Mục lục bài viết
1. Khái niệm công đoàn
Công nhận công đoàn là việc NSDLĐ (hoặc hiệp hội NSDLĐ) ghi nhận một cách chính thức một công đoàn đã qua thủ tục đăng kí (hoặc đã được kiểm định) và có tư cách đại diện cho tập thể lao động (trở thành đối tác trong giải quyết các công việc chung như thương lượng tập thể, ấn định lương và các điều kiện lao động). Công nhận công đoàn, nói một cách ngắn gọn, là thủ tục công nhận từ phía NSDLĐ.
2. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
Đăng kí cho một công đoàn và việc công nhận nó chính thức trở thành đối tác của bên sử dụng lao động, là hai việc khác nhau. Việc xác nhận tư cách pháp nhân cho một công đoàn không liên quan đến việc nó có được một NSDLĐ công nhận hay không. Tuy
nhiên, để được NSDLĐ công nhận là đối tác thương lượng, trước hết công đoàn phải đủ tư cách về mặt pháp luật, nghĩa là chắc chắn nó đã được đăng kí hoặc đã được xác định là có tư cách hoạt động.
>> Xem thêm: Tổ chức công đoàn là gì ? Vai trò vị trí của tổ chức Tổ chức công đoàn đối với người lao động ?
Việc đăng kí công đoàn chỉ đơn thuần là một thủ tục pháp lí. Công đoàn nộp đơn yêu cầu cùng các tài liệu liên quan đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan này xem xét, đối chiếu với các điều kiện, tiêu chí nhất định và cho đăng kí. Công nhận công đoàn là vấn đề phức tạp hơn nhiều. Trong thủ tục này, Nhà nước chỉ tham gia trực tiếp khi thật sự cần thiết, bởi sự tự nguyện, ý chí và mong muốn hợp tác của hai bên trong quan hệ lao động, đặc biệt là bên sử dụng lao động đóng vai trò đáng kể.
Trong thị trường lao động, cần có những tiêu chuẩn khách quan để xác định một công đoàn đủ điều kiện được tham gia kí kết thoả ước tập thể. Với những nơi có thể chế đa công đoàn, việc đưa ra các tiêu chí công nhận công đoàn càng cần thiết để lựa chọn một tổ chức công đoàn có năng lực và có tính đại diện cao nhất trong số các công đoàn được thành lập trong đơn vị để thể hiện được tiếng nói chung cho tập thể lao động.
Trong lịch sử, công đoàn dành sự công nhận của bên sử dụng lao động một cách miễn cưỡng trên cơ sở sức mạnh của họ và áp lực kinh tế. Sau đó khi các vấn đề lao động đã được luật hóa, việc này trở thành nghĩa vụ của bên sử dụng lao động khi Nhà nước quy định họ phải công nhận công đoàn để thực hiện quyền thương lượng tập thể của bên lao động. Ở một số quốc gia, điều kiện công nhận một công đoàn là việc công đoàn phải có số thành viên chiếm tỉ lệ nhất định trong tổng số lao động của doanh nghiệp hoặc tổng số một loại lao động. Nếu các tiêu chuẩn pháp lí đã thoả mãn, bên sử dụng lao động phải thừa nhận công đoàn, nếu không, một cơ quan có thẩm quyền sẽ thừa nhận công đoàn đó. Trên thực tế việc thừa nhận đối tác thương lượng một cách tự nguyện từ phía NSDLĐ luôn được khuyến khích.
Việc công nhận công đoàn đối với nơi có chế độ đa công đoàn khác với nơi chỉ có một hệ thống công đoàn. Nơi có nhiều tổ chức công đoàn, cạnh tranh luôn tồn tại, do đó tư cách đại diện thường không bền vững, pháp luật cũng luôn tính đến khả năng phải mở ra cơ hội mới cho các công đoàn độc lập khác có thể được công nhận trong tương lai. Nếu chỉ một hệ thống công đoàn tồn tại, việc công nhận tư cách pháp lí của công đoàn thường được thực hiện ngay khi công đoàn được thành lập.
Việc công nhận công đoàn có thể được thực hiện theo những điều kiện pháp luật xác định, hoặc phải tuân theo một quy trình để NSDLĐ xem xét và công nhận công đoàn một cách tự nguyện. Khi công đoàn thỏa mãn điều kiện pháp luật quy định sẽ đương nhiên được hưởng tư cách đại diện lao động. Ví dụ, khi nó đại diện cho số đông lao động trong doanh nghiệp (trên 50%) và thành viên của nó chưa được đại diện bởi một công đoàn khác đã được công nhận và đang hưởng quyền đại diện chính thức. Đôi khi công đoàn cần thỏa mãn cả các điều kiện khác như độc lập với các đảng phái chính trị... Tuy nhiên khi có nhiều công đoàn cùng tồn tại trong doanh nghiệp thì cũng có khả năng không có công đoàn nào đạt được tỉ lệ thành viên nêu trên. Như vậy thủ tục tiếp theo là công nhận công đoàn căn cứ vào đề xuất của công đoàn và sự quyết định của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp không quyết định được thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tham gia để giải quyết sự bế tắc (deadlock) giữa các bên.
