Mục lục bài viết
1. Giới thiệu tác giả
Cuốn sách "Bách khoa những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" do các tác giả Tăng Bình và Ái Phương hệ thống.
2. Giới thiệu hình ảnh sách
Bách khoa những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Tăng Bình - Ái Phương
Nhà xuất bản Hồng Đức
3. Tổng quan nội dung sách
4. Đánh giá bạn đọc
Những loài cây có tác dụng làm thuốc chữa bệnh xung quanh chúng ta đã được truyền tai nhau trong dân gian rất nhiều và còn được Bộ y tế công bố, song không phải ai cũng quan tâm và tìm kiếm được nguồn tài liệu tin cậy để tham khảo và nghiên cứu. Về chủ đề này, cũng đã có rất nhiều tác giả biên soạn thành sách, và cuốn sách "Bách khoa những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" được tác giả hệ thống theo từng mục tương ứng với từng nhóm bệnh rất thuận tiện trong tra cứu đối với người đọc. Đây là một trong những tài liệu hữu ích phục vụ bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về các bài thuốc dân gian từ những loài cây.
5. Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Bách khoa những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam".
Luật Minh Khuê trích dẫn dưới đây một số loài cây thường gặp hàng ngày có tác dụng chữa một số bệnh lý để bạn đọc tham khảo: (Theo Quyết định số 4664/QĐ-BYT, ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Bố Chính Sâm
Tên khác: Nhân sâm Phú yên, Thổ hào sâm
Tên khoa học: Abelmoschus moschatus Medik. ssp. tuberosus (Span) Borss.
Họ: Bông (Malvaceae).
Bộ phận dùng: Rễ. Rửa sạch, ngâm nước gạo một đêm, đồ chín. Phơi khô, hoặc sấy khô.
Công năng, chủ trị: Bổ khí, ích huyết, sinh tân dịch, chỉ khát (giảm ho), trừ đờm. Chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, kém ngủ, thần kinh suy nhược, hoa mắt chóng mặt, đau dạ dầy, tiêu chảy, ho viêm họng, viêm phế quản, người háo khát, táo bón.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 10 - 12g, sắc uống.
Kiêng kỵ: Nếu thể tạng hàn phải chích với gừng. Không dùng chung với Lê lô.
Cỏ nhọ nồi
Tên khác: Cỏ mực, Hạn liên thảo, lệ trường, phong trường, mạy mỏ lắc nà (Tày), nhả cha chát (Thái)
Tên khoa học: Eclipta prostrata (L.) L.
Họ: Cúc (Asteraceae)
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất
Công năng, chủ trị: Lương huyết, chỉ huyết, bổ can thận, chữa các chứng huyết nhiệt, ho ra máu, nôn ra máu, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da, băng huyết, rong huyết, râu tóc sớm bạc, răng lợi sưng đau.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 12 - 20g (khô), sắc uống; 30 - 50g (tươi), giã vắt lấy nước uống, bã đắp vết thương. Có thể dùng phối hợp với các cây thuốc khác chữa chứng xuất huyết.
Lưu ý khi sử dụng: Không dùng cho người có tỳ vị hư hàn, ỉa chảy, phân sống.
Cỏ Tranh
Tên khác: Cỏ tranh răng, bạch mao căn, dia (K’Dong), nhất địa (Gia Rai)
Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) Beauv.
Họ: Lúa (Poaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ
Công năng, chủ trị: Lương huyết, chỉ huyết, thanh nhiệt, lợi tiểu, giảm đau. Chữa phiền khát, tiểu tiện khó, tiểu ít, tiểu buốt, tiểu ra máu, ho ra máu, chảy máu cam do huyết nhiệt, phù thũng do viêm cầu thận cấp, hoàng đản.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 9 - 30g (khô), 30 - 60g (tươi) thái nhỏ, sắc với 600 ml nước đến khi còn 200 ml chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
Cỏ Xước
Tên khác: Hoài ngưu tất.
Tên khoa học: Achyranthes aspera L.
Họ: Rau dền (Amaranthaceae)
Bộ phận dùng: Rễ đã phơi khô hoặc sấy khô.
