Mục lục bài viết
- 1. Cơ sở pháp lý:
- 2. Sinh con trước hay sau ngày 15 có ảnh hưởng đến chế độ thai sản không?
- 2.1. Thứ nhất, bạn có được hưởng chế độ thai sản hay không?
- 2.2. Việc sinh con trước hay sau ngày 15 ảnh hưởng như thế nào đến chế độ thai sản của lao động nữ?
- 3. Trước khi sinh con 1 tháng không đóng bảo hiểm xã hội có được nhận chế độ thai sản hay không?
- 4. Tiền thai sản có tăng theo lương tối thiểu vùng không?
- 5. Nghỉ chăm vợ sinh có được hưởng cả lương cả tiền thai sản không?
- 6. Không đưa phụ cấp lương vào đóng bảo hiểm có bị phạt không?
Em bắt đầu làm tại công ty và đóng bảo hiểm từ tháng 9/2019. Hiện tại em mang bầu, dự sinh tháng 1/2021. Em nghe loáng thoáng bên nhân sự nói sinh con trước hay sau ngày 15 ảnh hưởng như thế nào đó đến chế độ thai sản của em nên hơi lo ạ. Không rõ vấn đề này như thế nào? Em có được hưởng thai sản không ạ? Anh/chị vui lòng tư vấn giúp em.
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Lao động, gọi: 1900 6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
2. Sinh con trước hay sau ngày 15 có ảnh hưởng đến chế độ thai sản không?
Em bắt đầu làm tại công ty và đóng bảo hiểm từ tháng 9/2019. Hiện tại em mang bầu, dự sinh tháng 1/2021. Em nghe loáng thoáng bên nhân sự nói sinh con trước hay sau ngày 15 ảnh hưởng như thế nào đó đến chế độ thai sản của em nên hơi lo ạ. Không rõ vấn đề này như thế nào? Em có được hưởng thai sản không ạ? Anh/chị vui lòng tư vấn giúp em.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
2.1. Thứ nhất, bạn có được hưởng chế độ thai sản hay không?
Căn cứ quy định tại Khoản 1, 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì: Lao động nữ đóng bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng chế độ thai sản.
Cách xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh được áp dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể:
- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện như trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng.
Theo quy định này, trường hợp bạn bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 9/2019, dự sinh vào tháng 1/2021, nếu bạn sinh trước ngày 15/1 thì thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn được tính từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2020 (trong đó có 12 tháng đóng bảo hiểm xã hội) => bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp bạn sinh sau ngày 15/1 và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội thì thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn được tính từ tháng 2/2020 đến tháng 1/2021 (đóng đủ 12 tháng bảo hiểm xã hội) => đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, dù bạn sinh trước hay ngày 15/1 thì với thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 9/2019 liên tục đến thời điểm hiện tại, bạn vẫn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
2.2. Việc sinh con trước hay sau ngày 15 ảnh hưởng như thế nào đến chế độ thai sản của lao động nữ?
Như đã phân tích ở trên, việc xác định thời gian sinh con trước hay sau ngày 15 của tháng nhằm mục đích xác định thời gian 12 tháng trước khi sinh, xét xem người lao động có đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản hay không.
Đối với các trường hợp lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội liên tục trên 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh thì việc sinh con trước hay sau ngày 15 của tháng không ảnh hưởng đến việc hưởng chế độ thai sản của họ.
Còn trường hợp lao động nữ có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội vừa đủ 6 tháng thì việc xác định sinh con trước hay sau ngày 15 rất quan trọng để quyết định họ có được hưởng chế độ thai sản hay không.
Lưu ý: Việc sinh con trước hay sau ngày 15 không ảnh hưởng đến mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
3. Trước khi sinh con 1 tháng không đóng bảo hiểm xã hội có được nhận chế độ thai sản hay không?
Em dự sinh vào 3/12/2020 nhưng tháng 11 này em lại không đi làm nên không được đóng BHXH. Vậy tháng liền kề ngay trước tháng sinh con không đóng BH thì có được nhận tiền thai sản không ạ?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Theo Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản.
Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cách xác định 12 tháng trước khi sinh con như sau:
- Trường hợp sinh con trước ngày 15 của tháng thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh.
- Trường hợp sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Theo đó, trường hợp bạn dự sinh vào 3/12/2020 thì tháng 12 không được tính vào khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh.
Do đó, 12 tháng trước khi sinh của bạn được tính từ tháng 12/2019 - tháng 11/2020. Miễn là trong thời gian này bạn bạn có ít nhất 06 tháng đóng BHXH thì bạn đủ điều kiện nhận chế độ thai sản, không có yêu cầu bắt buộc là tháng liền kề trước khi sinh phải đóng bảo hiểm xã hội.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
4. Tiền thai sản có tăng theo lương tối thiểu vùng không?
Chào luật sư, xin luật sư cho biết là trong thời gian nghỉ thai sản mà lương tối thiểu vùng tăng, thì tiền thai sản cho thời gian nghỉ đó có tăng theo không?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Khoản 3 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về mức hưởng chế độ thai sản như sau:
Mức hưởng chế độ thai sản của người lao động không được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh tăng mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.
Như vậy mức hưởng chế độ thai sản sẽ không tăng khi tăng lương tối thiểu vùng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
5. Nghỉ chăm vợ sinh có được hưởng cả lương cả tiền thai sản không?
Em muốn hỏi luật sư sắp tới vợ em sinh vậy 5 ngày nghỉ theo luật khi vợ sinh em có được vừa hưởng lương vừa hưởng tiền thai sản không ạ?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Chế độ thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo đó, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội được nghỉ khi vợ sinh con. Thời gian nghỉ từ 5 đến 14 ngày làm việc tùy từng trường hợp theo Khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Như vậy, theo quy định pháp luật, việc nghỉ làm để hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con là quyền lợi của lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 thì:
Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, theo quy định này, về nguyên tắc, 5 ngày nghỉ khi vợ sinh, bạn chỉ được hưởng tiền thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả. Tuy nhiên, nếu công ty bạn có chính sách trả lương cho những ngày này thì bạn vừa có thể được hưởng tiền thai sản vừa được hưởng lương những ngày nghỉ chăm vợ sinh.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
6. Không đưa phụ cấp lương vào đóng bảo hiểm có bị phạt không?
Công ty mình hiện nay chỉ tham gia bảo hiểm cho người lao động dựa trên lương tối thiểu vùng, mà không tham gia các mức phụ cấp như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chuyên môn. Như vậy, mình vi phạm khoản nào và bị phạt bao nhiêu ạ?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Các khoản phụ cấp lương là các khoản để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
Như vậy, việc công ty bạn không đưa các khoản phụ cấp này vào tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là trái quy định pháp luật.
Về mức phạt, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 5, Điểm b Khoản 4 Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP thì việc không đưa phụ cấp lương vào các khoản tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động của công ty bạn sẽ bị xử phạt về hành vi:
Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định mà không phải là trốn đóng.
Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà công ty bạn có thể bị phạt tiền từ 24% đến 30% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng.
Bạn căn cứ quy định này để xác định trách nhiệm của công ty khi vi phạm về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900 6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động - Công ty luật Minh Khuê