1. Giải toán lớp 5 trang 169

Bài 1: Viết số đo thích hợp vào ô trống:

a) 

Toán lớp 5 trang 169 Luyện tập tính diện tích thể tích một số hình

b)

Toán lớp 5 trang 169 Luyện tập tính diện tích thể tích một số hình

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức: 

- Hình lập phương:

  Sxung quanh = diện tích 1 mặt × 4 = cạnh × cạnh × 4

  S toàn phần = diện tích 1 mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6

  V = cạnh × cạnh × cạnh

- Hình hộp chữ nhật:  

  Sxung quanh = chu vi đáy × chiều cao = (chiều dài + chiều rộng) × 2 × chiều cao

 Stoàn phần  = S xung quanh  + S đáy × 2

 V = chiều dài × chiều rộng × chiều cao.

Lời giải chi tiết:

a)  

Cột (1):

Sxung quanh = a x a x 4 = 12 x 12 x 4 = 576 cm2

Stoàn phần = a x a x 6 = 12 x 12 x 6 = 864 cm2

V = a x a x a = 12 x 12 x 12 = 1728 cm3

Tương tự ta tính cột (2)

Sxung quanh = a x a x 4 = 3,5 x 3,5 x 4 = 49 m2

Stoàn phần = a x a x 6 = 3,5 x 3,5 x 6 = 73,5 m2

V = a x a x a = 3,5 x 3,5 x 3,5 = 42,875 m3

Ta có bảng sau

Toán lớp 5 trang 169 Luyện tập tính diện tích thể tích một số hình

b) 

Cột (1):

Sxung quanh = (a + b) x 2 x c = (8+6) x 2 x 5 = 140 cm2

Stoàn phần = Sxung quanh + Sđáy x 2 = 140 + 8 x 6 x 2 = 236cm2

V = a x b x c = 8 x 6 x 5 = 240 cm3

Tương tự với cột (2)

Sxung quanh = (a + b) x 2 x c = (1,2 + 0,5) x 2 x 0,6 = 2,04 m2

Stoàn phần = Sxung quanh + Sđáy x 2 = 2,04 + 1,2 x 0,5 x 2 = 3,24 m2

V = a x b x c = 0,6 x 1,2 x 0,5 = 0,36 m3

Toán lớp 5 trang 169 Luyện tập tính diện tích thể tích một số hình

Bài 2: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có thể tích 1,8m3. Đáy bể có chiều dài 1,5m chiều rộng 0,8m. Tính chiều cao của bể.

Phương pháp giải:

Ta có: Thể tích = chiều dài × chiều rộng × chiều cao = diện tích đáy × chiều cao.

Từ đó suy ra: chiều cao = thể tích : diện tích đáy. 

Tóm tắt

Hình hộp chữ nhật có:

Thể tích: 1,8m3

Chiều dài: 1,5 m

Chiều rộng: 0,8 m

Chiều cao: .... m?

Lời giải chi tiết:

Diện tích đáy bể hình hộp chữ nhật là:

1,5 x 0,8 = 1,2 (m2)

Chiều cao của bể hình hộp chữ nhật là:

1,8 : 1,2 = 1,5 (m).

Đáp số: 1,5m

Bài 3: Một khối nhựa dạng hình lập phương có cạnh dài 10cm và gấp đôi cạnh khối gỗ cũng hình lập phương. Hỏi diện tích toàn phần của khối nhựa gấp mấy lần diện tích toàn phần của khối gỗ ?

Phương pháp giải:

- Tính độ dài cạnh của khối gỗ ta lấy độ dài cạnh của khối nhựa chia cho 2.

- Tính diện tích toàn phần của mỗi khối theo công thức: 

  Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.

Lời giải chi tiết:

Cách 1:

Diện tích toàn phần của khối nhựa hình lập phương là:

10 × 10 × 6 = 600 (cm2)

Cạnh khối gỗ hình lập phương là:

10 : 2 = 5 (cm)

Diện tích toàn phần của khối gỗ hình lập phương là:

5 × 5 × 6 = 150 (cm2) 

Diện tích toàn phần của khối nhựa gấp diện tích toàn phần của khối gỗ số lần là:

600 : 150 = 4 (lần)

 Đáp số: 4 lần.

Cách 2: dành cho học sinh khá giỏi

Gọi a là độ dài cạnh khối gỗ thì a x 2 là độ dài cạnh khối nhựa.

Diện tích toàn phần khối nhựa là:

(a x 2) x (a x 2) x 6 = (a x a x 6) x 4

Diện tích toàn phần khối gỗ là: a x a x 6

Vậy diện tích toàn phần của khối nhựa gấp khối gỗ 4 lần.

Đáp số: 4 lần.

 

2. Một số bài tập củng cố kiến thức

Bài 1: Một phòng học có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4,5m và chiều cao 4m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng. Biết rằng diện tích các cửa bằng 8,5m2, hãy tính diện tích cần quét vôi.

Phương pháp giải:

- Diện tích trần = chiều dài × chiều rộng.

- Diện tích 4 bức tường (diện tích xung quanh) = chu vi đáy × chiều cao. 

