1. Vay tiền có giấy viết tay thì có khởi kiện để đòi nợ được không?

Xin chào luật sư, cho mình hỏi mình có cho một người bạn vay tiền, có giấy viết tay, bây giờ mình muốn lấy lại số tiền đó nhưng người bạn đó không trả, mình có đủ điều kiện để kiện không ạ?
Xin cảm ơn luật sư.
Trả lời:

Thứ nhất, pháp luật không có quy định về hình thức của hợp đồng vay tài sản phải nhất định là văn bản công chứng hoặc chứng thực, căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

Thứ hai, hình thức của giao dịch dân sự:

Theo quy định của bộ luật dân sự quy định Hình thức giao dịch dân sự có thể thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể.

"Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản...."

Như vậy: Pháp luật không thể hiện rõ yêu cầu về hình thức của Hợp đồng vay tiền và giấy vay tiền viết tay cũng là một hình thức giao dịch dân sự được pháp luật thừa nhận.

Thứ ba, các nguồn chứng cứ tại tòa và nghĩa vụ chứng minh theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

"Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh.
1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.
Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;
c) Các trường hợp pháp luật cóu quy định khác về nghĩa vụ chứng minh....
4. Đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc."
"Điều 94. Nguồn chứng cứ
Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
2. Vật chứng.
3. Lời khai của đương sự.
4. Lời khai của người làm chứng.
5. Kết luận giám định.
6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
9. Văn bản công chứng, chứng thực.
10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định."

Kết luận, Giấy vay tiền viết tay vẫn có thể coi là một hợp đồng dân sự bằng văn bản và vẫn có giá trị pháp lý bắt buộc, bạn có thể sử dụng giấy vay tiền viết tay để làm căn cứ đòi lại khoản tiền đã cho vay. Nếu phía bên vay tiền không trả bạn có thể gửi đơn khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

>> Xem thêm: Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ mới nhất và thủ tục kiện đòi nợ

 

2. Tin nhắn điện thoại có làchứng cứ chứng minh khoản vay tiền không?

Thưa Luật sư: Năm 2017, khi còn yêu nhau, em có cho bạn trai vay mượn với số tiền là 20 triệu đồng. Hiện tại thì tụi em đã chia tay được 1 năm . Và số tiền đó bạn trai em cứ hứa hẹn là sẽ trả nhưng đến hẹn lại không trả (rất nhiều lần). Vì lúc đó đang trong thời gian yêu nhau nên em đưa cho bạn trai mượn số tiền mà không làm hợp đồng vay hoặc giấy ghi nợ nào, em chỉ có bằng chứng là tin nhắn.
Sau nhiều lần bạn trai em thất hứa và cảm thấy món nợ khó đòi, em có thể khởi kiện bạn trai em để em đòi lại số tiền đó không ạ? Nếu được em phải làm như thế nào ạ?
Em xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy pháp luật dân sự hiện hành không có quy định bắt buộc hợp đồng vay tài sản phải được lập thành văn bản. Do đó, việc bạn cho vay tiền nhưng không lập thành văn bản mà chỉ giao kết bằng lời nói thì hợp đồng này vẫn có giá trị pháp lý, 2 bên vẫn có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận.

Tuy nhiên, việc không xác lập văn bản khi vay mượn cũng rất khó khăn khi kiện tụng, do bên vay có thể chối hoàn toàn khoản nợ. Theo điều 94 và 95 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

Điều 94. Nguồn chứng cứ

Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử;

2. Vật chứng;

3. Lời khai của đương sự;

4. Lời khai của người làm chứng;

5. Kết luận giám định;

6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;

7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;

8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;

9. Văn bản công chứng, chứng thực;

10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Điều 95. Xác định chứng cứ

1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.

Theo quy định trên thì tin nhắn điện thoại của bạn có thể coi là một chứng cứ trước tòa. Tuy nhiên, nếu ngoài ra bạn còn có chứng cứ nào khác thỏa mãn những quy định nêu trên thì bạn cũng nên tìm kiếm, bổ sung để có thể xác minh tốt hơn việc người yêu bạn đã vay tiền bạn.

Bạn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để làm thủ tục khởi kiện theo quy định của pháp luật và để Tòa án tư vấn thêm việc thu thập bổ sung chứng cứ nếu cần thiết.

>> Xem thêm: Cách viết đơn khởi kiện đòi nợ theo quy định mới nhất?

