Mục lục bài viết
1. Thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ?
Thưa luật sư, xin hỏi: “Một số người nợ tiền bán hàng của tôi đã quá hạn rất lâu nhưng không chịu trả. Nếu tôi kiện, tòa tuyên buộc phải trả tiền nhưng họ cố tình chây ỳ không trả tiền thì tôi phải làm sao? Pháp luật có biện pháp gì buộc họ phải trả tiền không"? Cảm ơn!(Huyền, Hà )
+ Đơn khởi kiện cần có những nội dung về thông tin cá nhân của bạn, của những người nợ tiền bán hàng, hóa đơn, chứng từ, giấy vay nợ,... để chứng minh về việc những người đó nợ tiền bán hàng.
+ Sau khi nhận được đơn khởi kiện của bạn, tòa án sẽ thực hiện những thủ tục sau: xem xét đơn, thụ lý vụ án và yêu cầu nộp tạm ứng án phí; xác minh, thu thập chứng cứ; tiến hành phiên họp. kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Trong trường hợp các đương sự không thể hòa giải với nhau, tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
- Thứ hai, về thủ tục yêu cầu thi hành án:
+ Theo quy định tại Điều 4 Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014thì bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án. Như vậy, trong trường hợp khi bản án (hoặc quyết định) của tòa án buộc những người nợ tiền phải thanh toán đầy đủ cho chị các khoản nợ nhưng bên vay vẫn tiếp tục chây ỳ không tự nguyện hoàn trả thì bạn có quyền yêu cầu thi hành án.
+ Theo quy định tại Điều 30 và Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, bạn có tự mình hoặc ủy quyền cho người khác làm đơn yêu cầu thi hành án gửi tới cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi tòa án xét xử sơ thẩm để yêu cầu thi hành án.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162
+ Đơn yêu cầu thi hành án bao gồm các nội dung sau: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án; thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
+ Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án gồm: Phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
+ Cơ quan thi hành án sẽ ra thông báo thi hành án, ấn định cho người phải thi hành án một thời hạn tự nguyện thi hành án là 15 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Hết thời hạn tự nguyện nói trên, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
+ Việc cưỡng chế thi hành đối với tài sản là tiền sẽ được cơ quan thi hành án áp dụng một trong các biện pháp như khấu trừ tiền trong tài khoản; trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; thu tiền từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án; thu tiền của người phải thi hành án đang giữ hoặc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ hoặc phát mại tài sản của người phải thi hành án để thu nợ…
>> Tham khảo: Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất và thủ tục kiện đòi nợ
2. Thủ tục ủy quyền cho người khác đòi nợ hộ?
Thưa luật sư tôi xin hỏi: Công ty A có nợ người thân của tôi số tiền là 153 triệu. Nay người thân muốn ủy quyền lại cho tôi để giải quyết công nợ. Xin hỏi quý công ty, tôi phải làm những thủ tục gì để đòi được số tiền trên hợp pháp ?Xin cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn quy định về thu hồi nợ, gọi ngay: 1900.6162
Luật sư tư vấn:
Khi người thân của bạn muốn ủy quyền lại cho bạn để giải quyết công nợ thì cần có văn bản ủy quyền với nội dung: A ủy quyền cho B đòi số nợ là 153 triệu đồng từ người có nghĩa vụ là Công ty A.
Với văn bản ủy quyền đòi nợ, bạn có quyền đến gặp người đại diện của Công ty A, yêu cầu Công ty A trả nợ.
Trong trường hợp công ty không chịu trả thì người thân của bạn có quyền khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của họ. Đơn khởi kiện vẫn phải ký tên người thân của bạn mà không phải là bạn. Sau đó, trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp tại Tòa án, người thân của bạn vẫn có thể ủy quyền cho bạn tham gia tại Tòa giải quyết tranh chấp.
Hạn chế của việc ủy quyền này thể hiện ở chỗ: bạn chỉ có tư cách thay mặt - đại diện cho người thân, các hoạt động đòi nợ bạn thực hiện đều vì quyền và lợi ích của người này.
