Sắc lệnh là văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản pháp luật cá biệt của người đứng đầu bộ máy nhà nước hoặc bộ máy hành pháp. Bài viết phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của sắc lệnh trong các giai đoạn hình thành nhà nước Việt Nam dưới góc nhìn pháp lý:
Với tầm nhìn xa, chỉ sau 11 ngày, kể từ ngày thành lập Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945), ngày 13/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 33c/SL về việc thành lập Tòa án quân sự trong phạm vi cả nước để xét xử tất cả các người nào vi phạm một việc gì có phương hại đến nền độc lập của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã giành được độc lập bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 chấn động thế giới, đánh dấu mốc son lịch sử của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vô cùng anh dũng. Ngay sau khi giành được chính quyền, chúng ta đã xóa bỏ bộ máy hành chính, quân đội, bộ máy tư pháp của chính quyền phong kiến.... đồng thời, khẩn trương thiết lập bộ máy Nhà nước cách mạng, trong đó có cơ quan Tòa án, xây dựng một Nhà nước dân chủ nhân dân, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Bài viết tìm hiểu về chức danh chánh nhất nói riêng và cách tổ chức của toà án sau khi dành được độc lập của nước ta.