- 1. Tạm ứng vốn là gì?
- 2. Nguyên tắc tạm ứng vốn
- 3. Trường hợp tạm ứng vốn nào phải có bảo lãnh
- 4. Các trường hợp không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng
- 5. Mức vốn tạm ứng
- 6. Hồ sơ tạm ứng vốn
- 6.1. Giấy đề nghị thanh toán vốn
- 6.2. Giấy đề nghị thanh toán vốn của chủ đầu tư (áp dụng đối với dự án đầu tư công tại nước ngoài)
- 6.3. Mẫu giấy rút vốn
Ngày 11/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2021/NĐ-CP về quản lý, thanh toán, quyết toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công. Trong đó có nội dung đáng lưu ý đó là vấn đề bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với dự án đầu tư công.
>> Luật sư tư vấn pháp luật Đầu tư, gọi: 1900 6162
Luật sư tư vấn:
1. Tạm ứng vốn là gì?
Theo giải thích tại Nghị định 99/2021/NĐ-CP (có hiệu lực 01/01/2022): Tạm ứng vốn là việc cơ quan kiểm soát, thanh toán chuyển tiền trước cho cá nhân, đơn vị thụ hưởng theo đề nghị của chủ đầu tư để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết triển khai các công việc của nhiệm vụ, dự án.
2. Nguyên tắc tạm ứng vốn
Việc tạm ứng vốn để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết triển khai các công việc của nhiệm vụ, dự án đầu tư công thực hiện trên nguyên tắc sau:
Thứ nhất, đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng xây dựng:
- Việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực và chủ đầu tư đã nhận được bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu (đối với trường hợp phải có bảo lãnh tạm ứng) với giá trị tương đương của khoản tiền tạm ứng. Riêng đối với hợp đồng thi công xây dựng, trường hợp có giải phóng mặt bằng thì phải có kế hoạch giải phóng mặt bằng hoặc biên bản bàn giao mặt bằng (toàn bộ hoặc một phần) của tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng giao cho chủ đầu tư theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
- Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng, mức thu hồi tạm ứng từng lần, thời điểm thu hồi tạm ứng từng lần và các nội dung khác đảm bảo việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định phải được ghi cụ thể trong hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ đầu tư dự án, tiến độ thực hiện hợp đồng và khối lượng thực hiện theo từng năm. Mức vốn tạm ứng và số lần tạm ứng được phân định cụ thể theo từng năm phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng trong năm tương ứng (nếu có).
- Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn, chủ đầu tư có thể tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần cho một hợp đồng đảm bảo tổng mức vốn tạm ứng không vượt mức vốn tạm ứng theo quy định của hợp đồng và không vượt mức vốn tạm ứng tối đa quy định tại khoản 3 Điều này.
Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý và tuân thủ theo đúng quy định tại khoản 3 Điều này, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm thu hồi đủ số vốn đã tạm ứng.
Thứ hai, đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng hoặc thực hiện thông qua hợp đồng của dự án không có cấu phần xây dựng:
Đối với công việc thực hiện thông qua hợp đồng của dự án không có cấu phần xây dựng, việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực và chủ đầu tư đã nhận được bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu (đối với trường hợp phải có bảo lãnh tạm ứng) với giá trị tương đương của khoản tiền tạm ứng; mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng, mức thu hồi tạm ứng từng lần, thời điểm thu hồi tạm ứng từng lần và các nội dung khác đảm bảo việc thu hồi tạm ứng do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu theo đúng quy định phải được ghi cụ thể trong hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ đầu tư dự án, tiến độ thực hiện hợp đồng và khối lượng thực hiện theo từng năm. Mức vốn tạm ứng và số lần tạm ứng được phân định cụ thể theo từng năm phù hợp với tiến độ thực hiện hợp đồng trong năm tương ứng (nếu có).
Đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng, việc tạm ứng vốn được thực hiện sau khi dự toán chi phí thực hiện công việc hoặc phương án giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư.
Căn cứ vào nhu cầu tạm ứng vốn, chủ đầu tư có thể tạm ứng vốn một lần hoặc nhiều lần đảm bảo tổng mức vốn tạm ứng không vượt mức vốn tạm ứng tối đa theo quy định. (Phân tích tại mục 5)
Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý và tuân thủ theo đúng quy định về mức vốn tạm ứng, quản lý việc sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm thu hồi đủ số vốn đã tạm ứng theo quy định.
>> Xem thêm: Nguyên tắc tạm ứng vốn với hợp đồng thi công xây dựng công trình
3. Trường hợp tạm ứng vốn nào phải có bảo lãnh
Tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP quy định về việc bảo lãnh tạm ứng vốn đầu tư công. Theo đó:
Đối với các hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng lớn hơn 01 tỷ đồng yêu cầu phải có bảo lãnh tạm ứng:
- Chủ đầu tư gửi đến cơ quan kiểm soát, thanh toán bảo lãnh tạm ứng hợp đồng của nhà thầu hoặc nhà cung cấp với giá trị của từng loại tiền tương đương khoản tiền tạm ứng trước khi cơ quan kiểm soát, thanh toán thực hiện việc chuyển tiền tạm ứng hợp đồng cho chủ đầu tư để thực hiện tạm ứng vốn cho nhà thầu hoặc nhà cung cấp.
- Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được giảm trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu. Chủ đầu tư đảm bảo và chịu trách nhiệm về giá trị của bảo lãnh tạm ứng phải tương ứng với số dư tiền tạm ứng còn lại.
- Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi chủ đầu tư đã thu hồi hết số tiền tạm ứng và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng và trong văn bản bảo lãnh tạm ứng. Trường hợp bảo lãnh tạm ứng hết thời hạn, chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục gia hạn bảo lãnh tạm ứng và gửi cơ quan kiểm soát, thanh toán để làm căn cứ kiểm soát chi theo quy định. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm theo dõi về thời gian hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng.
4. Các trường hợp không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng
Tại Nghị định này cũng quy định các trường hợp không yêu cầu bảo lãnh tạm ứng bao gồm:
- Hợp đồng có giá trị tạm ứng hợp đồng nhỏ hơn hoặc bằng 01 tỷ đồng, hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ thì thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu và xây dựng.
- Hợp đồng xây dựng theo hình thức tự thực hiện bao gồm cả hình thức do cộng đồng dân cư thực hiện theo các chương trình mục tiêu quốc gia.
- Hợp đồng ủy thác quản lý dự án.
- Các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng và công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (trừ trường hợp công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải xây dựng các công trình).
- Các trường hợp tạm ứng chi phí ban quản lý dự án cho các chủ đầu tư, ban quản lý dự án.
5. Mức vốn tạm ứng
Theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 99/2021/NĐ-CP, mức vốn tạm ứng thực hiện như sau:
Thứ nhất, đối với các công việc được thực hiện thông qua hợp đồng (bao gồm hợp đồng xây dựng và hợp đồng của dự án không có cấu phần xây dựng):
Tổng mức vốn tạm ứng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư đảm bảo không được vượt quá 30% giá trị hợp đồng (bao gồm cả dự phòng nếu có). Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Người quyết định mức tạm ứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và quản lý việc sử dụng số vốn tạm ứng đúng quy định.
Thứ hai, đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng:
- Tổng mức vốn tạm ứng trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư đảm bảo không vượt quá 30% dự toán chi phí cho khối lượng công việc thực hiện được duyệt. Trường hợp cần tạm ứng với mức cao hơn phải được người quyết định đầu tư cho phép. Đối với dự án mà người quyết định đầu tư là Thủ tướng Chính phủ, việc quyết định mức tạm ứng cao hơn do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Người quyết định mức tạm ứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và quản lý việc sử dụng số vốn tạm ứng đúng quy định.
- Mức vốn tạm ứng đối với công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: mức vốn tạm ứng theo kế hoạch, tiến độ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; mức vốn tạm ứng tối đa theo yêu cầu không vượt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chủ đầu tư trực tiếp chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì căn cứ vào hồ sơ tài liệu liên quan để chi trả cho người thụ hưởng; trường hợp đơn vị, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chi trả thì tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư mở tài khoản tiền gửi tại cơ quan kiểm soát, thanh toán để tiếp nhận vốn tạm ứng do chủ đầu tư chuyển đến để thực hiện chi trả.
- Mức vốn tạm ứng đối với chi phí quản lý dự án không vượt quá dự toán chi phí quản lý dự án và dự toán chi phí quản lý dự án năm kế hoạch (trường hợp chủ đầu tư, ban quản lý dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí quản lý dự án hàng năm) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Vốn tạm ứng cho tất cả các trường hợp nêu trên không được vượt kế hoạch đầu tư công hàng năm được cấp có thẩm quyền phân bổ cho dự án.
6. Hồ sơ tạm ứng vốn
Thep quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 99/2021/NĐ-CP, Hồ sơ tạm ứng vốn (gửi theo từng lần đề nghị tạm ứng vốn), bao gồm:
a) Giấy đề nghị thanh toán vốn (Mẫu số 04.a/TT);
b) Chứng từ chuyển tiền (Mẫu số 05/TT);
c) Văn bản bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (bản chính hoặc sao y bản chính theo quy định) đối với trường hợp phải có bảo lãnh tạm ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
6.1. Giấy đề nghị thanh toán vốn
Luật Minh Khuê giới thiệu Mẫu số 04.a/TT ban hành kèm theo Nghị định 99/2021/NĐ-CP:
CHỦ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … | ..., ngày ... tháng ... năm ... |
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN VỐN
Kính gửi: ... (cơ quan kiểm soát, thanh toán).
Tên dự án, công trình: ... Mã dự án đầu tư: ...
Chủ đầu tư/Ban QLDA: ... Mã số ĐVSDNS: ...
Số tài khoản của chủ đầu tư: - Vốn ... tại: ...
- Vốn ... tại ...
- ....
Căn cứ hợp đồng số: ... ngày ... tháng ... năm ... Phụ lục bổ sung hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm...;
Căn cứ quyết định phê duyệt dự toán số ... ngày ... tháng ... năm ...;
Căn cứ bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán số: ... ngày ... tháng ... năm ... (kèm theo Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành).
Luỹ kế giá trị khối lượng nghiệm thu của hạng mục đề nghị thanh toán: ... đồng.
Số dư tạm ứng của hạng mục đề nghị thanh toán: ... đồng.
Số tiền đề nghị: ... | Tạm ứng | Thanh toán | Theo bảng dưới đây (khung nào không sử dụng thì gạch chéo) |
| |||||
Thuộc nguồn vốn: ... |
|
|
| ||||||
Thuộc kế hoạch: ... năm... |
| Đơn vị: đồng |
| ||||||
Nội dung | Dự toán được duyệt hoặc giá trị hợp đồng | Luỹ kế số vốn đã thanh toán từ khởi công đến cuối kỳ trước (gồm cả tạm ứng) | Số đề nghị tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành kỳ này (gồm cả thu hồi tạm ứng) | ||||||
Vốn trong nước | Vốn nước ngoài | Vốn trong nước | Vốn nước ngoài | ||||||
Ghi tên công việc, hạng mục hoặc hợp đồng đề nghị thanh toán hoặc tạm ứng |
|
|
|
|
| ||||
Cộng tổng |
|
|
|
|
| ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số tiền đề nghị tạm ứng, thanh toán bằng số: ...
Bằng chữ: ...
Trong đó:
- Thanh toán để thu hồi tạm ứng (bằng số): ...
+ Vốn trong nước: ...
+ Vốn nước ngoài: ...
- Thuế giá trị gia tăng: ...
- Chuyển tiền bảo hành (bằng số): ...
- Số trả đơn vị thụ hưởng (bằng số): ...
+ Vốn trong nước: ...
+ Vốn nước ngoài: ...
Tên đơn vị thụ hưởng: ...
Số tài khoản đơn vị thụ hưởng: ... tại: ...
KẾ TOÁN | ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ/ |
PHẦN GHI CỦA CƠ QUAN KIỂM SOÁT, THANH TOÁN
Ngày nhận giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư: ...
Cơ quan kiểm soát, thanh toán chấp nhận | Tạm ứng | Thanh toán | Theo nội dung sau: |
(Khung nào không sử dụng thì gạch chéo)
Đơn vị: đồng/USD...
Nội dung | Tổng số | Vốn trong nước | Vốn nước ngoài |
Số vốn chấp nhận - Mục..., tiểu mục - Mục..., tiểu mục - Mục..., tiểu mục - Mục..., tiểu mục Trong đó: - Số thu hồi tạm ứng Các năm trước Năm nay - Thuế giá trị gia tăng - ..... - Số trả đơn vị thụ hưởng |
|
|
|
|
|
| |
|
|
| |
|
|
| |
|
|
| |
|
|
| |
|
|
| |
|
|
| |
|
|
| |
|
|
| |
|
|
| |
|
|
| |
Bằng chữ: | |||
Số từ chối: |
|
|
|
Lý do: ... |
Ghi chú: ...
|
| ...., ngày ... tháng ... năm ... |
6.2. Giấy đề nghị thanh toán vốn của chủ đầu tư (áp dụng đối với dự án đầu tư công tại nước ngoài)
Luật Minh Khuê giới thiệu Mẫu số 04.a.nn/TT ban hành kèm theo Nghị định 99/2021/NĐ-CP.
CHỦ ĐẦU TƯ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … | ..., ngày ... tháng ... năm ... |
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN VỐN
Kính gửi: ... (cơ quan chủ quản).
Tên dự án, công trình: ... Mã dự án đầu tư: ...
Chủ đầu tư/Ban QLDA: ... Mã số ĐVSDNS: ...
Số tài khoản của chủ đầu tư: - Vốn ... tại: ...
- Vốn ... tại ...
- ...
Căn cứ hợp đồng số: ... ngày ... tháng ... năm ... Phụ lục bổ sung hợp đồng số ... ngày ... tháng ... năm ... (nếu có);
Căn cứ Quyết định phê duyệt dự toán số ... ngày ... tháng ... năm ...;
Căn cứ bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành đề nghị thanh toán số: ... ngày ... tháng ... năm ... (kèm theo Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành).
