Mục lục bài viết
- 1, Sự cản trở đối với thương mại dịch vụ và đầu tư quốc tế
- 2. Thương mại dịch vụ và đầu tư quốc tế
- a. Thương mại dịch vụ (Trade in Services)
- b. Đầu tư quốc tế (Foreign Investment)
- 3. Nguyên tắc cơ bản của thương mại hàng hoá
- 4. Nguyên tắc cơ bản cần được thể hiện trong thoả thuận dịch vụ, đầu tư đa phương
- 5. Phân tích nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử
- a. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc
- b. Chế độ đãi ngộ quốc gia
1, Sự cản trở đối với thương mại dịch vụ và đầu tư quốc tế
Những thoả thuận quốc tế truyền thống thường tập trung vào thương mại hàng hoá. Kết quả là những thoả thuận ấy nhằm chủ yếu tháo gỡ những rào cản thuế quan và những hạn chế định lượng dùng để tạo nên những chướng ngại cho việc tiếp cận thị trường nước ngoại.
Những rào cản phi thuế quan phần lớn ở dưới dạng những qui định pháp lý và đôi lúc ở dưới dạng tập quán kinh doanh hạn chế, mãi đến gần đây mới là mục tiêu của những thoả thuận.
Ngược lại những rào cản phi thuế quan mới chính là sự cản trở quan trọng nhất đối với thương mại dịch vụ và đầu tư quốc tế. Mục tiêu bao hàm của tự do hoá thương mại cho cả dịch vụ hàng hoá lẫn cả các biện pháp đầu tư bao gồm sự tiếp cận được khuyến khích và những hoạt động không phân biệt đối với thị trường nước ngoài. Do vậy, tự do hoá thương mại trong dịch vụ và đầu tư được khởi động thành công trên cơ sở của cùng những nguyên tắc cơ bản của thương mại hàng hoá.
2. Thương mại dịch vụ và đầu tư quốc tế
a. Thương mại dịch vụ (Trade in Services)
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ… giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ… cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.
Dịch vụ là những hoạt động lao động của con người, không tồn tại dưới dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu, nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.
Thương mại dịch vụ (Trade in Services) chính là hoạt động thương mại có đối tượng là dịch vụ, diễn ra giữa bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ, đây là quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khâu có liên quan mật thiết với nhau. Do đối tượng của thương mại dịch vụ là dịch vụ (sản phẩm vô hình) nên việc định nghĩa về thương mại dịch vụ thường không đồng nhất.
Thương mại dịch vụ (Trade in Services) - đây là quá trình liên hoàn bao gồm nhiều khau có liên quan mật thiết với nhau.
b. Đầu tư quốc tế (Foreign Investment)
Đầu tư quốc tế (Foreign Investment) là hình thức quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó vốn được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm đầu tư và đem lại lợi ích cho các bên tham gia.
Theo đó:
- Phương tiện đầu tư quốc tế có thể là tiền tệ, tài sản hữu hình (thiết bị, vật tư) hoặc tài sản vô hình (bằng sáng chế, bi quyết kĩ thuật, nhãn hiệu hàng hóa…).
- Quá trình đầu tư luôn có hai bên khác quốc gia: Bên đầu tư vốn (còn gọi là bên chủ đầu tư) và bên nhận vốn (còn gọi là bên nhận đầu tư). Trong quá trình đầu tư, quyền sở hữu vốn luôn thuộc về chủ đầu tư của nước đầu tư, nhưng vốn được sử dụng tại nước nhận đầu tư.
- Mục đích đầu tư nhằm mang lại những lợi ích kinh tế, hoặc thực hiện mục tiêu chính trị, xã hội. Mức độ trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên tùy thuộc vào các hình thức trao đổi do các bên lựa chọn. Mỗi một quá trình đầu tư quốc tế về vốn đều có thể được đánh giá trên các góc độ từ rộng đến hẹp: tác động đến nền kinh tế thế giới, tác động đến từng quốc gia, lợi ích của chủ sở hữu vốn.
3. Nguyên tắc cơ bản của thương mại hàng hoá
Những nguyên tắc cơ bản của thương mại hàng hoá tạo thành những những yếu tố chính cho những thoả thuận khung tổng quát.
Đó là mẫu số chung tối thiểu định ra những mẫu thức áp dụng cho những cam kết tự do hoá hiện thời. Những cam kết này được từng bên mỗi ngành đảm nhiệm một cách riêng lẻ (danh mục tích cực). Quan điểm đó xem xét đến những đặc thù của các ngành liên quan nhằm đạt tới một sân chơi bình đẳng thông qua tự do hoá tiến triển.