Công năng, chủ trị: Hoạt huyết, khứ ứ, bổ can thận mạnh gân xương, lợi thủy thông lâm. Chữa đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, chân tay co quắp, tê bại, kinh nguyệt không đều, tiểu tiện không thông, đái buốt, đái rắt.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 6 - 15g; 12 - 40g, sắc uống.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, ỉa lỏng, di tinh.
Hy Thiêm
Tên khác: Cỏ đĩ, Cây cứt lợn, Hy tiên.
Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L.
Họ: Cúc (Asteraceae).
Bộ phận dùng: Phần trên mặt đất
Công năng, chủ trị: Trừ phong thấp, thanh nhiệt, giải độc. Chữa đau lưng, mỏi gối, đau xương khớp, chân tay tê buốt, mụn nhọt.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng: 9 - 12g, sắc uống.
Ích Mẫu
Tên khác: Cây chói đèn, sung uý
Tên khoa học: Leonurus japonicus Houtt
Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
Công năng, chủ trị: Hoạt huyết, điều kinh, khứ ứ, tiêu thũng. Chữa rối loạn kinh nguyệt, kinh bế, đau bụng kinh, khí hư bạch đới, rong kinh, rong huyết, phụ nữ sau đẻ huyết hôi không ra hết.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng: thân lá 6 - 12g, hạt: 4 - 9g, sắc uống.
Quýt
Tên khác: Quýt xiêm, quất thực
Tên khoa học: Citrus reticulata Blanco
Họ: Cam (Rutaceae)
Bộ phận dùng: Lá, vỏ, quả, hạt
Công năng, chủ trị: Trần bì có tác dụng hành khí, táo thấp, hóa đờm. Chữa ăn không tiêu, đau bụng, nôn mửa, ho tức ngực, nhiều đờm. Thanh bì (vỏ quả còn xanh) có tác dụng sơ can, phá khí, tán kết, tiêu đờm. Chữa ngực sườn đau tức. Hạt quýt (quất hạch) có tác dụng hành khí, tán kết, chỉ thống. Chữa sa ruột, bìu sưng đau, đau lưng, viêm tuyến vú. Lá quýt (quất diệp) có tác dụng sơ can, hành khí, hóa đờm. Chữa ngực đau tức, ho, sưng vú.
Liều lượng, cách dùng: Trần bì ngày dùng 4 - 12g, dạng sắc hoặc tán; Thanh bì ngày dùng 3 - 9g. Hạt quýt ngày dùng: 3 - 9g; lá quýt ngày dùng 10 - 20 lá, sắc uống.
Rau Má
Tên khác: Liên tiền thảo
Tên khoa học: Centella asiatica (L.) Urban
Họ: Hoa tán (Apiaceae)
Bộ phận dùng: Cả cây
Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, tiêu viêm. Chữa sốt, mụn nhọt, vàng da, thổ huyết, chảy máu cam, táo bón, ho, tiểu tiện rắt buốt.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng: 30 - 40g (tươi), vò nát, vắt lấy nước hoặc dạng khô sắc uống. Có thể dùng phối hợp với cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu.
Sài đất
Tên khác: Cúc nháp, ngổ núi, tân sa
Tên khoa học: Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.
Họ: Cúc (Asteraceae).
Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm. Chữa viêm tấy, mụn nhọt, nhiễm trùng, chốc đầu, lở ngứa, dị ứng.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 50 -100g (tươi), giã nát, hòa thêm nước gạn uống, bã đắp vào chỗ sưng tấy. Dùng dạng khô: 20 - 40g, sắc với 400ml nước đun sôi còn 100ml, uống làm 2-3 lần trong ngày. Trẻ em tùy tuổi, uống 1/3 - 1/2 liều người lớn
Xạ Can
Tên khác: Rẻ quạt, lưỡi đòng
Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC.
Họ: La dơn (Iridaceae)
Bộ phận dùng: Thân rễ, lá
Công năng, chủ trị: Thanh nhiệt giải độc, hóa đàm bình suyễn. Chữa viêm họng, viêm amydal có mủ, ho nhiều đờm, khản tiếng, viêm tắc tuyến vú, tắc tia sữa.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 3 - 6g (dạng khô), sắc uống; 10 - 20g (thân rễ tươi) tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi, giã nát cho vài hạt muối, vắt lấy nước ngậm và nuốt dần, bã hơ nóng đắp vào cổ.
