Trả lời:

1. Hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới

Nhìn nhận dưới góc độ kinh tế gắn với tiến trình lịch sử để xem xét hoạt động nhượng quyền thương mại, không thể phủ nhận được tính đa dạng của các lý thuyết về sự ra đời đối với hoạt động này. Ở giai đoạn sơ khai, thuật ngữ “nhượng quyền thương mại” - “íranchise” - được coi là bắt nguồn từ một từ trong tiếng Pháp cổ, có nghĩa là “đặc quyền” - “privilege”. Trong thời gian dài của thời kì trung cổ, thuật ngữ “ữanchise” được dùng để chỉ việc Nhà nước ban cấp các đặc quyền buôn bán, họp chợ, săn bắn và sau này là quyền được thực hiện các hoạt động thương mại đặc biệt như sản xuất và buôn bán rượu bia hoặc cung cấp các dịch vụ giao thông đường thủy, đường bộ cho các thương nhân. Như vậy, lúc ban đầu, thuật ngữ “nhượng quyền thương mại” áp dụng cho những quan hệ có sự can thiệp của Nhà nước.

Một số lý thuyết cho rằng, nhượng quyền thương mại ban đầu xuất hiện ở châu Âu. Từ thế kỉ XVIII, tại châu Âu, một số doanh nghiệp đã khởi xướng một phương thức kinh doanh mới trong lĩnh vực phân phối hàng hoá nhằm thay thế cho phương thức phân phối cổ điển là đại lý. Ở thời điểm này, các nhà kinh doanh đã nhận thấy những hạn chế của bên giao đại lý trong việc kiểm soát đối với các đại lý của mình ngày càng tăng, tỉ lệ thuận với sự mở rộng mạng lưới đại lý theo khoảng cách địa lý. Người Mỹ lại cho rằng, nhượng quyền thương mại khởi nguồn từ nước Mỹ vào những năm 1850 và hoạt động này hầu như chỉ phát triển ở nước Mỹ trong vòng hơn 100 năm. Sự ra đời của nhượng quyền thương mại ở Mỹ là do, trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, luật chống độc quyền của nước này đã cấm người sản xuất được đồng thời là người phân phối trực tiếp sản phẩm của mình tới người tiêu dùng. Mục đích chính của quy định này là nhằm ngăn chặn sự hình thành nên các hãng độc quyền. Trong bối cảnh đó, chính những nhà sản xuất ô tô, trong những nỗ lực nhằm bảo vệ quyền lợi của minh, đã thiết kế nên những hợp đồng nhượng quyền thương mại đầu tiên. thời kì này, chức năng chủ yếu của các hợp đồng nhượng quyền thương mại là ràng buộc các doanh nghiệp bán lẻ ô tô vào một quan hệ mang tính chất độc quyền mới.

Như vậy, tại nước Mỹ, trong thời kì đầu xuất hiện, nhượng quyền thương mại được hiểu là những thỏa thuận hợp đồng giữa các nhà sản xuất, tổ chức dịch vụ với những nhà kinh doanh độc lập khác liên quan đến việc phân phối sản phẩm - gọi là nhượng quyền phân phối sản phẩm. Sau một thời gian tồn tại, nhượng quyền thương mại tại Mỹ có một hình thái mới, đó là nhượng quyền thương mại đối với phương thức kinh doanh. Hình thái mới này cho phép bên nhận quyền không chỉ đơn thuần được sử dụng nhãn hàng hoá của bên nhượng quyền mà còn được áp dụng các hệ thống, phương thức và phương pháp hoạt động kýnh doanh của bên nhượng quyền (bao gồm: quy trình hoạt động, tài liệu hướng dẫn, quản lý kinh doanh, đào tạo kĩ thuật, quản lý, cơ sở hạ tầng quản lý, hệ thống tiếp thị, công nghệ và bí quyết kinh doanh). Bên nhượng quyền, ngoài việc thu một khoản tiền phí chuyển nhượng còn được thực hiện việc giám sát chặt chẽ mọi hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền.