4. Nguyên tắc cơ bản cần được thể hiện trong thoả thuận dịch vụ, đầu tư đa phương
Dưới đây sẽ là những những nguyên tắc cơ bản cần được thể hiện trong những thoả thuận dịch vụ và đầu tư đa phương:
- Sự có đi có lại đa phương/đối xử tối huệ quốc (MFN): các bên cùng tham gia hiệp định trao đổi lẫn nhau những ưu đãi tiếp cận thị trường, bao gồm tất cả những qui tắc xác định những điều kiện, theo đó được tiếp cận thị trường không bị ràng buộc vào những điều kiện khác và không bị phân biệt; vì vậy bất cứ một lợi thế nào được dành cho một bên thì cũng tự động được dành cho tất cả các bên khác có tham gia hiệp định (ứng dụng “erga omnes”);
- Đối xử quốc gia/sự thừa nhận chung: sự tiếp cận thị trường và đối xử của doanh nghiệp nước ngoài không được phê chuẩn trên cơ sở những điều khoản ít thuận lợi hơn đối với doanh nghiệp trong nước; sự thừa nhận lẫn nhau dựa trên cơ sở tương ứng của các tiêu chuẩn quốc gia, có thể là khái niệm cho sự đối xử quốc gia trong những ngành dịch vụ cần điều tiết cao, ở đó thường xảy ra sự phân biệt đối xử với các nhà cung cấp nước ngoài.
- Sự minh bạch: những yêu cầu về thông báo và những điểm cần đòi hỏi cần phải được chỉ định cho các bên tham gia hiệp định, coi như là tiền đề cho tất cả các bên khác nhằm xác định hình mẫu của những biện pháp (mới) và những trở ngại tiềm tàng tác động đến quan hệ thương mại: điều này đặc biệt quan trọng trong những ngành có sự điều tiết mật độ cao như dịch vụ và đầu tư tài chính và chuyên nghiệp;
- Ngoại trừ: nhằm phản ảnh những nguyên nhân “được chứng minh” và “hợp lý” cho những hạn về thương mại (bảo vệ), như trật tự công cộng, bảo hộ y tế, an ninh quốc gia, những vấn đề về cán cân thanh toán hoặc cho phép giảm nhẹ một số nghĩa vụ nhất định trong những hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn sự phân biệt vì nhũng lý do thận trọng (những dịch vụ tài chính), hay sự đối xử tốt hơn có chọn lọc đối với những nước là bên tham gia những thoả thuận hợp tác kinh tế hay ưu đãi (chẳng hạn cộng đồng châu Âu (EC), Thoả thuận thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Thị trường chung Nam Mỹ-MERCOSUR);
- Sự giám sát/giải quyết các tranh chấp: hiệu lực thi hành cam kết của các bên tham gia là cần thiết cho lòng tin cậy của bất cứ hệ thống thương mại quốc tế nào dựa trên các qui chế; trong một hệ thống siêu quốc gia, việc thực hiện nghĩa vụ được giám sát bởi một tổ chức thẩm quyền giám sát siêu quốc gia, cần có sự bảo trợ về các thủ tục pháp lý đưa ra tại một cơ quan pháp lý, có quyền áp đặt xử phạt trong trường hợp không phù hợp với những tài liệu phát hiện; trong một hệ thống liên chính phủ, bản thân các bên quyết định sự tôn trọng các qui định (biểu quyết tuyệt đối hay đa số); sự phá vỡ thoả thuận có thể buộc các bên bị tác động phải tái cân bằng các biện pháp.
Còn có những thoả thuận song phương bao trùm về đầu tư và/hoặc các dịch vụ. Những thoả thuận ấy hoặc là khái quát trong một lĩnh vực (chẳng hạn những hiệp ước nhằm bảo hộ đầu tư nước ngoài hoặc cho phép nhiều loại hình dịch vụ cung cấp qua biên giới), hoặc một ngành cụ thể (chẳng hạn nhũng hiệp định về dịch vụ vận tải hàng không hoặc về dịch vụ tài chính). Những thoả thuận này có thể ở dưới dạng các hiệp ước riêng biệt hoặc có thể được bao gồm trong một khuôn khổ rộng hơn (những Hiệp định Thương mại Tự do-FTA).
