1.Khái niệm quyết định chủ trương đầu tư là gì?

Quyết định chủ trương đầu tư là quyết định của cấp có thẩm quyền về những nội dung chủ yếu của chương trình, dự án đầu tư, làm căn cứ để lập, trình và phê duyệt quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công.

Khái niệm quyết định đầu tư 

Trong quyết định đầu tư thì từ vốn được hiểu là để chỉ các loại tài sản có giá trị ở nhiều mức độ khác nhau. Chẳng hạn như tiền, máy móc, bất động sản, nguyên vật liệu, trang thiết bị,…Trong khi đầu tư là thuật ngữ dùng để cập đến việc đầu tư bất kỳ loại tài sản nào.

Nói cách khác quyết định đầu tư nói đến việc tham gia đầu tư các sản phẩm này nó có khả năng đem lại doanh thu cao cho nhà đầu tư hay không. Do đó quyết định đầu tư là sự cam kết của các nguồn tiền ở thời điểm khác nhau với kỳ vọng lợi nhuận trong kinh doanh trong một thời điểm trong tương lai. Sự lựa chọn là cần thiết để được thực hiện trong số các khoản thu thay thế có sẵn cho các khoản đầu tư. Vì các quyết định đầu tư có liên quan đến việc lựa chọn mua tài sản thực trong khoảng thời gian của một quy trình sản xuất.

2. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án

Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây:

- Chương trình mục tiêu quốc gia;

- Dự án quan trọng quốc gia.

 Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình đầu tư công sử dụng vốn ngân sách trung ương, trừ chương trình quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

 Chính phủ quy định việc phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư đối với chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư phù hợp với quy định về quyền tự chủ tài chính của các cơ quan, đơn vị.

Trường hợp chương trình, dự án quy định tại khoản này có sử dụng nguồn vốn của ngân sách nhà nước thì thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của Luật này đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

 3.Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sau đây

- Dự án quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này; dự án nhóm A khác sử dụng vốn ngân sách trung ương do Bộ, cơ quan trung ương quản lý;

- Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, trừ chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình đầu tư công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;

- Chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau: chương trình, dự án nhóm A và nhóm B; chương trình, dự án kèm theo khung chính sách; chương trình, dự án trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, tôn giáo; chương trình tiếp cận theo ngành; mua sắm các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép; sự tham gia của Việt Nam vào các chương trình, dự án khu vực;

- Dự án hỗ trợ kỹ thuật sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để chuẩn bị dự án đầu tư.

- Người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công do cơ quan, tổ chức mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.

- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do địa phương quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.

- Hội đồng nhân dân các cấp quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương, bao gồm cả vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên, các nguồn vốn hợp pháp của địa phương thuộc cấp mình quản lý, trừ dự án quy định tại khoản 4 Điều này.

Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng nhân dân quyết định việc giao cho Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án quy định tại khoản này phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển, khả năng tài chính và đặc điểm cụ thể của địa phương.

- Trường hợp điều chỉnh chủ trương đầu tư chương trình, dự án, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật này.

4. Thẩm quyền quyết định đầu tư, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật Đầu tư công, thì vốn đầu tư công bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước. Tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật này quy định: “Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án.”

Tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định: “Dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công là dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật về đấu thầu nhưng không bao gồm vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công”. Do đó, đề nghị Quý Cục xác định rõ nguồn vốn của dự án đầu tư xây dựng để làm cơ sở quản lý phù hợp quy định.

Đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 60 và điểm a khoản 1 Điều 72 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 và điểm a khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 (Luật số 62/2020/QH14). Theo đó, đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công; người quyết định đầu tư có quyền phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt dự án; việc phân cấp, ủy quyền phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Đầu tư công thì người đứng đầu Bộ, cơ quan trung ương có thẩm quyền sau đây:

“a) Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quản lý, trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;

b) Được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, nhóm C quy định tại điểm a khoản này cho cơ quan trực thuộc.”

Theo quy định nêu trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính được phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng cho cơ quan trực thuộc.

Ngoài ra, đối với dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước thì thẩm quyền quyết định đầu tư dự án thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, cụ thể: “Người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định đầu tư dự án nhóm A, B, C của cơ quan nhà nước thuộc cấp mình quản lý” (điểm a khoản 1 Điều này).

Đối với dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, theo quy định tại khoản 4 Điều 60 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 thì chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư xây dựng hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính được quy định tại Điều 15 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó tại khoản 4 Điều này quy định: “Thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu đối với tài sản công theo quy định của pháp luật và phân cấp của Chính phủ”. Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 16 của Luật này quy định: “Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản công”.

Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ trưởng đối với Bộ được quy định Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong đó tại khoản 10 Điều 24 Nghị định này quy định: “Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và tài chính, ngân sách nhà nước được giao”.

Tại khoản 27 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014 quy định: “Người quyết định đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng.”

Theo các quy định nêu trên, đối với các dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng cải tạo, sửa chữa, nâng cấp công trình trụ sở làm việc, kho tàng dự trữ (nếu thuộc trường hợp là tài sản công theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài chính theo quy định) sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì việc quyết định đầu tư xây dựng các dự án này thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Về phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư xây dựng, đề nghị Quý Cục nghiên cứu quy định của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính và quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện theo quy định.

Về bảo trì công trình xây dựng, đề nghị Quý Cục nghiên cứu quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng và pháp luật có liên quan để thực hiện theo quy định.

5.Hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 40/2020/NĐ-CP có quy định về hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư gồm những nội dung sau đây:

Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án:

- Tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án và báo cáo nghiên cứu khả thi đã được hoàn thiện theo ý kiến thẩm định;

- Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của cấp có thẩm quyền;

- Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;

- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Số lượng hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư chương trình, dự án quy định tại khoản 1 Điều này là 05 bộ tài liệu.

Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng được tách thành dự án độc lập theo quy định của Luật Đầu tư công:

- Đối với dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định pháp luật về xây dựng;

- Đối với dự án không có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan;

- Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng và dự án còn lại được tách riêng từ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Luật Đầu tư công được phân loại phù hợp với phân loại của dự án theo quyết định chủ trương đầu tư.’