Có thể nói kể từ sau Đại chiến Thế giới lần thứ II, hoạt động nhượng quyền thương mại bùng phát ở khắp nơi, nhất là tại các quốc gia phát triển. Lúc này, nhượng quyền thương mại đã phát triển và khẳng định tư cách là ngành công nghiệp mới, độc lập và được coi là cứu cánh cũng như xu hướng chủ yếu của các nhà đầu tư vừa và nhỏ. Năm 1960, Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc tế IFA (International Franchise Association) ra đời đánh dấu một mốc quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trên toàn thế giới.

Cho đến nay, hoạt động nhượng quyền thương mại ngày càng phát triển ở các khu vực và các quốc gia trên toàn thế giới. Nhìn nhận và trải nghiệm những thành quả mà hoạt động nhượng quyền thương mại đem lại sự khởi sắc của nền kinh tế các quốc gia nói riêng và sự gắn kết, sồi động trong giao lưu thương mại quốc tế nói chung, rất nhiều Chính phủ đã và đang tập trung vào phát triển hoạt động này ở một quy mô lớn hơn. Ở bộ phận phi Chính phủ cũng đã có những tổ chức quốc tế về nhượng quyền thương mại được thành lập với chức năng chủ yếu là cung cấp các thông tin về nhượng quyền thương mại, trao đổi kinh nghiệm cũng như làm đầu mối cho các hoạt động nhượng quyền tiềm năng. Bên cạnh Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập từ năm 1960, gần đây, một tổ chức nhượng quyền thương mại uy tín khác đã ra đời vào năm 1994, đó là Hội đồng Nhượng quyền thương mại Thế giới (World Franchise Council) với các thành viên thuộc hiệp hội nhượng quyền thương mại của nhiều quốc gia khác nhau. Sự tồn tại và phát triển của những chính sách về nhượng quyền thương mại trong khu vực Chính phủ cũng như sự hình thành mới ngày càng nhiều của các tổ chức liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại trong khu vực phi Chính phủ đã khẳng định được xu hướng phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trên toàn thế giới, đó là một xu hướng không còn mới mẻ nhưng bền vững và ổn định.

2. Hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hoạt động nhượng quyền thương mại được công nhận chính thức lần đầu tiên trong Luật Thương mại năm 2005, có thể nói, nền kinh tế thị trường Việt Nam với những đặc điểm không có tiền lệ của nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự ra đời và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại cũng như pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam.

Thực tế nhượng quyền thương mại bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ sau năm 1995 và phát triển với những bước đi không ấn tượng trong suốt hơn 10 năm. Trong giai đoạn những năm 1990, ở Việt Nam đã xuất hiện một vài doanh nghiệp kinh doanh thiết bị lọc nước, do người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư, mạnh dạn đưa ra hình thức nhượng quyền thương mại, tuy nhiên thị trường Việt Nam lúc bấy giờ còn quá xa lạ với hoạt động thương mại đặc biệt này và một thực tế là bản thân các doanh nghiệp dự định kinh doanh bằng nhượng quyền thương mại cũng chưa khẳng định được vị trí trên thương trường nên hoạt động nhượng quyền không thật sự thành công.

