1. Khái niệm Liên minh hợp tác xã

Liên minh hợp tác xã là tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự nguyên thành lập nhằm bảo vệ quyền, lợi ích họp pháp của mình. Tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể được tổ chức theo ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ; được tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật về hội và pháp luật có liên quan.

Theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012, tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là liên minh hợp tác xã. Liên minh hợp tảc xã Việt Nam được thành lập ở trung ương; liên minh hợp tác xã cấp tỉnh được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Điều lệ liên minh hợp tác xã Việt Nam được Đại hội liên minh hợp tác xã Việt Nam thông qua và do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Điều lệ liên minh hợp tác xã cấp tỉnh được Đại hội liên minh hợp tác xã cấp tỉnh thông qua và do Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt.

Với vai trò là tổ chức đại diện cho các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã, liên minh hợp tác xã có nghĩa vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quy định tại Luật Hợp tác xã năm 2012.

Nhà nước cam kết sẽ có những hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để liên minh hợp tác xã thực hiện tốt các hoạt động được giao (Điều 59, Luật Hợp tác xã năm 2012) quy định.

1. Liên minh hợp tác xã là tổ chức kinh tế - xã hội do các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự nguyện cùng nhau thành lập. Liên minh hợp tác xã được tổ chức theo ngành và các ngành kinh tế. Liên minh hợp tác xã được thành lập ở trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Liên minh hợp tác xã có các chức năng sau đây:

a) Đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã thành viên;

b) Tuyên truyền, vận động phát triển hợp tác xã;

c) Hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ cần thiết cho sự hình thành và phát triển của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã do Chính phủ giao; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hợp tác xã theo quy định của Chính phủ;

d) Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về hợp tác xã;

đ) Đại diện cho hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã trong quan hệ hoạt động phối hợp của các thành viên với các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

3. Quyền, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, tên gọi và tài chính của liên minh hợp tác xã do Điều lệ liên minh hợp tác xã quy định.

4. Điều lệ liên minh hợp tác xã trung ương do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận; Điều lệ liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định công nhận.

5. Nhà nước tạo điều kiện để liên minh hợp tác xã ở trung ương và địa phương hoạt động theo quy định của pháp luật.

6. Chính phủ quy định cụ thể mối quan hệ công tác giữa liên minh hợp tác xã với chính quyền các cấp.

 

2. Xe tư nhân có bắt buộc phải vào doanh nghiệp, công ty hoặc hợp tác xã ?

Kính thưa luật sư! Tôi có 1 chiếc xe tải đang đứng tên mình.Thời gian qua tôi có hợp đồng thuê xe với 1 công ty để làm phù hiệu và sắp tới hạn đổi. Tôi nghe nói sang năm 2017 có sự thay đổi đó là xe tư nhân bắt buộc phải vào doanh nghiệp, công ty hoặc hợp tác xã.
Xin hỏi luật sư điều đó có đúng không? Nếu vậy khi vô công ty tôi phải sang tên đổi chủ thì coi như mình không có quyền gì đối với xe nữa đúng không ạ?
Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệpm gọi:1900.6162

 

Trả lời:

Theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn có sở hữu một chiếc xe tải và bạn có hoạt động kinh doanh vận tải bằng chiếc xe đó, nên hoạt động kinh doanh của bạn thuộc vận tải hàng hóa.

Căn cứ Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:

“4. Đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô”. Như vậy kinh doanh vận tải bằng ô tô không bắt buộc là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã mà còn có thể kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh.

Đối với hình thức kinh doanh vận tải hàng hóa thì pháp luật không bắt buộc phải thành lập doanh nghiệp và hợp tác xã, người kinh doanh vận tải hàng hóa có thể đăng ký hộ kinh doanh cá thể để thực hiện hoạt động vận tải.

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 86/2014/NĐ-CP vừa rồi không dự thảo sửa đổi Khoản 4 Điều 3 nêu trên nên sang năm 2017 đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô vẫn bao gồm ba hình thức: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Về vấn đề góp vốn vào doanh nghiệp:

Căn cứ Điều 35Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn:

1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Việc chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng đất đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản, trừ trường hợp được thực hiện thông qua tài khoản.

2. Biên bản giao nhận tài sản góp vốn phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, số giấy tờ pháp lý của cá nhân, số giấy tờ pháp lý của tổ chức của người góp vốn;

c) Loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty;

d) Ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc người đại diện theo ủy quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty.

3. Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

4. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

5. Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải được thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản và hình thức khác không bằng tiền mặt.

Ô tô là tài sản có đăng ký quyền sở hữu nên khi góp vốn vào doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản. Lúc này người góp vốn không còn quyền sở hữu với ô tô mà sẽ có quyền sở hữu vốn góp trong doanh nghiệp và hưởng lợi nhuận hoặc chịu trách nhiệm pháp lý theo tỷ lệ vốn góp trong tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp ( doanh nghiệp bao gồm : Công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần). Như vậy, khi bạn vào công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần, bạn sẽ không còn quyền sở hữu với ô tô.

