Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới hình thức và bằng phương tiện nào đó; không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kì thủ tục nào. Tác phẩm do các nhà văn, nhà nghệ thuật, nhà khoa học, nhà nghiên cứu... sáng tạo nên; được thể hiện bằng văn bản hoặc vật chất cụ thể. Nó có thể là sản phẩm của một tác giả hoặc một tập thể tác giả, thuộc quyền sở hữu của cá nhân, tập thể hoặc pháp nhân tuỳ từng trường hợp.

Dựa vào những tiêu chí khác nhau, tác phẩm được phân thành các loại: văn học, nghệ thuật, khoa học; gốc, phái sinh, dịch, biên soạn, chuyển thể, cải biên, phóng tác...; báo chí, nhiếp ảnh, mĩ thuật tạo hình... Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có các quyền nhân thân và quyền tài sân đối với tác phẩm theo quy định của pháp luật, Các quyền đó phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định (Xf. Bảo hộ quốc tế quyền tác giả; Bảo hộ quyền tác giả; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm; Chủ sỏ hữu tác phẩm; Quyền tác giả; Quyền tác giả trong tư pháp quốc tế; Tác giả...).

Tìm hiểu về tác phẩm của Hàn Phi Tử ?

Tác phẩm của Hàn Phi Tử Bộ là sách mang tính tổng kết, bổ sung, nâng cao các quan điểm, chủ trương, chính sách... và cả chất liệu thực tế lịch sử phản ánh về sự cần thiết phải biết dựa vào pháp luật để cải biến tình hình chính trị - xã hội của một giai đoạn lịch sử của xã hội Trung Quốc kéo dài hơn 500 năm từ Xuân Thu (770 - 476 trước Công nguyên) đến hết Chiến Quốc (475 - 221 trước Công nguyên) được trình bày thành hệ thống trong một tập sách được xem là tác phẩm kinh điển của pháp gia là bộ "Hàn Phi Tử" do Hàn Phi biên soạn.

Hàn Phi (280 - 233 trước Công nguyên) - nhà triết học duy vật tiêu biểu cho tư tưởng pháp trị thời cổ đại Trung Quốc. Hàn Phi xuất thân từ quý tộc nước Hàn, từng trình lên vua Hàn biến pháp để nước Hàn trở nên giàu mạnh, nhưng không được dùng, ông lưu vong sang Tần, lúc đầu được trọng dụng, sau bị m pha rồi bị giết. ỉ ; Tế: chư k ——— n Kli»àu t n vinh là Hàn Phi Tử. Ngay từ thời Xuân Thu, một số học giả khi trở thành chính khách nắm thực quyền trong tay, đã chủ trương dựa vào pháp luật để thực thi đường lối chính trị của mình như Tử Sản - Tướng quốc (như Thủ tướng) nước Trịnh đã soạn thảo và công bố Hình thư, Phạm Tuyên Tử ở nước Tấn cho đúc Hình đỉnh (đỉnh đồng khắc văn bản luật), Lý Khắc ở nước Nguy thâu tóm tinh hoa luật lệnh của các nước chư hầu, đã viết bộ pháp kinh gồm 6 quyển và trong số các pháp gia, Thương Ưởng, Tướng quốc nước Tần là người chủ trương và thực hành pháp trị một cách triệt để. Ông thuyết phục được vua Tần thực hiện "biến pháp canh tân" với nội dung táo bạo như dùng người và thưởng phạt cần xét theo tài nắng công lao thành tích chứ không xét theo nguồn gốc xuất thân, khuyến khích dân chúng chăm lo tăng gia sản xuất, làm giàu, kiểm chế các hành động lộng quyền của tầng lớp quý tộc... Theo Thương Ưởổng, cái gốc của việc từ bỏ bọn gian không gì sâu sắc bằng hình phạt cho nghiêm... Có hình phạt mà vẫn còn có gian tà trộm cướp là hình phạt không nghiêm. Hình phạt không nghiêm là giết kẻ không đáng tội chết, kể đáng tội chết lại không giết. Do đó, kẻ đáng bị hình phạt sẽ nhiều hơn. Cho nên người khéo cai trị thì phải trừng trị kể bất thiện và khen thưởng người thiện... Hình phạt nghiêm thì dân không giám phạm pháp, cho nên không cần hình phạt mà dân chúng không dám làm điều tội lỗi. Thế là cả nước đều thiện )ạ. Chọn lọc, tiếp thu, vận dụng, từ những quan niệm, tư tưởng, chủ trương và cả thực tiễn thực thi pháp trị của các xã hội trước mình, Hàn Phi đã đúc kết, bổ sung, phát triển, trình bảy chúng ở dạng một học thuyết tương đối hoàn chỉnh về pháp trị. Xuất phát điểm của chủ trương pháp trị của Hàn Phi là thuyết "fính ác" mà ông tiếp thu từ "Tuân Tử”. "Tỉnh ác" được hình dung làm một thuộc tính thuộc bản chất của con người là chỉ lo thoả mãn nhu cầu lợi ích cá nhân vị kỷ. Để quy phục được con người, đưa con người vào trật tự thì phải dùng hình phạt do luật pháp chế định. Hàn Phi chủ trương pháp luật phải công minh, "không xu phụ quyền quý” "hình phạt không tránh đại thần, "phải phá bỏ thế lực của tư gia quý tộc, đề bạt những kê sĩ khiến cho tể. Hoạch sách tưởng đi lên từ châu Độ, mănh tưỡng được thăng từ quan ngũ”.

