1. Hiểu thế nào là thuế xây dựng nhà ở?

Thuế xây dựng nhà ở là khoản thuế phải nộp khi tiến hành xây dựng nhà ở. Tức là sẽ phải đăng ký, kê khai và tiến hành nộp khoản phí này cho cơ quan thuế.

Đối với lĩnh vực xây dựng nhà ở, trừ những đối tượng được miễn thuế xây dựng nhà ở, bất cứ ai khi xây nhà đều phải đăng ký, kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. Nơi tiếp nhận việc khai báo, nộp thuế xây dựng là ở là cơ quan quản lý thuế tại địa phương.

Ngay sau khi được cấp giấy phép xây dựng, người dân phải đăng ký, kê khai và đóng thuế xây dựng nhà ở. Theo đó, quá trình xây dựng nhà ở sẽ phải tuân thủ theo quy định pháp luật.

Nộp thuế xây dựng nhà ở là nghĩa vụ của mỗi cá nhân, hộ gia đình khi xây dựng nhà ở. Hành vi trốn thuế xây dựng nhà ở sẽ được coi là vi phạm luật thuế xây dựng nhà, và sẽ bị xử phạt theo pháp luật.

 

2. Khi nào cần phải nộp thuế xây dựng nhà ở?

​ Căn cứ theo đối tượng đóng thuế xây dựng nhà ở, thì có 2 trường hợp như sau cần phải đóng thuế khi xây dựng nhà ở như sau:

- Trường hợp thuê chủ thầu trọn gói, thì việc kê khai nộp thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp trên toàn bộ giá trị công trình. Là do bên chủ thầu thực hiện.

- Trường hợp gia đình tự thuê nhân công và tự mua vật liệu xây dựng. Thì gia đình phải nộp thuế GTGT cho cơ quan thuế địa phương nơi thi công công trình. Nếu bạn tự mua vật liệu xây dựng, thì bạn sẽ không bị cơ quan thuế tính thuế vật tư.

+ Khi cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì sẽ phát sinh thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Mà hoạt động xây dựng nhà ở cũng được xem là một hoạt động xây dựng, phát sinh dịch vụ xây dựng nhà ở nên phải tiến hành kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng.

+ Nếu cá nhân, hộ gia đình tự thuê nhân công riêng lẻ thì những nhân công này phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân (nếu không thuộc trường hợp miễn, giảm). Còn nếu cá nhân, hộ gia đình thuê bên chủ thầu (có thể theo hình thức hộ kinh doanh, công ty) thì bên chủ thầu có trách nhiệm tính thuế và nộp cho những người này (có tính trừ vào lương, nếu có phát sinh nộp). Tóm lại, trong trường hợp nào cá nhân, hộ gia đình xây nhà ở cũng không phải đối tượng chịu thuế TNCN.

 

3. Thời hạn nộp thuế xây dựng nhà ở là bao lâu?

- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế xây dựng nhà ở:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế 

- Thời hạn nộp thuế xây dựng nhà ở: Thời hạn nộp thuế theo từng lần phát sinh chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

 

4. Chậm nộp thuế xây dựng nhà ở, không đóng thuế có bị phạt không?

4.1. Xử lý hành vi chậm nộp thuế

Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế 2019, trường hợp chậm nộp thuế xây dựng nhà ở sẽ phải nộp tiền chậm nộp cho cơ quan thuế

- Các trường hợp phải nộp tiền chậm nộp bao gồm:

+ Chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định

+ Khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện khai thiếu số tiền thuế phải nộp

+ Khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế đã được hoàn trả hoặc cơ quan có thẩm quyền phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn.

- Mức tính tiền chậm nộp và thời gian tính tiền chậm nộp được quy định như sau:

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP về tính tiền chậm nộp tiền phạt thuế xây dựng nhà ở như sau:

+ Chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn: tính tiền chậm nộp tiền phạt theo mức 0,05%/ngày.

+ Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày kế tiếp ngày hết thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày tổ chức, cá nhân nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.

 

4.2. Xử lý hành vi không nộp thuế

Không nộp thuế là hành vi vi phạm pháp luật, khi xây dựng nhà ở nhưng không nộp thuế cá nhân có thể đối diện với các hình phạt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Xử lý hành chính: 

Đối với hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế, theo Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì các hình thức xử phạt bao gồm:

- Cảnh cáo: Phạt cảnh cáo áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, hóa đơn không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo theo quy định tại Nghị định này.

- Phạt tiền: Phạt tiền tối đa không quá 100.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn. Phạt tiền tối đa không quá 200.000.000 đồng đối với người nộp thuế là tổ chức thực hiện hành vi vi phạm thủ tục thuế.

+ Phạt 20% số tiền thuế thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn quy định đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn.

+ Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế.

+ Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm theo quy định pháp luật.

Xử lý hình sự:

Theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi trốn thuế sẽ bị xử lý như sau:

- Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với các hành vi như sau:

+ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng

+ Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng

+ Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng

+ Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng

+ Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng

+ Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng

+ Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng

+ Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng

+ Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng.

Để tham khảo thêm thông tin về vấn đề này, bạn có thể tìm hiểu tại bài viết: Thuế xây dựng nhà ở tư nhân hết bao nhiêu tiền và cách tính? của Luật Minh Khuê chúng tôi.

Nếu quý khách còn vướng mắc về vấn đề trên hoặc mọi vấn đề pháp lý khác, quý khách hãy vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến theo số điện thoại 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài kịp thời hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc.

Nếu quý khách cần báo giá dịch vụ pháp lý thì quý khách có thể gửi yêu cầu báo phí dịch vụ đến địa chỉ email: lienhe@luatminhkhue.vn để nhận được thông tin sớm nhất! Rất mong nhận được sự hợp tác và tin tưởng của quý khách! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!