Khách hàng: Kính thưa Luật sư. Luật sư có thể nói rõ hơn cho tôi về thực trạng đội ngũ thẩm phán hành chính ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Cảm ơn!
Trả lời:
1. Đội ngũ thẩm phán
Trước hết về thực trạng đội ngũ thẩm phán nói chung của ngành Toà án hiện nay, trong đó có thẩm phán toà hành chính hoặc xét xử các vụ án hành chính, về số lượng, hiện tại toàn ngành Toà án có tầm khoảng 4790 thẩm phán, trong đó có 116 thẩm phán Toà án tôì cao, 1066 thẩm phán cấp tỉnh và 3608 thẩm phán cấp huyện, về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị, 100% thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, 95% thẩm phán cấp tỉnh và cấp huyện có trình độ cử nhân luật; 90% thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, 66% thẩm phán cấp tĩnh và 20% thẩm phán cấp huyện có trình độ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị. về phẩm chất đạo đức, 100% thẩm phán Toà án nhân dân các cấp là đảng viên, đa số’ đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức đốì vối người cán bộ, đảng viên theo quy định (hàng năm sô’ thẩm phán bị xử lý kỷ luật do vi phạm phẩm chất đạo đức, kỷ luật công vụ hoặc vi phạm pháp luật khoảng 15-20 người, chiếm tỷ lệ khoảng 0,3%).
Về khả năng đáp ứng nhiệm vụ công tác, trên thực tế, nếu tính theo định mức xét xử hiện nay quy định đối với Toà án cấp tỉnh, cấp huyện trên các địa bàn và tổng sô’ lượng án phải thụ lý, xét xử với tỷ lệ gia tăng án hàng năm trung bình là 15% thì trong vòng 5 năm tối ngành Toà án nhân dân cần bổ sung mỗi năm khoảng 1000 người, trong đó có khoảng 500 thẩm phán thì mới đáp ứng yêu cầu công tác xét xử.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay không chỉ dừng ở việc thiếu số lượng mà vấn đê về trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ thẩm phán cũng rất đáng quan tâm trước yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của công cuộc cải cách tư pháp do trình độ, năng lực của đội ngũ thẩm phán còn nhiều hạn chế, trong khi đó đã phát sinh nhiều loại vụ án phức tạp cả về hình sự, dân sự và hành chính. Tuy hầu hết đội ngũ thẩm phán Toà án đều có trình độ cử nhân Luật nhưng trình độ không đồng đều, nhiều người có trình độ trên đại học nhưng cũng nhiều người học tại chức, học chuyển đổi bằng... cá biệt còn một vài thẩm phán chưa có bằng cử nhân Luật.
2. Tổ chức của Tòa hành chính và hệ thống thẩm phán hành chính
Về tổ chức của Tòa hành chính và hệ thống thẩm phán hành chính, ở Việt Nam Tòa hành chính được chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01-7-1996.
Theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 28-10-1995 thì Tòa hành chính không được tổ chức thành một hệ thống độc lập, mà tổ chức thành các Tòa chuyên trách trong hệ thống Tòa án nhân dân, gồm: Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa hành chính thuộc Toà án nhân dân cấp tỉnh.
Trong Tòa hành chính có các thẩm phán hành chính, ở cấp huyện không có Tòa hành chính mà có các Thẩm phán chuyên trách xét xử các vụ án hành chính. Tuy nhiên, đó là quy định của Luật tổ chức Toà án, trên thực tế mặc dù thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính của Toà án tăng dần qua mỗi lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính vào các năm 1998 và 2006 (từ 9 đến 11 và 22 lĩnh vực), số lượng vụ án hành chính ngành Toà án phải giải quyết hàng năm tăng rất nhanh nhưng số lượng thẩm phán, cũng như cơ cấu tổ chức các Tòa hành chính hầu như vẫn không thay đổi, chỉ có ở một số thành phố lởn trực thuộc Trung ương Tòa hành chính có từ 4-5 thẩm phán hành chính (riêng Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 10 thẩm phán hành chính) còn ở các tỉnh khác Tòa hành chính thường chỉ có 01 đến 03 thẩm phán, mà đa số chỉ có 01 thẩm phán, thêm nữa thẩm phán này cũng thường xuyên phải tham gia xét xử cả những loại án khác chứ không chỉ có án hành chính.
