1. Tìm hiểu chung về thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng, được gọi là functional foods trong tiếng Anh, là các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc là các loại thực phẩm thông thường được bổ sung thêm các chất "chức năng" trong quá trình chế biến. Tương tự như thuốc, thực phẩm chức năng tồn tại ở sự giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, và thường được gọi là thực phẩm thuốc. Đặc tính của thực phẩm chức năng là khả năng hỗ trợ trong quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh, nhờ khả năng phục hồi các cấu trúc tế bào bị tổn thương trong cơ thể.

Theo định nghĩa của Bộ Y tế Việt Nam, thực phẩm chức năng là loại thực phẩm được sử dụng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, giúp tạo cảm giác thoải mái, tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm chức năng có thể được gọi bằng một số tên gọi khác nhau tùy thuộc vào thành phần, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, bao gồm thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ và sản phẩm dinh dưỡng y học.

Thực phẩm chức năng được chia thành hai loại chính: thực phẩm thông thường và thực phẩm tăng cường. Thực phẩm thông thường cung cấp các thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, bao gồm các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất béo có lợi cho tim.

Ngược lại, thực phẩm tăng cường được bổ sung thêm một số thành phần như vitamin, khoáng chất, chế phẩm sinh học hoặc chất xơ, nhằm tăng cường lợi ích về sức khỏe của thực phẩm đó.

2. Quy trình thành lập hộ kinh doanh

Bước 1: Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh

- Chuẩn bị hồ sơ

+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;

+ Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).

Trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:

+ Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;

+ Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;

+ Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;

+ Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);

+ Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có)

- Nộp hồ sơ

+ Cơ sở nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh

Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định

Bước 2: Đăng ký thuế

Hộ kinh doanh thuộc đối tượng phải đăng ký trực tiếp với cơ quan thuế

- Chuẩn bị hồ sơ:

​+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. 

+ Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01 (nếu có). 

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có)

+ Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam; bản sao hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

- Nộp hồ sơ

Cơ sở nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực nơi đặt địa điểm kinh doanh

Cơ quan thuế thực hiện xử lý hồ sơ đăng ký thuế lần đầu và trả kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký thuế và Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế chậm nhất không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận đủ hồ sơ của người nộp thuế Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng là gì? 

3. Đăng ký hoạt động kinh doanh thực phẩm chức năng tại Hà Nội như thế nào?

Kinh doanh thực phẩm chức năng là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì vậy để bắt đầu kinh doanh hộ kinh doanh ngoài việc phải thành lập một cách hợp pháp về hộ kinh doanh, mã ngành nghề phù hợp mà còn cần một số giấy phép còn sau: 

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động. Trừ các trường sau đây không phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động gồm:

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Sơ chế nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

- Nhà hàng trong khách sạn;

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

- Kinh doanh thức ăn đường phố

- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy hộ kinh doanh kinh doanh thực phẩm chức năng sẽ thuộc đối tượng phải xin giấy phép đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm

Thủ tục cấp gồm:

Điều 6 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y Tế quy định về thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận. Theo đó:
– Cơ sở nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm (VFA) – Bộ Y tế
– Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận gồm:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 01 Phụ lục I kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định:

  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh;
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm
– Thời gian giải quyết theo quy định pháp luật là 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ.

Bước 2: Thực hiện thủ tục công bố hợp quy

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về đăng ký công bố sản phẩm thì Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau đây:

+ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt.

+ Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi.

+ Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.

Như vậy thì thực phẩm chức năng thuộc đối tượng phải đăng ký công bố sản phẩm

Thủ tục đăng ký gồm

- Chuẩn bị hồ sơ:

+ Bản công bố sản phẩm (Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP)
+ Kết quả kiểm nghiệm trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định (Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025) (Bản gốc hoặc bản sao chứng thực)
+ Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố (Bản thông tin chi tiết về sản phẩm; mẫu sản phẩm hoàn chỉnh; nhãn sản phẩm/ ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung nhãn)
+ Giấy chứng nhận cơ sờ đủ điều kiện an toàn thực phẩm
+  Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) có xác nhận của tổ chức, cá nhân (bản sao)
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề phù hợp
+ Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương

- Nộp hồ sơ

+ Cơ sở nộp hồ sơ đến Cục An toàn thực phẩm (VFA) – Bộ Y tế
+ Trong thời hạn 21 ngày làm việc đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm cho cơ sở.

Công ty Luật Minh Khuê mong muốn gửi đến quý khách hàng những thông tin tư vấn hữu ích. Nếu quý khách hàng đang gặp phải bất kỳ vấn đề pháp lý nào hoặc có câu hỏi cần được giải đáp, hãy liên hệ với Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến qua số hotline 1900.6162. Hoặc quý khách hàng gửi yêu cầu chi tiết qua email: lienhe@luatminhkhue.vn để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!