Mục lục bài viết
NỘI DUNG TƯ VẤN:
1. Thi hành hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định:
Điều 36 BLHS quy định: “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây ra nguy hại cho xã hội. Thời hạn cấm là từ 1 năm đến 5 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo”.
Đây là một loại hình phạt bổ sung truyền thống của pháp luật hình sự Việt Nam. Nó được hình thành từ những quy định rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật đơn hành có tính chất hình sự như:
- Luật đi đường bộ ngày 13/12/1955 do Nghị định số 348-NĐ ngày 13/12/1955 của Bộ Giao thông Bưu điện ban hành, có quy định về hình phạt “thu hồi bằng lái xe trong một thời hạn hoặc vĩnh viễn”;
- Điều lệ tạm thời về việc cho phép làm các nghề chữa bệnh, hộ sinh, chữa răng, bào chế thuốc và bán thuốc do Nghị định số 965-TTg ngày 11/7/1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành, có quy định tại Điều 44: “Những người làm nghề trên mà không tuân theo điều lệ này thì sẽ tùy lỗi nhẹ hay nặng mà bị phê bình, cảnh cáo hoặc truy tố trước Tòa án và xử theo Luật trừng phạt các vi phạm vào thể lệ. Bị can có thể bị thu hồi giấy phép có thời hạn hoặc vĩnh viễn”.
- Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa và Pháp lệnh cùng ngày trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công nhân đều quy định vê' “hình phạt phụ” là “có thể’ bị cấm đảm nhiệm những chức vụ có liên quan trực tiếp đến tài sản xã hội chủ nghĩa 2 năm đến 5 năm.
Trên cơ sở pháp lý như vậy, tức là những văn bản pháp luật về hình sự và có tính chất hình sự như đã nêu, loại “hình phạt phụ quan hệ đến nghề nghiệp và chức vụ” đã được vận dụng vào thực tiễn đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm trong suốt thời kỳ trước khi có BLHS đầu tiên của Nhà nước ta vào năm năm 1985. Và rút kinh nghiệm của thời kỳ này, nó đã được khái quát thành một loại hình phạt bổ sung quy định tại Điều 28 BLHS 1985 với tên gọi: “Cấm đảm nhiệm những chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định”.
Trải qua gần 15 năm áp dụng, hình phạt bổ sung ngày càng chứng tỏ vai trò của nó, đặc biệt đối với việc phòng ngừa tội phạm - phòng ngừa riêng. Vì thế, nó lại được quy định trong BLHS mới - BLHS năm 1999 - tại Điều 36 như đã nêu. Hơn nữa, phạm vi áp dụng của loại hình phạt bổ sung này luôn luôn chiếm vị trí hàng đầu trong tất cả các hình phạt bổ sung được quy định trong BLHS, kể cả BLHS năm 1985, kể cả BLHS năm 1999. Trong BLHS nám 1999, có tất cả 128 trường hợp Luật quy định bắt buộc hoặc có thể áp dụng hình phạt bổ sung “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định”. 128 trường hợp này được “cá thể hóa” thành các loại “cấm” cụ thể như sau:
- Cấm cả ba nội dung, tức là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, được quy định đối với 96 trường hợp tại các điều, khoản sau:
+ Từ Điều 184 đến Điều 191, từ Điều 224 đến Điều 227;
4- Khoản 2 các điều 108, 109, 129, 167, 271, 287 và Điều 308;
+ Khoản 3 các điều 93, 97, 99, 102, 107, 118, 120, 121, 122, 131, 163, 164, 171, 174, 177, 178, 196, 204, 235, 264, 266, 268, 285, 286 và Điều 310;
+ Khoản 4 các điều 114, 116, 142, 154, 155, 156, 157, 158, 160, 179, 205, 210, 211, 214, 215, 220, 229, 239, 235, 236, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 251, 263 và Điều 307;
+ Khoản 5 các điều 111, 112, 113, 139, 140, 143, 153, 166, 193, 194, 195, 201, 202, 208, 212, 216, 217, 218, 219, 234, 237, 240 và Điều 241.
Trong số 96 trường hợp vừa nêu, chỉ có 3 trường hợp pháp luật quy định bắt buộc phải áp dụng hình phạt bổ sung này. Đó là các trường hợp phạm tội: “lập quỹ trái phép” (Điều 166); “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” (Điều 285) và tội “cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác” (Điều 286), còn các trường hợp khác còn lại là những trường hợp tùy nghi.
- Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định được pháp luật quy định đối với 31 trường hợp tại các điều từ Điều 123 đến Điều 127; các điều 132; 144; 149; 169; 170; 176; 261; từ Điều 278 đến Điều 283; Điều 288; Các điều từ Điều 293 đến Điều 299; các điều từ Điều 301 đến Điều 303; Điều 306 và Điều 312. Trong số 31 trường hợp này, Luật quy định bắt buộc áp dụng đối với 17 trường hợp. Đó là các trường hợp phạm tội quy định tại các điều từ Điều 278 đến Điều 283; các điều từ Điều 293 đến Điều 299 và tại các điều 301, 302, 303 và Điều 306. Các trường hợp còn lại là quy định tùy nghi.
Cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định được pháp luật quy định đối với 3 trường hợp tại các đỉều 165, 284 và Điều 300, trong đó bắt buộc áp dụng đối với 2 trường hợp là “tội giả mạo trong công tác” (Điều 284) và “tội làm sai lệch hồ sơ vụ án” (Điều 300).
- Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được Luật quy định đối với một trường hợp. Đó là tội quảng cáo gian dốì quy định tại Điều 168, dạng tùy nghi.
Sở dĩ trong pháp điển hóa lần này, nhà làm luật đã thêm một bước, quy định trực tiếp đối với từng tội danh các trường hợp phải áp dụng và có thể áp dụng hình phạt bổ sung với nội dung “cấm” có phân định như vậy, là để tránh hai khuynh hướng thường xảy ra trong thực tế khi xét xử. Đó là “quên” không tuyên trong bản án hoặc “xử phạt tràn lan”.
Mặt khác, để có cơ sở quyết định hình phạt bổ sung này có thể đi kèm với loại hình phạt chính nào trong số 7 hình phạt chính, Điều 36 đã quy định cụ thể. Đó là các hình phạt chính sau đây:
- Tù có thời hạn, kể cả trường hợp được hưởng án treo;
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- cải tạo không giam giữ.
Như vậy, các hình phạt chính khác là trục xuất, tù chung thân và tử hình, đương nhiên không thể kết hợp với hình phạt bổ sung loại này.
Cơ sở để các nhà làm luật đặt ra loại hình phạt bổ sung này là xuất phát từ lý luận về phòng ngừa tội phạm. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định chính là tước đi, là cắt bỏ điều kiện phạm tội đối với những chủ thể nhất định, những chủ thể đã làm mất đi niềm tin của xã hội, đã từng lợi dụng môi trường công việc, lợi dụng nghề nghiệp, hoặc địa vị để phạm tội. Mỗi một chức vụ, mỗi một nghề nghiệp, mỗi một công việc đều đòi hỏi ồ chú thể của nó không phải chỉ là trình độ chuyên môn, mà còn phải có phẩm chất, một đạo đức thích ứng. Khi đã phạm tội, đặc biệt là phạm những tội có liên quan đến chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nào đó, thì chủ thể của hành vi đó không chỉ là vi phạm pháp luật hình sự mà họ còn đánh mất cả tiêu chuẩn về phẩm chất, về đạo đức nghề nghiệp. Cho nên họ phải chịu “thử thách”, tức là bị cấm trong một thời hạn nhất định. Luật hình sự hiện hành (Điều 36) quy định là từ 1 đến 5 năm, còn cụ thể bao nhiêu đối với từng người phạm tội cụ thể, là thực quyền của Hội đồng xét xử.
Thời gian cấm bắt đầu từ khi nào, điều đó phụ thuộc vào loại hình phạt chính đã tuyên. Điều 36 đã quy định rõ hai cách tính thời điểm bắt đầu cấm.
2. Thi hành hình phạt cấm cư trú:
2.1 Lịch sử hình thành của hình phạt cấm cư trú:
Điều 37 BLHS quy định: “Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú ở một số địa phương nhất định. Thời hạn cấm cư trú là từ 1 đến 5 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù”.
Đây là loại hình phạt bổ sung có nội dung hạn chế một trong các quyền cơ bản của công dân - quyền tự do cư trú. Ban đầu, nó là một biện pháp cưỡng chế có tính chất hành chính được quy định tại Quyết định số 123-CP ngày 08/7/1966 của Hội đồng Chính phủ, để áp dụng đối với một số đối tượng có thể gây nguy hại cho trật tự, an ninh ở những khu vực quan trọng, xung yếu về chính trị, kinh tế và quốc phòng.
Sau đó, nó được quy định thành một trong các “hình phạt phụ” tại một số văn bản quy phạm pháp luật hình sự đơn hành như:
- Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30/10/1967;
- Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970;
- Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970;
- Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15/3/1976 của Hội Chính phủ Cách mạng lâm thời quy định về tội và hình phạt.
- Trong BLHS đầu tiên của Nhà nước ta, BLHS 1985, hình phạt cấm cư trú được chính thức vận hành tại Điều 29 và không gọi là hình phạt phụ mà là hình phạt bổ sung. Quy định này vẫn được duy trì và được quy định lại, trong đó có bổ sung tại Điêu 37 BLHS nam 1999.
Như vậy, hình phạt “cấm cư trú” đã có một lịch sử mấy chục năm tồn tại với vai trò là một trong những hình phạt bổ sung trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự của Nhà nước ta, đặc biệt là từ khi có BLHS năm 1985 đến nay.
