, có công tắc liên động cắt điện động lực khi cửa mở |
|
|
|
| |
Chống quá tải |
|
|
|
|
| |
Chống vượt tốc | Cắt điện động lực khi tang vượt vận tốc quay đều 1,5 lần |
|
|
| Khoản 9 Điều 35 QCVN 02:2016/BCT | |
Chống chùng cáp | Cắt điện động lực khi cáp chùng quá giới hạn cho phép |
|
|
| Khoản 10 Điều 35 QCVN 02:2016/BCT | |
Bảo vệ quá nâng, quá hạ | Lắp đặt đúng vị trí, hoạt động tốt |
|
|
| Khoản 1 Điều 35 QCVN 02:2016/BCT | |
Bảo vệ mòn má phanh | Tác động khi má phanh mòn quá giới hạn cho phép |
|
|
| Khoản 3 Điều 35 QCVN 02:2016/BCT | |
| Bàn điều khiển |
|
|
|
|
|
Sự làm việc của các đồng hồ chỉ báo, đèn tín hiệu, công tắc, tay điều khiển | Làm việc đúng thiết kế |
|
|
|
| |
Độ ồn tại vị trí bàn điều khiển | ≤ 85 dB |
|
|
| Khoản 10 Điều 6 QCVN 02:2016/BCT | |
| Hệ thống điện |
|
|
|
|
|
Tình trạng kỹ thuật | Đúng thiết kế, không hư hỏng |
|
|
|
| |
Điện áp sử dụng | Theo hồ sơ |
|
|
|
| |
Điện áp điều khiển | Theo hồ sơ
|
|
|
|
| |
Điện trở tiếp địa |
|
|
|
| Mục 22 Điều 102 QCVN 01:2011/BCT | |
| Thiết bị đo lường | Còn hạn kiểm định, được dán tem, không có hư hỏng |
|
|
|
|
| Biển báo an toàn | Đầy đủ, đúng quy định |
|
|
| Điểm 4.1; 4.2 khoản 4 Điều 6 QCVN 02:2016/BCT |
| Tín hiệu | Đầy đủ, đúng quy định |
|
|
| Điều 49; 50; 51; 53; 54; 55 QCVN 02:2016/BCT |
C.THỬ TẢI
TT | HÌNH THỨC THỬ TẢI | TẢI TRỌNG SỬ DỤNG (tấn) | TẢI THỬ TĨNH (tấn) | TẢI THỬ ĐỘNG (tấn) | TẢI THỬ PHANH DÙ (tấn) |
| Thử tải tĩnh 125% SWL |
|
|
|
|
| Thử tải động 110% SWL |
|
|
|
|
| Thử phanh dù 100% SWL |
|
|
|
|
TT | NỘI DUNG KIỂM TRA | THÔNG SỐ CHO PHÉP | THÔNG SỐ KIỂM TRA | KẾT QUẢ | GHI CHÚ | |
ĐẠT | KHÔNG ĐẠT | |||||
| Kết cấu kim loại | Không nứt, không biến dạng dư |
|
|
|
|
| Cơ cấu nâng tải | Hoạt động ổn định, đúng thiết kế |
|
|
|
|
| Cáp nâng tải | Không có hư hỏng sau khi thử tải
|
|
|
|
|
| Hệ thống phanh (phanh công tác và phanh an toàn) |
|
|
|
|
|
Khoảng trượt của má phanh trên mặt đĩa phanh của phanh đĩa |
|
|
|
| Bảng 19 QCVN 02:2016/BCT | |
| Thời gian tác động phanh | ≤ 0,8s |
|
|
| Điểm 27.2 khoản 27 Điều 33 QCVN 02:2016/BCT |
| Phanh dù |
|
|
|
|
|
Thời gian tác động | 0,3s |
|
|
| Mục 27.5.1 điểm 27.5 khoản 27 Điều 33 QCVN 02:2016/BCT | |
Độ tụt của thùng khi phanh dù tác động | 100÷140 mm |
|
|
| Mục 27.5.4 điểm 27.5 khoản 27 Điều 33 QCVN 02:2016/BCT | |
Độ trượt của má dao (nêm phanh) sau khi phanh dù tác động | 100÷140 mm tùy loại phanh |
|
|
| Mục 27.5.2 điểm 27.5 khoản 27 Điều 33 QCVN 02:2016/BCT | |
Độ tụt của cáp giảm xóc | 100÷140 mm |
|
|
| Mục 27.5.3 điểm 27.5 khoản 27 Điều 33 QCVN 02:2016/BCT | |
| Các cơ cấu an toàn | Làm việc đúng thiết kế |
|
|
|
|
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Thiết bị được kiểm định có kết quả: Đạt: £ Không đạt: £
Đủ điều kiện hoạt động với tải trọng lớn nhất là: ............tấn hoặc .........người.
2. Đã được dán tem kiểm định số: ........................ Tại vị trí:.....
3. Kiến nghị:…………………………………………………….................................
Thời hạn thực hiện kiến nghị: ………………………………………………………..
V. THỜI HẠN KIỂM ĐỊNH TIẾP THEO
- Thời hạn kiểm định lần sau:.....................................................
- Lý do rút ngắn thời hạn kiểm định ( nếu có ):..........................
- Biên bản đã được thông qua ngày ... tháng ... năm ... ....
Tại:..............................................................................................
Biên bản được lập thành ... bản, mỗi bên giữ ... bản
Chúng tôi, những kiểm định viên thực hiện kiểm định hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với kết quả kiểm định ghi trong biên bản này./.
CHỦ CƠ SỞ | NGƯỜI CHỨNG KIẾN | KIỂM ĐỊNH VIÊN |
Trên đây là"Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tời, trục tải có tải trọng từ 10.000N trở lên sử dụng trong khai thác hầm lò". Bạn đọc còn vướng mắc pháp lý nào khác vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp nhanh chóng nhất!