Mặt khác, ngoài việc ủy quyền, bạn còn có thể lựa chọn hình thức chuyển giao quyền yêu cầu. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau:
Điều 365. Chuyển giao quyền yêu cầu1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường hợp sau đây:a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;b) Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định về việc không được chuyển giao quyền yêu cầu.2. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu. Việc chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.Người chuyển giao quyền yêu cầu phải thông báo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ biết về việc chuyển giao quyền yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên chuyển giao quyền yêu cầu không thông báo về việc chuyển giao quyền mà phát sinh chi phí cho bên có nghĩa vụ thì bên chuyển giao quyền yêu cầu phải thanh toán chi phí này.
Chuyển giao quyền yêu cầu khác với ủy quyền ở chỗ: khi được chuyển giao quyền yêu cầu, bạn trở thành chủ nợ đối với Công ty A, việc bạn đòi nợ hoàn toàn vì quyền lợi của mình. Còn trong quan hệ ủy quyền, bạn là người đại diện vì quyền lợi của người khác.
>> Tham khảo: Cách viết đơn khởi kiện đòi nợ theo quy định mới nhất?
3. Kiện đòi nợ qua giấy chuyển khoản có được hay không?
Chào luật sư. Xin luật sư tư vấn giúp: mình cho bạn vay tiền bằng tiền mặt nhiều lần, khi trả thì bạn lại trả mình vào tài khoản ngân hàng nhiều lần. Khi mình và bạn mâu thuẫn bạn đã kiện mình ra toà dựa vào hoá đơn chuyển tiền, 1 số hoá đơn có ghi nội dung là” chuyển tiền cho vay”.Vậy nếu ra toà mình có bị thua không ? Ngoài hoá đơn chuyển tiền ra bạn mình không có giấy tờ gì cả. Mình cho vay cũng không có giấy tờ ?Xin luật sư tư vấn giúp.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, pháp luật không có quy định về hình thức của hợp đồng vay tài sản phải nhất định là văn bản, căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015:
"Điều 463. Hợp đồng vay tài sảnHợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."
Thứ hai, hình thức của giao dịch dân sự:
Theo quy định của bộ luật dân sự quy định Hình thức giao dịch dân sự có thể thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể, giao dịch qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch văn bản.
"Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản."
Như vậy: Pháp luật không thể hiện rõ yêu cầu về hình thức của Hợp đồng vay tiền và giao dịch chuyển khoản qua ngân hàng cũng là một hình thức giao dịch dân sự được pháp luật thừa nhận.
Thứ ba, các nguồn chứng cứ tại tòa và nghĩa vụ chứng minh, theoBộ luật tố tụng dân sự 2015:
"Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh.1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;c) Các trường hợp pháp luật cóu quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc."
"Điều 94. Nguồn chứng cứChứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.2. Vật chứng.3. Lời khai của đương sự.4. Lời khai của người làm chứng.5. Kết luận giám định.6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.9. Văn bản công chứng, chứng thực.10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định."
Kết luận, theo quy định tại Điều 94, Bộ luật tố tụng dân sự 2015, dữ liệu điện tử cũng là một nguồn chứng cứ. Vậy nếu trong trường hợp bị khởi kiện dân sự bạn có thể cung cấp thêm các tài liệu, chứng chứ khác như tin nhắn, file ghi âm cuộc gọi, tin nhắn, hay liên lạc qua mail… hoặc có người làm chứng về việc cho vay của bạn để chứng minh cho việc bạn mình chuyển tiền qua ngân hàng để trả số nợ đã vay để bảo vệ quyền lợi của mình.
>> Tham khảo: Vay tiền có giấy viết tay, tin nhắn nợ tiền thì có khởi kiện đòi nợ được không?
4. Căn cứ để khởi kiện đòi nợ trong hợp đồng mua bán ?
Xin chào Công ty Luật Minh Khuê! Tôi có câu hỏi xin được tư vấn như sau: Trong năm 2013, công ty tôi có kinh doanh mua bán với khách hàng A ( là cá nhân hộ cá thể có đăng ký kinh doanh), có hợp đồng mua bán, nhưng không xuất đủ hóa đơn GTGT. Cuối năm 2013, khách hàng A không thanh toán tiền hàng đã mua của công ty tôi, công ty tôi có tiến hành đối chiếu công nợ vào tháng 4/2013, có xác nhận nợ của khách hàng A, cam kết trả nợ theo kỳ hạn. Nhưng đến hạn (tháng 2/2015), khách hàng A không thanh toán được số nợ trên. Đến tháng 3/2015 Khách hàng A có văn bản gửi công ty xin hoãn nợ.Như vậy, theo luật sư, với hợp đồng mua bán, giấy xác nhận nợ, phản hồi nợ của A (nhưng không có hóa đơn bán hàng giữa công ty tôi và A), tôi có thể kiện khách hàng A ra tòa được không?Xin chân thành cảm ơn!Người gửi: Hân
Trả lời:
Theo như thư bạn gửi cho chúng tôi,hiện tại bạn đang có các giấy tờ sau: hợp đồng mua bán, giấy xác nhận nợ, phản hồi nợ của A . Những giấy tờ này nếu được lập một cách hợp pháp và không có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội thì sẽ có giá trị chứng cứ theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 :
Điều 93. Chứng cứChứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
Điều 94. Nguồn chứng cứChứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.2. Vật chứng.3. Lời khai của đương sự.4. Lời khai của người làm chứng.5. Kết luận giám định.6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.9. Văn bản công chứng, chứng thực.10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Do đó, nếu còn giữ các giấy tờ này, bạn có thể giao nộp cho Tòa án để đưa vào làm chứng cứ chứng minh nghĩa vụ trả nợ của bên A. Đây có thể là những chứng cứ có giá trị để chứng minh nghĩa vụ của bên A đối với bạn. Tuy nhiên, trong quá trình tập hợp chứng cứ để nộp cho Tòa án, bạn cần phải lưu ý một số qui định sau:
Điều 95. Xác định chứng cứ1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.
Điều 96. Giao nộp tài liệu, chứng cứ1. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự.2. Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.3. Đương sự giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.4. Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự, đương sự mới cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ đó. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm, phiên họp giải quyết việc dân sự hoặc các giai đoạn tố tụng tiếp theo của việc giải quyết vụ việc dân sự.5. Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác.
Do đó, trong trường hợp của bạn cho dù không xuất hóa đơn giá trị gia tăng, với những giấy tờ mà bạn đang có, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền với yêu cầu bên A thực hiện nghĩa vụ của họ theo hợp đồng.
5. Tố cáo việc thuê đầu gấu dọa nạt để đòi nợ gửi đơn đến đâu?
Xin chào luật sư. Tôi có câu hỏi mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Bố me tôi đã bỏ nhau 10 năm nay. Không có trách nhiệm gì với con cháu. Mấy năm nay mẹ tôi vay nợ nần rồi trốn đi, giờ nhũng chủ nợ đến nhà chùn tôi đòi tiền và thuê đầu gấu dọa nạt.Tôi cần làm gì ? Viết đơn gửi cơ quan công an cấp nào ?Tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn luật dân sự về thu hồi nợ, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì trước bố mẹ bạn có vay tiền nhưng hiện nay mẹ bạn đã trốn đi và số nợ trên bạn phải trả. Gần đây, những người cho vay tiền đến đòi và thuê bọn đầu gấu đến dọa nạt.
Tuy nhiên, bạn chưa cung cấp đầy đủ hành vi dọa nạt bạn mới chỉ qua lới nói hay bằng hành vi cụ thể nào gây thiệt hại đến tính mạng,sức khỏe của bạn.
Theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình thì:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;…”
Tùy thuộc vào hành vi đó là vi phạm pháp luật và tùy theo mức độ mà bị xử lý hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp này để bảo vệ mình, bạn cần phải đề nghị cơ quan công an xã nơi mình cư trú can thiệp, bảo vệ cho bạn.
Nếu việc đe dọa sẽ giết bạn, tước đoạt tính mạng hoặc có những hành vi cố ý gây thương tích cho bạn thì trong trường hợp này bạn cần phải làm đơn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận hoặc công an huyện nơi bạn cư trú để xem xét và điều tra .
>> Xem thêm: Chi phí thuê luật sư khởi kiện đòi nợ hết bao nhiêu tiền?