Nói đến sự thành công trong hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam, không thể không nhắc tới một doanh nghiệp đi đầu và tiên phong trong lĩnh vực này và nhờ vào những đặc trưng của phương thức kinh doanh này mà doanh nghiệp đó đã có một hệ thống các cửa hàng kinh doanh rộng lớn, có thể xếp vào hạng nhất của Việt Nam đó là Công ty cà phê Trung Nguyên, với khoảng 2500 cửa hàng trong cả nước mang thương hiệu cà phê Trung Nguyên cùng với một số cửa hàng nhượng quyền tại 60 quốc gia khác trên thế giới trong đó có cả những thị trường khó tính như Singapore, Nhật Bản, Anh, Pháp hoặc xa xỉ như Dubai, Hoa Kỳ... Đối với tất cả những cửa hàng nhượng quyền chính thức của Trung Nguyên, để được sử dụng thưomg hiệu cà phê Trung Nguyên, đều phải ký kết một hợp đồng ràng buộc với Công ty Trung Nguyên, theo đó, những cửa hàng này phải bài trí cửa hàng, bàn ghế theo một mẫu chung; phải pha cà phê theo một công thức do Trung Nguyên chuyển giao. Trung Nguyên, ngoài việc nhận một khoản phí nhượng quyền, còn thực hiện việc giám sát với các cửa hàng này về việc bảo vệ thương hiệu và cách thức quản lý cũng như cách pha chế cà phê đã quy định trước. Cùng với Trung Nguyên, Kinh Đô Bakery cũng bắt đầu tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại vào năm 2004. Tháng 10/2004, cửa hàng nhượng quyền chính thức đầu tiên của Kinh Đô Bakery đã đi vào hoạt động. Và đến nay thương hiệu này không ngừng mở rộng hệ thống nhượng quyền của mình trên khắp các tỉnh thành ttong cả nước. Tiếp tục khẳng định là một trong số những thương hiệu đầu tiên kinh doanh theo phương thức nhượng quyền và rất thành công. Sau đó phải kể đến Hệ thống nhượng quyền Phở 24, đây cũng là một trong các thương hiệu phát triển một cách nhanh chóng thông qua phương thức nhượng quyền kinh doanh. Từ một tiệm Phở 24 được khai trương tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 6/2003, đến cuối năm 2011, trong vòng chưa được 10 năm, đã có khoảng 60 tiệm phở trong nước và 20 tiệm Phở 24 ở nước ngoài, chủ yếu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ra đời bằng mô hình nhượng quyền.

Các chủ thể kinh doanh trong nước không chỉ thực hiện nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Sau bước đột phá của Trung Nguyên ra thị trường nước ngoài, một số thương hiệu khác của Việt Nam cũng đã thực hiện thành công việc nhượng quyền thương mại. Tháng 8/2002, AQ Silk - một thương hiệu lụa tơ tằm, đã nhượng quyền thành công thương hiệu của mình tại Mỹ với giá 100.000 USD. Thương hiệu Phở 24 cũng đã nhận được nhiều yêu cầu nhượng quyền thương mại tại Hàn Quốc, Nhật Bản. Tại thị trường Việt Nam, hoạt động nhượng quyền thương mại còn sôi động hơn bởi sự góp mặt của các thương hiệu hàng đầu thế giới, ví dụ hãng cung cấp thực phẩm như gà rán Kentucky, đồ ăn nhanh Loterria, trà Qualitea, Dilmah, gà rán KFC, cà phê Starbucks v.v. thông qua việc doanh nghiệp Việt Nam nhận “quyền thương mại” của các hãng này để kinh doanh tại Việt Nam.

Năm 2012, theo thông tin được cung cấp tại hội thảo “Nhượng quyền thương hiệu - Xu hướng phát triển mới, cơ hội và tiềm năng” do Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu phía Nam - Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 11/5, ở Việt Nam hiện có khoảng 200 hệ thống nhượng quyền thương mại đang hoạt động. Và hên trang web chính thức của Bộ Công Thương liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại, có 235 doanh nghiệp nước ngoài đăng ký nhượng quyền tại Việt Nam. Đây không phải là con số ấn tượng so với con số về hệ thống nhượng quyền thương mại ở các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, con số này cũng đủ để khẳng định những bước đi đầu tiên rất có tiềm năng của Việt Nam, khi được nhìn nhận dưới góc độ một thị trường đủ mạnh để tiếp nhận các hệ thống nhượng quyền thương mại mới trong tương lai.

Sau khi trở thành một thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới - WT0 vào năm 2007 (Ngày 07/11/2006, lễ kết nạp Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WT0 diễn ra tại Thuỵ Sỹ , ngày 11/01/2007, WT0 tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên WT0 chính thức cho Việt Nam), hoạt động thương mại của Việt Nam ngày càng trở nên sôi động. Nhượng quyền thương mại cũng không thể nằm ngoài làn sóng phát triển này. Một loạt các tên thương mại mới ra đời đã được các chủ đầu tư phát triển thành các tên thương mại có thể thực hiện việc nhượng quyền.

Khi khách hàng trên thị trường Việt Nam bắt đầu biết đến những sản phẩm như Phở Vuông hay Nước Mía Siêu Sạch, cũng là lúc chủ sở hữu của những nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ này thực hiện thành công các hợp đồng nhượng quyền thương mại. Bên cạnh hoạt động nhượng quyền thương mại nội địa, các doanh nghiệp Việt Nam, với tư cách là bên nhận quyền trong các hoạt động nhượng quyền thương mại quốc tế cũng đã làm cho thị trường hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt là thị trường dịch vụ giải khát và đồ ăn nhanh trong nước trở nên đa dạng hơn. Một số tên thương mại nổi tiếng trên thế giới đã tới Việt Nam trên “bánh xe” nhượng quyền thương mại như cà phê Gloria Jean’s (Australia), khách sạn Hilton (Mỹ), siêu thị điện máy Best Denki (Nhật Bản). Theo đó, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội để thưởng thức những sản phẩm nổi tiếng thế giới ngay tại đất nước mình. Cùng lúc đó doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam được đảm bảo một tỉ lệ thành công với lợi nhuận cao hơn ngay từ khi mới thành lập.

Từ năm 2014, với cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ, tại Việt Nam số lượng các doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền ngày một nhiều. Đặc biệt lĩnh vực được nhượng quyền cũng ngày một phong phú đa dạng, không chỉ dừng lại ở việc nhượng quyền trọng lĩnh vực kinh doanh ẩm thực mà còn phát triển không ngừng hệ thống nhượng quyền trong lĩnh vực thời trang, lĩnh vực kinh doanh đồ nội thất và cả lĩnh vực dịch vụ đặc biệt như giáo dục, đào tạo. Tại thời điểm này có thể kể đến hàng loại thương hiệu nhượng quyền nước ngoài mới xuất hiện ở Việt Nam và rất thành công như: Starbuck, Highland coffe, Pizza Hut, The Body Shop, The Face Shop, Clever Leam. Bên cạnh đó là các thương hiệu nhượng quyền mạnh trong nước như Cháo cây thị, Cộng cà phê, Bánh tươi - Fresh garden, Quán Món Huế cũng rất được lòng người tiêu dùng... Hơn nữa, các chuyên gia kinh tế nhận định, Việt Nam với dân số gần 100 triệu dân và là một trong những quốc gia hoạt động nhượng quyền xuất hiện tương đối muộn sẽ là một thị trường vô cùng tiềm năng để các thương nhân tìm kiếm lợi nhuận thông qua con đường nhượng quyền kinh doanh. Vì vậy, có thể khẳng định hoạt động thương mại đặc thù này sẽ trở nên bùng nổ tại Việt Nam vào thế kỉ XXI này.

3. Lịch sử pháp luật nhượng quyền thương mại Việt Nam

Năm 1998, lần đầu tiên thuật ngữ “franchise” xuất hiện trong một văn bản pháp quy của Việt Nam. Tại Thông tư số 1254/1998/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn Nghị định số 45/1998/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ có đề cập đến cụm từ “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh” với giải thích tiếng Anh là “franchise”. Tiếp đó, năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 11/2005/NĐ-CP và Thông tư số 30/2005/TT-BKHCN quy định về hoạt động chuyển giao công nghệ, theo đó, hoạt động cấp phép đặc quyền kinh doanh được coi là một hoạt động chuyển giao công nghệ. Điều này cho thấy hoạt động nhượng quyền thương mại đã có ở Việt Nam trên thực tế, nhưng hoạt động này được tiếp cận dưới góc độ của chuyển giao công nghệ, chưa phản ánh được bản chất thực sự của hoạt động thương mại đặc thù này. Trong khi đó, những biểu hiện thực tế của hoạt động nhượng quyền thương mại ở Việt Nam đặt ra những yêu cầu cấp thiết đối với pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại, đòi hỏi chế định pháp luật này phải có những quy định cụ thể và đầy đủ.

Đáp ứng nhu cầu trên của thực tiễn, năm 2005 lần đầu tiên hoạt động nhượng quyền được ghi nhận và định danh trong Luật Thương mại năm 2005 như một hoạt động thương mại đặc thù bên cạnh các hoạt động thương mại truyền thống khác. Mặc dù chỉ có 6 điều quy định về hoạt động thương mại này trong Luật Thương mại năm 2005 nhưng không thể phủ nhận đây là một cố gắng không nhỏ của Nhà nước trong việc tạo ra một hành lang pháp lý để hoạt động thương mại tương đối mới mẻ này có thể tồn tại và phát triển tại thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, để cụ thể và chi tiết hoá các quy định của chế định nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định sô 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại (Nghị định số 120/2011/NĐ-CP) và Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngay 15/01/2018 của Chính phủ sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương (Nghị định số 08/2018/NĐ-CP). Bên cạnh đó, Thông tư số 09/2006/TT-BTM ra đời ngày 25/5/2006 với mục đích hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2016/TT-BCT ngày 06/6/2016 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử, hóa chất, sản xuất kinh doanh rượu, nhượng quyền thương mại, hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, năng lượng, an toàn thực phẩm và điện lực. Đây là những văn bản hướng dẫn khá cụ thể và đầy đủ về những vấn đề mang tính cốt lõi của hoạt động nhượng quyền thương mại như khái niệm hoạt động nhượng quyền thương mại, điều kiện nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại, thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

Do hoạt động nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại đặc thù phức tạp, là sự kết hợp của một tổ hợp các hoạt động thương mại như li-xăng, chuyển giao công nghệ, đại lý, xúc tiến thương mại nên pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại còn bao gồm các quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các văn bản hướng dẫn về bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ - các yếu tố góp phần cấu thành “quyền thương mại” - đối tượng chuyển giao trong hợp đồng nhượng quyền. Hơn nữa, để đảm bảo tính đồng bộ và tính thống nhất trong hệ thống nhượng quyền, các thương nhân nhượng và nhận quyền có thể phải thỏa thuận những điều khoản mang tính chất hạn chế cạnh hanh hoặc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường - là những hành vi được điều chỉnh bởi quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành. Vì vậy, những quy định đã được đề cập ở trên cũng cấu thành nên hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại đặc thù - hoạt động nhượng quyền thương mại.

Thực tế hoạt động thương mại tại Việt Nam cho thấy, đã bắt đầu xuất hiện những vụ tranh chấp phát sinh từ cách thức sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động nhượng quyền thương mại.

4. Cho ví dụ về hoạt động nhượng quyền thương mại

Cafe Trung nguyên ra đời vào những năm 1996 và trở thành một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực cafe ở Việt Nam trong nhiều năm. Gần đây, thương hiệu trung nguyên đã tiến hành mô hình nhượng quyền thương mại đối với thương hiệu này dưới dạng Trung nguyên - E - Coffe. Với những tiêu chí, mục tiêu nhượng quyền khá cụ thể và chúng ta có thể thấy sự xuất hiện của E-Coffe tại Hà Nội và các thành phố lớn khác trên cả nước.

Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)