Luỹ kế giá trị khối lượng nghiệm thu của hạng mục đề nghị thanh toán: ... đồng.
Số dư tạm ứng của hạng mục đề nghị thanh toán: ... đồng.
Số tiền đề nghị: ... | Tạm ứng | Thanh toán | Theo bảng dưới đây (khung nào không sử dụng thì gạch chéo) |
Thuộc nguồn vốn: ...
Thuộc kế hoạch: ... năm ...
Đơn vị: ngoại tệ
Nội dung | Dự toán được duyệt hoặc giá trị hợp đồng | Luỹ kế số vốn đã thanh toán từ khởi công đến cuối kỳ trước (gồm cả tạm ứng) | Số đề nghị tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành kỳ này (gồm cả thu hồi vốn tạm ứng) | ||
Vốn trong nước | Vốn nước ngoài | Vốn trong nước | Vốn nước ngoài | ||
Ghi tên công việc, hạng mục hoặc hợp đồng đề nghị thanh toán hoặc tạm ứng |
|
|
|
|
|
Cộng tổng |
|
|
|
|
|
Tổng số tiền đề nghị tạm ứng, thanh toán bằng số: ...
Bằng chữ: ...
Trong đó:
- Thanh toán để thu hồi tạm ứng (bằng số): ...
+ Vốn trong nước: ...
+ Vốn nước ngoài: ...
- Thuế giá trị gia tăng: ...
- Chuyển tiền bảo hành (bằng số): ...
- Số trả đơn vị thụ hưởng (bằng số): ...
+ Vốn trong nước: ...
+ Vốn nước ngoài: ...
Tên đơn vị thụ hưởng: ...
Số tài khoản đơn vị thụ hưởng: ... tại: ...
KẾ TOÁN | ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ |
6.3. Mẫu giấy rút vốn
Luật Minh Khuê giới thiệu Mẫu số 05/TT ban hành kèm theo Nghị định 99/2021/NĐ-CP
Không ghi vào khu vực này |
|
GIẤY RÚT VỐN
Thực chi □ Tạm ứng □ Ứng trước đủ điều kiện thanh toán Ứng trước chưa đủ điều kiện thanh toán | Chuyển khoản □ Tiền mặt tại ... □ Tiền mặt tại ... □ |
Tên dự án: ...
Chủ đầu tư:... Mã ĐVQHNS:...
Tài khoản: ... Tại cơ quan kiểm soát, thanh toán: ...
Tên CTMT, DA: ...
Mã CTMT, DA: ... Số CKC, HĐK: ...
Số CKC, HĐTH ... Căn cứ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư số: ... ngày ... /... /...
Nội dung | Mã NDKT | Mã chương | Mã ngành KT | Mã nguồn NSNN | Năm KHV | Tổng số tiền | Chia ra | |
Nộp thuế | Thanh toán cho ĐV hưởng | |||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7)=(8)+(9) | (8) | (9) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
Tổng số tiền ghi bằng chữ: ... Trong đó: NỘP THUẾ: Tên đơn vị (Người nộp thuế): ... Mã số thuế: ... Mã NDKT:... Mã chương:... Cơ quan quản lý thu: ... Kỳ thuế: ... Cơ quan kiểm soát, thanh toán hạch toán khoản thu: ... Tổng số tiền nộp thuế (ghi bằng chữ): ... THANH TOÁN CHO ĐƠN VỊ HƯỞNG Đơn vị nhận tiền: ... Địa chỉ: ... Tài khoản: ... , Mã CTMT, DA và HTCT: ... Tại cơ quan kiểm soát, thanh toán (NH): ... Hoặc người nhận tiền:... CMND/CCCD/Hộ chiếu số: ... Cấp ngày: ... Nơi cấp: ... Tổng số tiền thanh toán cho đơn vị hưởng (ghi bằng chữ): ... | PHẦN CƠ QUAN KIỂM SOÁT, | |||
1. Nộp thuế: Nợ TK: ... Có TK: ... Nợ TK: ... Có TK:... Nợ TK: ... Có TK: ... Mã CQ thu: ... Mã ĐBHC: ... 2. Thanh toán cho ĐV hưởng: Nợ TK: ... Có TK: ... Nợ TK: ... Có TK:... Nợ TK: ... Có TK: ... Mã ĐBHC: ... | ||||
Ngày ... tháng... năm ... |
| Ngày... tháng... năm ... |
| |
|
|
|
|
|
CƠ QUAN KIỂM SOÁT, THANH TOÁN
Ngày... tháng... năm ...
THỦ QUỸ | KẾ TOÁN | KẾ TOÁN TRƯỞNG | LÃNH ĐẠO CƠ QUAN KIỂM SOÁT, THANH TOÁN |
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung "Tạm ứng vốn hợp đồng với dự án đầu tư công theo quy định mới". Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900 6162 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!