Trong thực tế, công đoàn luôn mong muốn có nhiều thành viên và nhiều lao động được hưởng lợi từ quá trình đàm phán lương, còn NSDLĐ mong điều ngược lại. Chính vì vậy, pháp luật thường chỉ yêu cầu NSĐLĐ thừa nhận ít nhất một công đoàn và công đoàn đó phải có tính đại diện. Một khi đã có một công đoàn được công nhận thì NSDLĐ có quyền từ chối đơn yêu cầu của các công đoàn độc lập khác. Khi một công đoàn được chứng nhận là công đoàn đại diện thì tư cách đó sẽ không thể bị thay thế trong khoảng thời gian nhất định để đảm bảo sự ổn định của quá trình đại diện. Tuy vậy, sau một thời gian, chẳng hạn một vài năm (ví dụ 3 năm như ở Anh) thì việc một công đoàn đã được công nhận không ngăn cản được các công đoàn khác nộp yêu cầu.
Không phải quốc gia nào cũng có quy định pháp luật về công nhận công đoàn, ngay cả khi quốc gia đó cho phép nhiều công đoàn tồn tại. Khi pháp luật quốc gia không đề cập những thủ tục công nhận công đoàn thì NSDLĐ là chủ thể duy nhất có quyền công nhận một công đoàn là đối tác thương lượng hoặc từ chối công nhận họ.
NSDLĐ cũng có thể công nhận một công đoàn nhỏ và cho phép công đoàn đó được tham gia vào hoạt động thương lượng tập thể cũng như các hoạt động đại diện khác. Trường hợp này việc công nhận hoàn toàn được thực hiện tự nguyện. Nói chung nhà nước chỉ luật hóa những trách nhiệm tối thiểu chứ không hạn chế thiện chí của các bên.
Đôi khi việc yêu cầu công nhận công đoàn không diễn ra suôn sẻ, do đó nhà nước thường có cơ chế để giải quyết tình huống này.
>> Xem thêm: Mẫu đơn xin gia nhập công đoàn mới năm 2022 và Cách viết đơn đề nghị kết nạp vào tổ chức công đoàn
Chẳng hạn ở Mỹ, theo Luật Quan hệ lao động quốc gia năm 1935 (NLRA), một công đoàn có thể chủ động gặp NSDLĐ yêu cầu được công nhận. Nếu bị từ chối công đoàn có thể yêu cầu Uỷ ban Quan hệ lao động quốc gia xem xét công nhận tư cách đại diện (theo Điều 9 (c) Luật Quan hệ lao động quốc gia năm 1935. Tương tự, theo pháp luật của Singapore, có một ủy ban đảm nhiệm việc này. Ở Anh, Uỷ ban Trọng tài trung ương (CAC) là cơ quan có thẩm quyền xác định tư cách đại diện.
Khi xem xét đề nghị của công đoàn, cơ quan có thẩm quyền sẽ đánh giá nhiều yếu tố bao gồm mức độ tham gia của NLĐ vào công đoàn và sự hiện diện của các công đoàn khác trong cùng doanh nghiệp. Thông thường cơ quan này có thể tổ chức bỏ phiếu lấy ý kiến tập thể lao động nơi sẽ chịu ảnh hưởng của quyết định công nhận. Trong suốt quá trình, cơ quan có thẩm quyền thường giúp các bên cố gắng đạt được thoả thuận tự nguyện thay vì phải ra một quyết định bắt buộc.
Một công đoàn đã được công nhận có thể mất đi tư cách đại diện khi nó không còn đảm bảo được những điều kiện luật định (ví dụ: mất đi thành viên, vi phạm các quy định về đại diện, không đảm bảo được các trách nhiệm đại diện hoặc dính líu đến những hoạt động được cho rằng ảnh hưởng đến tư cách đại diện...) và bị miễn nhiệm. Ngược lại, cũng có những công đoàn chưa được công nhận nhưng vì họ đã phát triển được (thêm thành viên, uy tín được khẳng định...) thì có thể sẽ được công nhận trong tương lai. Do vậy, pháp luật có thể quy định cả thủ tục chấm dứt tư cách đại diện dựa trên kết quả khảo sát, đánh giá định kì hoặc theo yêu cầu đột xuất của NSDLĐ hoặc từ một công đoàn khác, khi có căn cứ cho rằng công đoàn đương nhiệm đã không còn đảm bảo tư cách đại diện trong một khoảng thời gian đáng kể (ví dụ, 6 tháng liền kề). Pháp luật cũng có thể quy định về một khoảng thời gian để một công đoàn đã bị từ chối có thể nộp đơn yêu cầu lại để được công nhận (ví dụ, sau 6 tháng).
Ở Việt Nam, thông qua bộ luật lao động năm 2019 hiện nay đã thừa nhận về quyền tự do công đoàn. Theo đó, bên cạnh tổ chức công đoàn có tính lịch sử thuộc hệ thống Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thì luật lao động đã công nhận quyền lựa chọn tổ chức đại diện khác của NLĐ. Hiện nay, việc thành lập, công nhận các tổ chức này được điều chỉnh bởi hai luật khác nhau: Luật Công đoàn năm 2012 (đối với việc thành lập công đoàn cơ sở), BLLĐ (đối với việc thành lập, công nhận tổ chức đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp). Tuy nhiên, khi đã có nhiều tổ chức đại diện thì rất cần quy trình công nhận tổ chức nào sẽ đại diện cho NLĐ trong mối quan hệ với NSDLĐ.
3. Tài chính công đoàn là gì?
4. Quản lý, sử dụng tài chính công đoàn
5. Tài sản công đoàn
>> Xem thêm: Quy định pháp luật về tổ chức công đoàn cơ sở ? Công đoàn có được kinh doanh hay không ?
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động - Công ty luật Minh Khuê