 

3. Tư vấn thủ tục khởi kiện đòi nợ?

Thưa luật sư, Cho tôi xin tư vấn việc đòi nợ cụ thể như sau: Tôi tên là TPQ, hiện là kỹ sư cấp thoát nước tại Đà Lạt. Tháng 01/2017 tôi có ký hợp đồng về Khảo sát thiết kế với 2 nhà thầu (Làm thầu phụ cho hai nhà thầu) có công trình tại Lâm Đồng. Hiện Chủ đầu tư đã thanh toán cho 2 nhà thầu này đầy đủ chi phí Khảo sát thiết kế nhưng đến nay họ không thanh toán cho chúng tôi.
Giá trị còn lại hợp đồng chưa thanh toán: HD1: 470 triệu; HD2: 150 triệu. Xin Luật sư tư vấn cho tôi thủ tục khởi kiện và Phần án phí, phí thi hành án trong trường hợp bên khởi kiện không chịu thực hiện trả nợ?
Xin cảm ơn,
Người gửi: phuocquang tran

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

 

Trả lời:

Bạn thân mến, vấn đề của bạn liên quan tới tranh chấp hợp đồng dân sự. Thắc mắc của bạn có hai vấn đề lớn cần quan tâm:

Thứ nhất: vấn đề về thủ tục khởi kiện:

Tại Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định: “Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm”. Ngoài ra, tại Điều 429 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Do đó, trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày mà quyền lợi của bạn bị xâm phạm thì bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi của mình.

Hồ sơ khởi kiện tại tòa án bao gồm:

- Đơn khởi kiện (theo mẫu);

- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

- Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng).

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (bạn phải ghi rõ số lượng bản chính, bản sao)- các tài liệu này bạn phải đảm bảo có tính căn cứ và hợp pháp.

Dựa trên quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì tranh chấp về hợp đồng dân sự trong trường hợp của bạn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện- theo đó, tòa án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra việc thực hiện hợp đồng có quyền giải quyết tranh chấp của bạn . Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, bạn có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến tòa án qua bưu điện; ngày khởi kiện sẽ được tính từ ngày bạn nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Thứ hai: Về vấn đề án phí:

Trường hợp của bạn sẽ liên quan tới án phí sơ thẩm dân sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có quy định “Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Toà án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp án phí sơ thẩm hoặc không phải nộp án phí sơ thẩm”. Quy định tại Luật phí và lệ phí 2015

Do vậy, khi bạn làm đơn gửi ra tòa án, bạn là nguyên đơn trong vụ án dân sự, việc bạn phải nộp án phí hay không hoặc nộp bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào quyết định của Tòa án. Đối với trường hợp của bạn, giá trị tài sản tranh chấp cả hai hợp đồng là 620 triệu. Do đó, dựa theo quy định về mức án phí dành cho tranh chấp có giá ngạch thì mức án phí phải nộp khi vụ án của bạn được giải quyết tại tòa án là 28.800.000 đồng.

Chúc bạn sớm thành công!

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

 

4. Có được phép ủy quyền cho bên thứ ba để thực hiện thủ tục đòi nợ?

Thưa luật sư, hiện nay tôi đang sở hữu doanh nghiệp A, doanh nghiệp của tôi đã tạm ngừng hoạt động 2 năm nay. Trong thời gian đó, tôi vẫn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế. Tuy nhiên có một khoản nợ với bên B đã phát sinh được 2 năm nay mà tôi vẫn chưa có đủ khả năng chi trả, trong khi có một doanh nghiệp C cũng nợ tôi một số tiền. Bây giờ tôi có thể thực hiện ủy quyền cho bên B để bên B đòi nợ được không ?
Cảm ơn luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự về ủy quyền đòi nợ, gọi: 1900.6162

 

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng ủy quyền :

Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, hợp đồng ủy quyền trước tiên là sự thỏa thuận giữa các bên. Hai bên có quyền tự do thỏa thuận các nội dung điều khoản của hợp đồng, chỉ cần những nội dung đó không trái với quy định của pháp luật và không vi phạm đạo đức xã hội. Theo đó, anh có quyền tự do thỏa thuận các nội dung về : nội dung công việc ủy quyền(việc đòi nợ), thời hạn thực hiện công việc ủy quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ ủy quyền.

Ngoài ra, anh có thể bổ sung những điều khoản về bồi thường thiệt hại hợp đồng, nghĩa vụ phát sinh của các bên khi vi phạm hợp đồng để hợp đồng thêm chặt chẽ và có lợi cho các bên giao kết.

>> Xem thêm: Chi phí thuê luật sư khởi kiện đòi nợ hết bao nhiêu tiền?