Một cách ngẫu nhiên, các đối tác thương mại ngày càng thường nhất trí hoặc bằng những công cụ pháp lý riêng biệt hoặc bằng một phần của những thoả thuận hợp tác kinh tế để thừa nhận những tiêu chuẩn và tiêu chí của nhạu nhằm chấp nhận các nhà cung cấp dịch vụ (chẳng hạn các phẩm chất chuyên ngành hoặc các đòi hỏi thận trọng)
5. Phân tích nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử
Nguyên tắc thương mại không có sự phân biệt đối xử được cụ thể hoá trong hai quy định, đó là: Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và và chế độ đãi ngộ quốc gia.
a. Chế độ đãi ngộ tối huệ quốc
Đãi ngộ tối huệ quốc ( MFN) là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của nguyên tắc này được thể hiện ngay trong điều I Hiệp định GATT, điều II Hiệp định GATS và Điều IV Hiệp định TRIPs.
Theo nguyên tắc này nếu một quốc gia thành viên dành cho một quốc gia thành viên khác một sư đãi ngộ hay miễn trừ về các lĩnh vực thương mại, thuế quan, vận tải và địa vị pháp lý công dân, thì cũng phải dành cho tất cả các quốc gia thành viên còn lại đãi ngộ và miễn trừ đó.
Ví dụ trong thương mại hàng hoá nếu một nước thành viên A dành cho sản phẩm của quốc gia thành viên B mức thuế quan ưu đãi thì quốc gia thành viên A cũng phải dành cho sản phẩm cùng loại của các quốc gia thành viên còn lại mức thuế ưu đãi này.
Tuy nhiên việc áp dụng nguyên tắc Đãi ngộ tố huệ quốc này theo quy định của WTO cho phép các quốc gia thành viên duy trì một số ngoại lệ:
- Quyết định của Đại hội đồng GATT ngày 26.11.1971 về ” Đàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển” cho phép các nước đang phát triển đàm phán, ký kết những hiệp định thương mại để dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng mức thuế ưu đãi này đối với hàng hoá của các nước phát triển;
- Quốc gia thành viên dành lợi thế cho các nước có chung đường biên giới nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hoá vùng biên giới.
- Điều 24 của GATT quy định các quốc gia thành viên của các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự ưu đãi hơn về thuế quan mang tính phân biệt đối xử với các quốc gia khác ngoài khu vực
- Quyết định của đại hội đồng GATT ngày 25.6.1971 về việc thiết lập hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hoá xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển.
Nguyên tắc Đãi ngộ tối huệ quốc có ý nghĩa sau:
Đãi ngộ tối huệ quốc có thể đảm bảo đáp ứng những nhu cầu nhập khẩu một cách có hiệu quả nhất, nâng cao hiệu quả giá thành nhờ lợi thế so sánh;
Biến đãi ngộ tối huệ quốc thành nghĩa vụ mà các bên phải thực hiện, nhờ vậy mà có thể bảo vệ thành quả của việc cắt giảm thuế quan song phương, và còn có thể thúc đẩy việc thực hiện đa biên hoá; Nhờ cam kết thực hiện Đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể bắt buộc các nước lớn phải đối xử công bằng với các nước nhỏ;
Nhờ cam kết đãi ngộ tối huệ quốc mà có thể tinh giản cơ chế quản lý nhập khẩu và bảo đảm các chính sách thương mại rõ ràng hơn.
b. Chế độ đãi ngộ quốc gia
Nếu như nguyên tắc MFN không cho phép các thành viên phân biệt đối xử không công bằng đối với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác nhau thì nguyên tắc NT không cho phép các quốc gia thành viên có sự phân biệt đối xử không bình đẳng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá nội địa.
Nguyên tắc Đãi ngộ quốc gia được quy định tại điều III GATT, điều XVII GATS và điều III TRIPs .
Theo nguyên tắc này hàng hoá, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã qua thủ tục hải quan (đã trả các khoản thuế được luật định) hay được đăng ký bảo hộ thì phải được đối xử bình đẳng như hàng hoá, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ trong nước.
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia không cho phép các quốc gia thành viên hạn chế số lượng hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu, trừ một số ngoại lệ được quy định rõ trong các hiệp định của WTO, cụ thể:
– Điều XVII và điều XVIII (b), mất cân đối can cân thanh toán.
– Điều XVIII (c) nhằm mục đích bảo vệ nghành công nghiệp non trẻ trong nước.
– Điều XIX – bảo vệ ngành sản xuất trong nước nhằm chống lại sự gia tăng đột ngột của hàng nhập khẩu hay để đối phó với việc một mặt hàng trở nên khan hiếm trên thị trường nội địa do xuất khẩu quá nhiều.
– Điều XX – vì lý do sức khoẻ và vệ sinh.
– Điều XXI – vì lý do an ninh quốc gia.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và biên tập).