Bạc Hà
Tên khác: Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (Tày)
Tên khoa học: Mentha arvensis L.
Họ: Bạc hà (Lamiaceae)
Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất
Công năng, chủ trị: Sơ phong, thanh nhiệt, thấu chẩn, sơ can, giải uất, giải độc. Chữa cảm mạo phong nhiệt, cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu, đau mắt đỏ, thúc đẩy sởi mọc, ngực sườn đầy tức.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 12 - 20g, hãm vào nước sôi 200 ml, cách 3 giờ uống một lần.
Bách Bộ
Tên khác: Củ ba mươi, dây đẹt ác, hơ linh (Ba Na)
Tên khoa học: Stemona tuberosa Lour.
Họ: Bách bộ (Stemonaceae)
Bộ phận dùng: Rễ
Công năng, chủ trị: Nhuận phế, chỉ ho, sát trùng. Chữa các chứng ho mới hoặc ho lâu ngày, viêm phế quản mạn tính, trị giun kim, ngứa, ghẻ lở.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 8 - 12g, sắc uống, thụt hậu môn điều trị giun kim, dùng
30 - 40g sắc lấy nước rửa điều trị ngứa, lở.
Bán Hạ Nam
Tên khác: Cây chóc, chóc chuột, nam tinh, bán hạ ba thùy
Tên khoa học: Typhonium trilobatum (L.) Schott.
Họ: Ráy (Araceae).
Bộ phận dùng: Thân rễ. Khi dùng phải qua chế biến cẩn thận.
Công năng, chủ trị: Hóa đàm táo thấp, giáng nghịch chỉ nôn, giáng khí chỉ ho. Chữa nôn, buồn nôn, đầy trướng bụng, ho có đờm, ho lâu ngày. Dùng ngoài chữa ong đốt, rắn rết cắn.
Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 3 - 10g, sắc uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai dùng thận trọng.
Dâu Tằm
Tên khác: Dâu ta, tang
Tên khoa học: Morus alba L.
Họ: Dâu tằm (Moraceae)
Bộ phận dùng: Rễ, thân, lá, quả.
Công năng, chủ trị: Vỏ rễ dâu có tác dụng thanh phế nhiệt bình suyễn, tiêu thũng, giảm ho, trừ đờm, hạ suyễn. Chữa phế nhiệt, ho suyễn, hen, ho ra máu, trẻ con ho gà, phù thũng, bụng trướng to, tiểu tiện không thông; Lá dâu có tác dụng tán phong thanh nhiệt, thanh can, sáng mắt. Chữa cảm mạo phong nhiệt, phế nhiệt, ho, viêm họng, nhức đầu, mắt đỏ, chảy nước mắt, đậu lào, phát ban, cao huyết áp, mất ngủ; Cành dâu có tác dụng trừ phong thấp, lợi các khớp, thông kinh hoạt lạc, tiêu viêm. Chữa phong thấp đau nhức các đầu xương, cước khí, sưng lở, chân tay co quắp.
Liều lượng, cách dùng: Vỏ rễ: ngày dùng 6 - 12g (có thể dùng tới 20 - 40g), sắc uống. Lá: ngày dùng 5 - 12g, sắc uống. Cành: ngày dùng: 9 - 15g (có thể dùng tới 40 - 60g), sắc uống.
Đinh Lăng
Tên khác: Cây gỏi cá, nam dương sâm
Tên khoa học: Polyscias fruticosa (L.) Harms
Họ: Nhân sâm (Araliaceae)
Bộ phận dùng: Rễ, thân, cành, lá.
Công năng, chủ trị: Bổ khí, tiêu thực, lợi sữa, tiêu viêm, giải độc. Rễ Đinh lăng chữa suy nhược cơ thể, gầy yếu, mệt mỏi, ngủ ít, tiêu hóa kém, phụ nữ sau đẻ ít sữa. Lá chữa cảm sốt, mụn nhọt, giã đắp sưng tấy, sưng vú. Thân, cành chữa thấp khớp, đau lưng.
Liều lượng, cách dùng:
Rễ: Ngày dùng 3 - 6g, hãm, hoặc đun sôi trong 15 phút, chia 2 - 3 lần uống;
Lá tươi: ngày dùng 30 - 50g, giã đắp;
Thân, cành: ngày dùng 30 - 50g, sắc uống.