 

3. Tư vấn thủ tục phá sản Hợp tác xã ?

Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Cho hỏi khi Hợp tác xã phá sản, thì tài sản không chia sẽ giao lại cho chính quyền địa phương, nhưng chính quyền địa phương là cấp xã hay cấp huyện. Cụ thể ở đây tài sản là máy sấy lúa được sở nông nghiệp tỉnh tài trợ cách đây khoảng 5 năm, nhưng bây giờ htx phá sản thì không biết tài sản này sẽ giao về cho UBND xã hay UBND huyện (HTX này nằm tại địa bàn xã)
Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư!
Người gửi: VTT Hoàng

>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.6162

 

Trả lời:

Khoản 3, điều 64 Luật phá sản năm 2014 quy định:

3. Trường hợp hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì việc xử lý tài sản không chia được thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.”

Khoản 4, điều 4 Luật hợp tác xã năm 2012 quy định:

“4. Tài sản không chia là một bộ phận tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không được chia cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên hoặc khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động.”

Điều 21, nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của hợp tác xã

Thì tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã giải thể, phá sản được xử lý như sau:

- Phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước thì chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được Điều lệ quy định là tài sản không chia khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên thì đại hội thành viên quyết định phương án xử lý thích hợp;

- Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động thì đại hội thành viên quyết định chuyển giao cho chính quyền địa phương hoặc một tổ chức khác nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn;

- Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.

- Trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia theo thứ tự sau đây để thanh toán các khoản nợ:

+Khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;

+Phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;

+Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.

Vậy căn cứ vào các quy định trên thì tài sản của bạn là máy sấy lúa được sở nông nghiệp tỉnh tài trợ cách đây khoảng 5 năm, đây là khoản hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước, vì vậy tài sản này sẽ được chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã.

 

4. Sáng lập viên của hợp tác xã là gì ?

Sáng lập viên của hợp tác xã là gì

Theo Điều 19 Luật hợp tác xã năm 2012 quy định

Điều 19. Sáng lập viên

1. Sáng lập viên hợp tác xã là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập hợp tác xã.

Sáng lập viên liên hiệp hợp tác xã là hợp tác xã tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập liên hiệp hợp tác xã.

2. Sáng lập viên vận động, tuyên truyền thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực hiện các công việc để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

 

 

5. Tham gia hợp tác xã vận tải, ai được phát hành vé xe khách ?

Thưa Luật sư! Em có câu hỏi này, mong Luật sư tư vấn cho em: Gia đình em là hộ kinh doanh xe khách vận chuyển hành khách chạy tuyến cố định, có giấy phép kinh doanh và tham gia vào hợp tác xã vận tải của Huyện. Luật sư cho em hỏi, gia đình em có thể đặt in và phát hành vé xe khách hay là do Hợp tác xã phát hành vé?
Nếu là gia đình em đặt in và phát hành vé thì phải đăng ký mẫu vé ở đâu? Em có phải làm thủ tục xin cơ quan quản lý để đặt in vé không?
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Bạn có trình bày gia đình bạn là hộ kinh doanh kinh doanh vận tải nhưng đã tham gia vào Hợp tác xã vận tải là một tổ chức kinh tế tập thể theo quy định tại khoản 1, điều 3 của Luật hợp tác xã 2012:

Điều 3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Do là tổ chức kinh tế tập thể nên việc tham gia này dẫn đến giờ gia đình bạn kinh doanh vận tải hành khách không còn với tư cách hộ kinh doanh nữa mà với tư cách là thành viên hợp tác xã. Thêm vào đó, vé xe là hóa đơn thể hiện giao dịch vận chuyển hành khách giữa hai bên chủ thể, giờ bạn tham giao dịch vận chuyển hành khách với tư cách là thành viên hợp tác xã, giao dịch này là giao dịch vận chuyển của hợp tác xã nên chủ thể tham gia giao dịch vận chuyển hành khách được thể hiện trên vé xe sẽ là hợp tác xã.

Điều 3 Thông tư 191/2010/TT-BTC Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hoá đơn vận tải hành khách bằng xe ôtô quy định về các loại hóa đơn vận tải hành khách như sau:

"Hoá đơn vận tải hành khách được quy định Thông tư này có các loại sau đây:

- Hoá đơn giá trị gia tăng là hoá đơn cung ứng dịch vụ vận tải hành khách dành cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

- Hoá đơn bán hàng là hoá đơn cung ứng dịch vụ vận tải hành khách dành cho các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.

- Tem, vé, thẻ các loại."

Vé thì được chia thành 02 loại áp dụng đối với 2 đối tượng:

Vé (01VEDB) áp dụng cho hợp tác xã tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Hợp tác xã phải phát hành vé theo quy định tại Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-BTChướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

Vé (02VEDB) áp dụng cho hợp tác xã tính thuế theo phương pháp trực tiếp. Hợp tác xã tiến hành mua vé theo quy định tại Điều 11, 12 thông tư 39/2014/TT-BTC.

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ, Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật, gọi: 1900.6162, Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]. Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng! Trân trọng!