Ở Toà án nhân dân cấp huyện không tổ chức Tòa hành chính riêng đồng thời hầu như cũng không có thẩm phán hành chính chuyên trách mà đại đa số là kiêm nhiệm xét xử các loại vụ việc khác.
Ở Toà án nhân dân tối cao có Tòa hành chính có thẩm quyền chuyên trách xét xử án hành chính, tại đây có 02 thẩm phán hành chính chuyên trách, nhưng Tòa phúc thẩm tòa án tối cao lại không có thẩm phán chuyên trách chuyên xét xử án hành chính mà các thẩm phán đều xét xử tất cả các loại án có kháng cáo, kháng nghị.
Để thấy được thực trạng và nhu cầu kiện toàn đội ngũ thẩm phán hành chính, bên cạnh việc xem xét về cơ cấu tổ chức của Tòa hành chính chúng ta cần nghiên cứu tình hình thụ lý và năng lực giải quyết, xét xử các vụ án hành chính trong những năm qua.
Ví dụ: Theo số liệu thống kê của Vụ thống kê tổng hợp Toà án nhân dân tối cao tháng 04/2010: Vào năm 2005 toàn ngành Toà án thụ lý 1361 vụ án hàiih chính các loại (gồm sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm), đã giải quyết được 1201 vụ, đạt tỷ lệ 88,24%; năm 2006 thụ lý 1232 vụ, đã giải quyết 1081 vụ, đạt 87,74%; năm 2007 thụ lý 1686 vụ, đã giải quyết 1546 vụ, đạt 91,7%; năm 2008 thụ lý 1399 vụ, đã giải quyết 1234 vụ, đạt 88,21% và năm 2009 thụ lý 1557 vụ, đã giải quyết 1229 vụ, đạt 83,43%. Những số liệu thông kê này được thể hiện bằng đồ thị ở trang trước.
Nhìn vào số liệu thống kê này chúng ta có thể thấy năm 2009 so với năm 2005 số lượng các vụ án hành chình mà ngành Toà án phải giải quyết tăng thêm 196 vụ nhưng số lượng án giải quyết được chỉ tăng 98 vụ, do vậy tỷ lệ giải quyết giảm từ 88,24% xuống còn 83,43%. Điều này cho thấy năng lực xét xử của thẩm phán hành chính trong những năm qua không theo kịp sự gia tăng của số lượng các vụ án hành chính, qua đó chúng ta thấy sự cần thiết phải tăng cường hơn nữa đội ngũ thẩm phán hành chính hiện nay cả về số lượng và chất lượng để từ đó tăng cường năng lực xét xử của Toà hành chính.
3. Xét về chất lượng thẩm phán
Về số lượng đội ngũ thẩm phán hành chính đã nêu ở mục 2 phía trên, còn về chất lượng, một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá chính là chất lượng xét xử các vụ án hành chính.
Minh chứng 1: Theo Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 của ngành Toà án nhân dân (04/12/2008): thống kê của Toà án nhân dân tối cao, năm 2008 Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 1.399 vụ án hành chính, đã giải quyết, xét xử được 1.234 vụ, đạt 88,2%. Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 819 vụ, theo thủ tục phúc thẩm 406 vụ và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 09 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết án hành chính bị huỷ là 4,62% (do nguyên nhân chủ quan là 3,4% và do nguyên nhân khách quan là 1,22%), bị sửa là 6% (do nguyên nhân chủ quan là 5,19% và do nguyên nhân khách quan là 0,81%).
Minh chứng 2: Báo cáo tổng kết công tác năm 2009 của ngành Toà án nhân dân (25/01/2010): Vào năm 2009 Toà án nhân dân các cấp đã thụ lý 1.557 vụ án hành chính, đã giải quyết, xét xử được 1.299 vụ, đạt 83.4%. Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 869 vụ; theo thủ tục phúc thẩm 403 vụ và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 27 vụ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 6,92% (do nguyên nhân chủ quan là 5,85% và do nguyên nhân khách quan là 1,07%), bị sửa là 4,77% (do nguyên nhân chủ quan là 4,31% và do nguyên nhân khách quan là 0,46%). So với cùng kỳ năm trưốc, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ tăng 2,33% và tỷ lệ bị sửa giảm 1,23%.
=> Con số thống kê này cho thấy tỷ lệ án hành chính bị sửa, hủy qua các năm liên tục gia tăng và cao hơn các loại án khác, ngoài những lý do khách quan thì chất lượng đội ngũ thẩm phán hành chính hiện nay là một trong những nguyên nhân cơ bản.
Theo đánh giá nhận xét của Toà án nhân dân tối cao; theo Báo cáo tổng kết thực tiễn 12 năm hoạt động giải quyết các vụ án hành chính của ngành Toà án nhân dân (18/11/2009) thì: "Trong thời gian qua chất lượng giải quyết các vụ án hành chính vẫn còn những tồn tại vì việc xét xử các vụ án hành chính là một lĩnh vực rất mới. Đội ngũ thẩm phán, cán bộ, công chức của Tòa hành chính Toà án nhân dân các cấp chưa được đào tạo, bồi dưỡng nhiều về nghiệp vụ giải quyết các vụ án hành chính cũng như kiến thức về quản lý hành chính nhà nước có liên quan đến những lĩnh vực mà Toà án có thẩm quyền giải quyết, vẫn còn có cán bộ Toà án chưa thực sự nắm vững các quy định của Luật Khiếu nại tố cáo, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; một số thẩm phán chưa quan tâm một cách đầy đủ các văn bản pháp luật về quản lý hành chính nhà nước liên quan đến những loại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện mà mình đang thụ lý, giải quyết.
Trong công tác chuyên môn còn vi phạm về điều kiện khởi kiện và điều kiện thụ lý, giải quyết các vụ án hành chính; có nhiều vụ việc chưa phân biệt thẩm quyền loại việc của cơ quan hành chính nhà nước và cơ quan Toà án; thời gian giải quyết các vụ án chưa đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Đường lối giải quyết không đúng dẫn đến đã bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm để xét xử phúc thẩm, sơ thẩm lại vụ án. Vì vậy, có bộ phận công dân còn nghi ngại trước khi chọn con đường khỏi kiện tại Toà án".
4. Đội ngũ thẩm phán hành chính
Một vấn đề nữa đang đặt ra đối với ngành Toà án hiện nay, và cụ thể là đối với đội ngũ thẩm phán hành chính hiện nay, là xu hướng mở rộng, tăng thẩm quyền giải quyết các loại vụ, việc hành chính bằng con đường tài phán. Theo Luật Tố tụng hành chính thì có nhiều ý kiến nghiêng về xu hướng mỏ rộng phạm vi các vụ, việc hành chính có thể giải quyết bằng con đường Toà án, bỏ bớt các thủ tục tiền tố tụng...
Xu hướng này là tất yếu nhằm thực hiện cải cách hành chính, mở rộng quyền tự do, dân chủ của nhân dân, bảo vệ kịp thòi lợi ích của nhân dân, thực hiện xây dựng nhà nưốc pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tuy nhiên đây lại là thách thức rất lổn đặt ra đôì vái ngành Toà án trong đó trực tiếp là đội ngũ thư ký, thẩm phán và cụ thể là thẩm phán hành chính. Với xu hướng này trong thời gian tới số lượng vụ án hành chính mà ngành Toà án phải giải quyết chắc chắn sẽ gia tăng rất nhanh, ngành Toà án cần sớm có những giải pháp hữu hiệu để kiện toàn, tăng cường năng lực của đội ngũ thẩm phán nói chung và thẩm phán hành chính nói riêng.
5. Kết thúc vấn đề
Thẩm phán nói chung phải tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kiên quyết bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Người không thể thi hành pháp luật trong cuộc sống, không thể đem lại công bằng cho xã hội khi chính người đó không tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Vì lẽ đó, thẩm phán phải là người có lập trường cách mạng vững chắc, kiên định với đường lối chính sách mà Đảng đề ra nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử, tránh hiện tượng "máy móc, pháp lý đơn thuần, vô chính trị" trong quá trình giải quyết các vụ án. Mặt khác, với xã hội có nhà nước, có giai cấp thì vấn đề đạo đức và pháp luật gắn kết với nhau, một người được xem có đạo đức phải là một người gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, tôn trọng pháp luật.
Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Luật Minh Khuê (Sưu tầm và Biên soạn).