- Diện tích cần quét vôi = diện tích 4 bức tường (diện tích xung quanh) + diện tích trần – diện tích các cửa.

Tóm tắt

Chiều dài: 6m

Chiều rộng: 4,5m

Chiều cao: 4m

Quét vôi trần nhà và bốn bức tường

Diện tích cửa: 8,5m2

Diện tích cần quét vôi: ....?

Lời giải chi tiết:

Diện tích trần nhà là: 

6 × 4,5 = 27 (m2)

Diện tích xung quanh phòng học là:

(6 + 4,5) × 2 × 4 = 84 (m2)

Diện tích cần quét vôi là: 

27 + 84 – 8,5 = 102,5 (m2)

Đáp số: 102,5m2.

Bài 2: Bạn An làm một cái hộp dạng hình lập phương bằng bìa có cạnh 10cm.

a) Tính thể tích cái hộp đó.

b) Nếu dán giấy màu tất cả các mặt ngoài của hộp đó thì bạn An cần dùng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông giấy màu ? 

Phương pháp giải:

Áp dụng các công thức:

Thể tích = cạnh × cạnh × cạnh;

Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6. 

Tóm tắt

Hình lập phương cạnh 10 cm

a) Thể tích: ....cm3

b) Diện tích toàn phần: cm2

Lời giải chi tiết:

a) Thể tích cái hộp hình lập phương là:

              10 × 10 × 10 = 1000 (cm3)

b) Diện tích giấy màu cần dùng để dán tất cả các mặt ngoài của cái hộp đó chính là diện tích toàn phần của hình lập phương.

Diện tích giấy màu cần dùng là:

              (10 × 10) × 6 = 600 (cm2)

                                 Đáp số: a) 1000cm3 ;

                                              b) 600cm2.

Bài 3: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước ở trong lòng bể là: chiều dài 2m, chiều rộng 1,5m và chiều cao 1m. Khi bể không có nước người ta mở vòi cho nước chảy vào bể, mỗi giờ được 0,5m3. Hỏi sau mấy giờ bể sẽ đầy nước ?

Phương pháp giải:

- Tính thể tích bể = chiều dài × chiều rộng × chiều cao.

- Số giờ để bể đầy nước = thể tích bể : thể tích nước chảy vào bể trong 1 giờ.

Tóm tắt

Chiều dài: 2m

Chiều rộng: 1,5m

Chiều cao: 1m

Mỗi giờ vòi nước chảy được: 0,5m3

Bể đầy nước sau: .... giờ?

Lời giải chi tiết:

Thể tích bể nước là:

2 × 1,5 × 1 = 3 (m3) 

Bể sẽ đầy nước sau số giờ là:

3 : 0,5 = 6 (giờ)

Đáp số: 6 giờ.

Bài 4:Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 160m, chiều rộng 30m. Người ta trồng rau trên mảnh vườn đó, trung bình cứ 10m2 thu được 15kg rau. Hỏi trên cả mảnh vườn đó người ta thu hoạch được bao nhiêu ki-lô-gam rau ?

Phương pháp giải:

- Tính nửa chu vi = chu vi :2:2.

- Tính chiều dài = nửa chu vi −− chiều rộng.

- Tính diện tích = chiều dài ×× chiều rộng.

- Tìm xem 1500m2
 gấp 10m2 bao nhiêu lần.

- Diện tích gấp 10m2
 bao nhiêu lần thì số rau thu được gấp 15kg
 bấy nhiêu lần.

Tóm tắt

Mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi 160 m

Chiều rộng: 30 m

10m2
 : 15 kg rau

Mảnh vườn: ... kg rau?

Lời giải chi tiết:

Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:

160:2=80(m)

Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là:

80−30=50(m)

Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:

 50×30=1500(m2)

Ta có :1500m2 gấp 10m2 số lần là:

1500:10=150 (lần)

Số ki-lô-gam rau thu hoạch được trên mảnh vườn đó là:

15×150=2250(kg)

Đáp số: 2250kg 

Bài 5: Đáy của một hình hộp chữ nhật có chiều dài 60cm, chiều rộng 40cm. Tính chiều cao của hình hộp chữ nhật đó, biết diện tích xung quanh của hộp là 6000cm2

Phương pháp giải:

Ta có:  Diện tích xung quanh = chu vi đáy × chiều cao.

Từ đó suy ra:  chiều cao = diện tích xung quanh : chu vi đáy. 

Tóm tắt

Hình hộp chữ nhật

Chiều dài: 60 cm

Chiều rộng: 40 cm

Diện tích xung quanh: 6000 cm2

Chiều cao: .... cm?

Lời giải chi tiết:

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:

(60+40)×2=200(cm)

Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là:

6000:200=30(cm)

Đáp số: 30cm

Quý khách hàng có nhu cầu thì tham khảo thêm nội dung bài viết sau của công ty Luật Minh khuê: Toán lớp 5 trang 145, 146: Luyện tập chung có đáp án chi tiết

Công ty Luật Minh Khuê mong muốn gửi đến quý khách hàng những thông tin tư vấn hữu ích. Tham khảo: Tổng hợp Công thức tính diện tích, chu vi, thể tích hình các cơ bản. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!