Mục lục bài viết
Vốn điều lệ của hợp tác xã sẽ được tăng lên trong trường hợp Đại hội thành viên quyết định tăng mức vốn góp tối thiểu hoặc huy động thêm vốn góp của thành viên hoặc kết nạp thành viên mới.
Trường hợp vốn điều lệ của hợp tác xã giảm, nên có thành viên có vốn góp vượt quá mức vốn góp tối đa (quá 20% tổng số vốn điều lệ) theo quy định tại Luật Hợp tác xã năm 2012 thì hợp tác xã phải trả lại phần vốn vượt mức vốn góp tối đa theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012. hợp tác xã cũng có thể huy động thêm vốn của thành viên khác hoặc kết nạp thành viên mới để bảo đảm tỉ lệ vốn góp tôi đa theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 và điều lệ của hợp tác xã.
Đối với hợp tác xã hoạt động trong những ngành, nghề yêu cầu phải có vốn pháp định, thì vốn điều lệ sau khi giảm đi không được thấp hơn vốn pháp định mà Nhà nước đã quy định đối với ngành, nghề đó.
1. Chuyển nhượng, trả lại vốn góp trong hợp tác xã
Việc người lao động, các hộ gia đình và các pháp nhân khác gia nhập hợp tác xã là hoàn toàn tự nguyện. Khi đã là thành viên hợp tác xã, họ được hưởng các quyền và lợi ích chính đáng, và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Một trong những quyền chính đáng của các thành viên là họ có quyền chuyển nhượng phần vốn góp cho các thành viên khác, cho những người thừa kế hoặc người không phải là thành viên hợp tác xã. Luật Hợp tác xã năm 2012 có những quy định khá cụ thể và rõ ràng về việc chuyển nhượng và trả lại vốn góp cho các thành viên. Các quy định đó là:
Hợp tác xã ttả lại vốn góp cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên hoặc trả lại phần vốn vượt quá mức vốn góp tối đa khi vốn góp của thành viên vượt quá mức vốn tối đa (vượt quá 20% vốn điều lệ) được quy định tại của Luật Hợp tác xã năm 2012.
Trường hợp thành viên là cá nhân chết thì người thừa kế của họ (nếu đáp ứng đủ điều kiện của Luật Hợp tác xẵ năm 2012 và điều lệ hợp tác xã, tự nguyện tham gia hợp tác xã) thì trở thành thành viên của hợp tác xã và tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ của thành viên. Nếu người thừa kế của thành viên không tham gia hợp tác xã, thì họ được hưởng thừa kế khoản vốn và tài sản mà thành viên trước đó đã đóng góp vào hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
Trường hợp thành viên là cá nhân bị Toà án tuyên bố mất tích, việc hợp tác xã trả lại vốn góp và quản lý tài sản của người mất tích được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đôi với trường hợp thành viên là cá nhân bị Toà án tuyên bố bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì vốn góp được hợp tác xã trả lại thành viên thông qua người giám hộ của thành viên đó.
Đối với trường họp thành viên hợp tác xã là pháp nhân bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản thì việc trả lại, kế thừa vốn góp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vốn góp của thành viên hợp tác xã là cá nhân không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế, thì khoản vốn góp của thành viên được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự.
Đối với trường hợp người thừa kế của thành viên hợp tác xã tự nguyện để lại tài sản thừa kế cho hợp tác xã thì vốn góp đó được đưa vào tài sản không chia của hợp tác xã.
2. Tài sản không chia của hợp tác xã
Tài sản không chia là một bộ phận tài sản đặc biệt của hợp tác xã. Nó không được chia cho thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã hoặc khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động (giải thể, phá sản). Tài sản không chia của hợp tác xã bao gồm:
1) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
2) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được các cá nhân và tổ chức trong nước và ngoài nước tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;
3) Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
4) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
Tài sản không chia cũng là một dấu hiệu để phân biệt hợp tác xã với các loại mô hình doanh nghiệp khác, noi mà vốn và tài sản còn lại của các doanh nghiệp sẽ được chia hết cho các thành viên theo tỉ lệ vốn góp, cổ phần của họ góp vào vốn điều lệ của doanh nghiệp, sau khi đã trừ đi các khoản chi cần thiết theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản doanh nghiệp.
Pháp luật về hợp tác xã quy định việc xử lý tài sản không chia của hợp tác xã khi hợp tác xã bị giải thể, phá sản như sau:
+ Phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước thì chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã;
+ Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được Đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã; khoản được tặng, cho theo thoả thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã thì Đại hội thành viên quyết định phương án xử lý thích họp;
+ Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được Đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động thì Đại hội thành viên quyết định chuyển giao cho chính quyền địa phương hoặc một tổ chức khác nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn;
+ Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất thỉ thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.
Trường hợp hợp tác xã bị giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ, thì hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia để thanh toán các khoản nợ theo thứ tự:
1) Khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;
2) Phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
3) vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)