Trả lời:

Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới mục tư vấn của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Luật Trọng tài thương mại của Quốc hội, số 54/2010/QH12

Nội dung tư vấn:

Trong trường hợp hợp đồng sử dụng diễn giải của Incoterm 2010 và có thỏa thuận trọng tài, khi có tranh chấp thì VIAC có giải quyết hay không

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Luật Trọng tài TM 2010 thì Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. (không thuộc trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo Điều 18 LTTTM 2010).

Nếu 2 bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại VIAC thì VIAC có quyền giải quyết. Trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn. Nếu nguyên đơn lựa chọn VIAC thì VIAC có thẩm quyền giải quyết.

Khi hợp đồng xây dựng xẩy ra tranh chấp, các bên thỏa thuận để trọng tài kinh tế giải quyết thông qua hòa giải viên, mức phí cho hòa giải viên tính theo giờ và các chi phí khác. Vậy cách tính phí theo hướng dẫn nào, xin luật sư trả lời giúp.

Theo quy định tại Luật trọng tài TM 2010 thì thắc mắc của bạn được giải đáp như sau:

Điều 34. Phí trọng tài

1. Phí trọng tài là khoản thu từ việc cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Phí trọng tài gồm:

a) Thù lao Trọng tài viên, chi phí đi lại và các chi phí khác cho Trọng tài viên;

b) Phí tham vấn chuyên gia và các trợ giúp khác theo yêu cầu của Hội đồng trọng tài;

c) Phí hành chính;

d) Phí chỉ định Trọng tài viên vụ việc của Trung tâm trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp;

đ) Phí sử dụng các dịch vụ tiện ích khác được cung cấp bởi Trung tâm trọng tài.

2. Phí trọng tài do Trung tâm trọng tài ấn định. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bởi Trọng tài vụ việc, phí trọng tài do Hội đồng trọng tài ấn định.

3. Bên thua kiện phải chịu phí trọng tài, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng trọng tài quy định khác hoặc Hội đồng trọng tài có sự phân bổ khác.

Như vậy phí và cách tính phí theo đặc thù quy định từng trung tâm trọng tài.

Chào luật sư. tôi muốn hoi vấn đề này: Công ty tôi có ký hợp đồng mua bán mặt hàng nồi cơm điện với công ty A. bên tôi là bên bán. Tổng giá trị 3 hợp đồng là 1,7 tỉ. Trong hợp đồng có điều khoản: " Mọi tranh chấp phát sinh liên quan từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết tại trung tâm trọng tài quốc tế việt nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam theo quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm này" - Vậy xin hỏi luật sư: Hiện tại công ty A CÒN NỢ CÔNG TY TÔI 1,4 TỈ TIỀN HÀNG. Tôi có thể khởi kiện ra tòa án được ko? hay bắt buộc phải lựa chọn trọng tài? Phương thức trọng tài có hiệu quả khi thi hành án ko? Nếu tôi vẫn muốn lựa chọn tòa án thì tôi cần điêu kiện gì? Tôi rất mong nhận được phản hồi từ luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Trường hợp của bạn thuộc quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:

Điều 6. Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài

Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.

Như vậy, khi đã có thỏa thuận trọng tài hợp pháp thì Tòa án phải từ chối thụ lý. Do đó, các tranh chấp trong hơp đồng này không được giải quyết bằng tòa án mà phải lựa chọn trọng tài.

Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại là phương thức rất tiến bộ trên thế giới, nó có những ưu việt về sự nhanh chóng và chính xác. Phán quyết của trọng tài cũng được bảo đảm bằng cơ quan thi hành án như phán quyết của tòa án do đó về hiệu quả là như nhau.

Chỉ trong trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc không thể thực hiện được thì Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này.

CÔNG TY A KÝ HỢP DỒNG XÂY DỰNG VỚI CÔNG TY B VỚI GIÁ TRỊ 2 TỶ. TRONG HỢP ĐỒNG CÓ ĐIỀU KHOẢN SAU THỜI GIAN CỤ THỂ NGÀY 20/3/16 MÀ BÊN B KHÔNG THI CÔNG XONG THÌ BỊ PHẠT 0,1% GIÁ TRỊ HỢP đồng/ngày TRÊN GIÁ TRỊ PHẦN HỢP ĐỒNG BỊ CHẬM TIẾN ĐỘ, Cho em hỏi cách tính giá trị bị phạt là như thế nào

Trong trường hợp này mỗi ngày chậm tiến độ sẽ bị phạt 0,1% giá trị phần nghĩa vụ bị chậm tiến độ. Chẳng hạn, bên B bị chậm tiến độ và giá trị phần chậm tiến độ là 30% hợp đồng, như vậy mỗi ngày chậm bên B sẽ bị phạt 0.1% x 30% x 2 tỷ.

phần khác nhau giữa trọng tài và tòa án như thế nào?

1. Điểm giống nhau giữa Tòa án và Trọng tài:

- Đều là hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại

- Đều dựa trên những nguyên tắc chung như: tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự và đảm bảo sự độc lập của người tài phán

2. Điểm khác nhau giữa Tòa án và Trọng tài:

Trọng tài TM Tòa án
Tính chất pháp lý

Tổ chức phi chính phủ, không được nhà nước quyết định thành lập mà do các trọng tài viên đứng ra thành lập, phán quyết không bị ảnh hưởng bởi quyền lực nhà nước

Cơ quan nhà nước
Giai đoạn tố tụng Phán quyết có tính chung thẩm, không có kháng cáo, kháng nghị => quá trình giải quyết nhanh chóng Có nhiều cấp xét xử: từ sơ thẩm đến phúc thẩm, bản án của Tòa có thể xem xét lại theo giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
Bí mật thông tin Đảm bảo bí mật Việc công khai thông tin tranh chấp kho giải quyết bằng Tòa án có thể làm lộ bí mật kinh doanh của đương sự, thông tin doanh nghiệp xảy ra tranh chấp cũng có thể làm ảnh hưởng xấu đến uy tin của doanh nghiệp
Tính linh hoạt Thủ tục tố tụng đơn giản, thuận tiện, đảm bảo thời cơ kinh doanh của các bên. Các bên có thể lựa chọn trình tự giải quyết, địa điểm tiến hành. các yếu tố phù hợp với mong muốn => linh hoạt, mềm dẻo Trải qua nhiều thủ tục, trình tự nghiêm ngặt được quy định trước, không được phép thay đổi. Nhiều lúc trình tự này trở nên rườm rà, khiến việc giải quyết tranh chấp bị trì hoãn, tốn thời gian của các bên.
Chi phí Chi phí lớn do trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tài chính độc lập, nguồn thu chủ yếu là từ lệ phí trọng tài mỗi vụ việc => cao hơn mức phí của Tòa án Mức phí của Tòa án thấp hơn. Tuy nhiên nếu việc xét xử kéo dài thì có thể làm tổng chi phí cao hơn nhiều so với phí trọng tài của các Trung tâm trọng tài.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn Luật thương mại - Công ty Luật Minh Khuê