Pháp trị của Hàn Phi được ông kết hợp với "thuật tr được tiếp thu từ Thần Bất Hại là cách dùng những thủ đoạn chế ngự thần dân. "Pháp" và "thuật tr được Hàn Phi kết hợp tiếp với "thể" trị được tiếp thu từ Thận Đáo là cách nắm vững và phát huy quyển lực thống trị. Chủ trương thi hành pháp nắm lấy thuật và dựa vào thể khiến cho pháp, thuật, thể liên kết chặt chẽ với nhau.

Chống lại tư tưởng phục cổ, đề cao quá khứ, coi thời xưa hơn thời nay hoặc là mẫu mực cho thời nay của Nho Gia, với một quan niệm tiến bộ về sự tiến hoá của lịch sử: thời thế đổi thay thì sự việc cũng đổi khác, sự việc đổi khác thì không thể cứ nệ cổ, phục cổ, cứ noi theo nếp cũ Nghiêu Thuấn. Ông đề xuất một chủ trương khá nghiệt ngã: cấm chỉ các hoạt động học thuật, thuyết này, thuyết kia mà ông cho là chỉ gây tác dụng xấu cho mọi người, cho xã hội.

Ông cho rằng bậc quân chủ anh minh chỉ cần dựa rị được thiên hạ.

vào pháp lệnh của triều đình là cai t Các pháp quân chính là người thầy của dân chúng. Hàn Phi cực lực bài bác chủ nghĩa nhận trị hoặc “chính trị người hiền tài", ông cho rằng pháp luật là chủ yếu, điều kiện người là thứ yếu. Trong chương "Dụng nhân", ông viết: Bỏ pháp thuật và cứ theo tâm ý riêng mà cai trị (thì thánh vương như) Nghiêu

Thuấn cũng không giữ ngay ngắn được một nước, bỏ hết khuôn tròn, thước vuông mà mù quáng ước lượng theo ý riêng (thì người đóng xe giỏi như) Hề Trọng cũng không làm được một bánh xe... Để cho một vị chúa trung bình giữ pháp luật và những thợ vụng giữ khuôn mẫu thước tấc thì muôn việc không

Chủ trương của Hàn Phi và Pháp gia nói chung về mối quan hệ giữa pháp luật và người cầm quyền, thực thi pháp luật rõ ràng có phần cực đoan đưa đến những thái quá trong sử dụng hình phạt, nhất là những hình phạt tàn khốc, xem đó như là cứu cánh của kẻ cầm quyền không được thực tế thừa nhận.