 

5. Giấy vay chỉ một người ký tên có đòi nợ được không?

Thưa luật sư, Tôi có cho một người bạn vay số tiền 160 triệu đồng từ tháng 10/2015 đến nay. Do bên vay không có thiện chí muốn trả nợ. Nên tôi muốn khởi kiện có được không? Bên vay có viết giấy tay ghi tên vợ và chồng cùng mượn nhưng chỉ có vợ ký. Cảm ơn!

Trả lời:

=> Bạn có thể khởi kiện được nhưng bạn phải xác định người đó đã quá hạn trả nợ với hơp đồng cho vay có thời hạn, hoặc đã báo trước 1 khoảng thời gian hợp lý mà người đó không trả nợ với hợp đồng cho vay không xác định thời hạn.

Hơn nữa đây là hợp đồng cho vay cả 2 vợ chồng mà chỉ có chữ lý của 1 bên thì hợp đồng này sẽ không co hiệu lực. Vậy 2 bên trả cho nhau những gì đã nhận thì người bạn của bạn phải có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền đã nhận.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi là cán bộ công nhân viên nhà nước. Tôi đã đứng ra mua 14.000 m2 đất nông nghiệp. Ngân hàng đã cho tôi vay với số tiền 560 trieu, chi trả nợ hàng tháng. Bây giờ chuyện làm ăn không được thuận lợi. Tôi mất khả năng chi trả vay ngân hàng sẽ xử lý tôi thế nào?

Lúc này bạn không còn khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể tiến hành khởi kiện lên Tòa án để kê biên tài sản của bạn là mảnh đất hoặc thêm cả những tài sản khác của bạn để trả số nợ cho ngân hàng.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi có cho người ta vay một số tiền..nhưng do họ làm ăn thua lổ giờ không chịu trả tiền cho tôi ..tôi làm đơn khởi kiện ra toà..toà đang thu lý vụ án. Hiện người mượn tiền tôi có một căn nhà..tôi có được quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phần đất đó không thưa luật sư?

Bạn có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để có thể phong tỏa căn nhà này, không để cho người đó có hành vi tẩu tán tài sản.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi có cho một người bạn vay 1so tjen là 170tr đã quá hạn mà toi k nhận được, trước khj vay bạn toj có vjet gjay vay. Nay đã quá hạn tôi có lên nhà và goj djen nhưng bạn toj k tra tôi, tôi phải làm sao để đòi tiền ? Cảm ơn!

=> Nếu bạn cho người đó vay không có giấy tờ thì bạn phải có bằng chứng, nhân chứng xác nhận về việc người đó có nợ bạn 5 triệu đồng. Khi đó bạn có thể khởi kiện hoặc làm đơn tố cáo người đó để yêu cầu người đó trả lại tiền.

Để thực hiện việc tố cáo, cần có trình tự tố cáo được quy định theo Luật tố cáo như sau:

Khi làm đơn, người tố cáo phải làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan.

Trong đơn tố cáo cần có nội dung chính gồm:

+ Tên cơ quan nhận đơn;

+ Họ, tên, địa chỉ của người tố cáo;

+ Họ, tên, địa chỉ của người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại (nếu có);

+ Họ, tên, địa chỉ của người bị tố cáo;

+ Họ, tên, địa chỉ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan;

+ Nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo; những vấn đề cụ thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận Đơn tố cáo giải quyết và các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Hoặc bạn làm đơn khởi kiện:

Hồ sơ khởi kiện gồm:

- Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)

- Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)

- Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

- Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).

- Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi có vay ngân hàng 500 triệu đồng. Tôi có thế chấp sổ đỏ với ngân hàng. Trên thực tế, giá trị mảnh đất đó không bằng số tiền tôi được ngân hàng duyệt cho tôi vay. Tuy nhiên, giám đốc Chi nhánh Ngân hàng đó là bạn tôi nên làm hồ sơ thẩm định giá trị mảnh đất đó là 650 triệu đồng nên tôi được vay 500 triệu đồng. Nay tôi không có khả năng trả được. Vậy xin hỏi Luật sư, nếu tôi không trả được thì ngoài việc ngân hàng sẽ lấy mảnh đất đó của tôi thì tôi còn chịu trách nhiệm pháp lý nào nữa không ?

=> Nếu bạn không có khả năng trả khoản nợ này thì ngân hàng sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng để kê biên mảnh đất này của bạn để thu hồi nợ. Tuy nhiên nếu không đủ thì ngân hàng sẽ kê biên tài sản khác mà bạn có để tương ứng với số tiền bạn nợ. Nếu tiền thừa bạ sẽ được trả lại.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.