2.2 Nội dung của hình phạt cấm cư trú:
Theo nội dung của Điều luật, kể cả Điều 29 BLHS năm 1985 và Điều 37 BLHS năm 1999, người bị cấm cư trú chỉ không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định trong một thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, ngoài ra không bị hạn chế bất kỳ một quyền công dân nào khác. Thế nhưng khi đi vào quy định cụ thể đối với từng tội danh, thì có một thực tế lồ nhà làm luật đã đặt ngang hàng hình phạt “cấm cư trú” với hình phạt “quản chế”, mặc dù hình phạt quả chế có nội dung cấm nhiều hơn và nghiêm khắc hơn)
Cụ thể, trong BLHS năm 1985 có tất cả 43 trường hợp vi phạm pháp luật mà phần chế tài có quy định hình phạt bổ sung là cấm cư trú. Thế nhưng tất cả các dạng tùy nghi lựa chọn giữa hình phạt quản chế cấm cư trú, chứ không ở trạng thái riêng biệt, không có một chế tài nào mà nội dung quy định về hình phạt bổ sung của nó lại ấn định cấm cư trú một cách riêng biệt. Nói cách khác, trong BLHS năm 1985, hình phạt cấm cư trú chỉ được biểu hiện ở một dạng duy nhất là "... thì bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm”. Như vậy, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đối với hình phạt bổ sung “cấm cư trú” trong BLHS năm 1985 còn có hạn chế; vai trò phòng ngừa riêng của hình phạt này chưa được khẳng định tách bạch và chưa phát huy được tác dụng.
Đến BLHS năm 1999, nhà làm luật vẫn duy trì hình phạt bổ sung loại này và vẫn duy trì phương thức quy định song hành hoặc là quản chế, hoặc là cấm cư trú ở 25 trường hợp, trong tổng số 26 trường hợp có quy định về cấm cư trú. 25 trường hợp này được quy định tại tất cả 14 điều luật, từ Điều 78 đến Điều 91 của Chương XI - Các tội xâm phạm an ninh quốc gia - và tại các điều 93, 119, 133, 134, 197, 221, 230, 232, 233, 236 và Điều 238.
Trong số 25 điều luật đã nêu, chỉ có Điều 221 - tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy - nhà làm luật quy định: “người phạm tội còn bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm”, tức là luật quy định bắt buộc áp dụng một trong hai loại hình phạt bổ sung đã định sẵn. Còn đối với 24 tội danh khác, Hội đồng xét xử được quyền tùy nghi, có thể áp dụng một trong hai, hoặc áp dụng hình phạt quản chế, hoặc cấm cư trú.
Như vậy, hình phạt bổ sung “cấm cư trú” trong tuyệt đại đa số các trường hợp quy định của BLHS năm 1999 đều đứng song hành cùng hình phạt quản chế. Duy nhất chỉ có một trường hợp quy định tại Điều 273 - tội vi phạm quy chế về khu vực biên giới - hình phạt cấm cư trú không đứng song hành với hình phạt quản chế, mà đứng riêng, độc lập. Phần chế tài bổ sung đối với tội này chỉ là phạt tiền và cấm cư trú, tức là dạng áp dụng tùy nghi, có thể áp dụng và có thể không áp dụng.
2.3 Điều kiện áp dụng hình phạt cấm cư trú:
Tóm lại, theo quy định của BLHS năm 1999, hình phạt cấm cư trú không có trường hợp nào luật buộc phải áp dụng, kể cả trường hợp quy định tại Điều 221. Bởi vì ngay trong trường hợp này, Tòa án (Hội đồng xét xử) vẫn có quyền lựa chọn hình phạt quản chế, chứ không nhất thiết phải là hình phạt cấm cư trú. Vậy là, ngoài những quy định cụ thể, trực tiếp về chế tài bổ sung đối với từng tội danh như đã nêu ở trên, luật còn quy định chung một số điều kiện áp dụng hình phạt cấm cư trú, những cái đã được tính đến khi xây dựng các điều luật quy định về tội phạm và hình phạt. Các điều kiện đó là:
- Về đối tượng bị áp dụng, luật chỉ định là “người bị kết án phạt tù”. Quy định này, tuy đã thu hẹp được diện bị áp dụng so với BLHS 1985, song như vậy không phải là một dấu hiệu đặc biệt. Nói cách khác, đối tượng bị áp dụng hình phạt cấm cư trú không phải là đối tượng đặc biệt;
- Về thời điểm tính thời hạn cấm lưu trú, luật quy định thời điểm này được tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Với hai điều kiện như vậy, hình phạt cấm cư trú có thể được áp dụng đối với mọi loại tội phạm, từ tội phạm ít nghiêm trọng đến tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thế nhưng hình phạt cấm cư trú lại chỉ có thể là hình phạt bổ sung đối với hình phạt chính là tù có thời hạn. Các hình phạt chính còn lại như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù chung thân và tử hình, đều không thỏa mãn hai điều kiện đã nêu và vì thế không thể được bổ sung bằng hình phạt cấm cư trú.
Trong trường hợp phải tuyên một số hình phạt bổ sung đối với một tội phạm, thì hình phạt cấm cư trú có thể tuyên kết hợp với tất cả các hình phạt bổ sung khác, chỉ trừ hình phạt quản chế và trục xuất.
So với tất cả các hình phạt bổ sung đã được luật quy định, hình phạt cấm cư trú và quản chế có chung một đặc điểm riêng biệt thể hiện ở quá trình chấp hành, tức là có quy chế miễn chấp hành hình phạt.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email lienhe@luatminhkhue.vn để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê