Ngày nay, với sự phát triển cao về trình độ nhận thức của nhân loại, các quyền tự nhiên của con người như quyền được sống, quyền được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phẩm ngày càng được các quốc gia, các tổ chức quốc tế chú trọng, quan tâm. Để bảo đảm hữu hiệu việc thực hiện các quyền của con người trong cuộc sống, một loạt các giải pháp được xây dựng và triển khai thực hiện mang lại hiệu quả cao.

Trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị được Đại Hội đồng liêm hợp quốc thông qua ngày 16/12/1996 khẳng định những quyền cơ bản của con người, cụ thể:" Không ai có thể bị tra tấn, hoặc phải chịu những hình phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp phẩm giá con người..."(Điều 7); "Những người bị tước tự do vẫn phải được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm" (khoản 1 Điều 10); Người bị buộc tội "có quyền không đưa ra những lời khai chống lại mình hoặc không bị ép buộc nhận tội" ( điểm g khoản 3 Điều 14). Việt Nam chính thức gia nhập Công ước vào ngày 24/9/1982. Để nội luật hóa các nội dung của Công ước, trong các bản Hiến Pháp của Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân luôn được xác định là các quyền hiến định, được bảo vệ tuyệt đối và ở mức cao nhất. Cụ thể, Hiến pháp 2013 khẳng định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật" (khoản 1 Điều 14); "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất ky hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xức phạm danh dự, nhân phẩm" (khoản 1Điều 20).

BLHS năm 2015 tiếp tục ghi nhân các tội phạm này trong Chương XXIV về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Trong vi phạm bài viết này, tác giải tập trung phân tích, đánh giá các quy định của BLHS 2015 về tội bức cung tại Điều 374, từ đó đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện quy đinh của điều luật này.

 

1. Định nghĩa bức cung

Bức cung là hành vi của người có trách nhiệm lấy lời khai trong hoạt động tư pháp đã sử dụng những thủ đoạn khác nhau để cưỡng ép người bị lấy lời khai phải khai sai những điều họ biết.

 

2. Chủ thể của hành vi bức cung

Chủ thể của hành vi bức cung là người: có trách nhiệm lấy lời khai trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Họ cũng có thể là Điều tra viên, Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán. Đối tượng của hành vi này có thể là bị can, bị cáo, người bị hại hoặc người làm chứng. Thủ đoạn mà người bức cung sử dụng để cưỡng ép người bị lấy lời khai phải khai sai sự thật có thể là: đe dọa sẽ xử nặng; đe dọa sẽ bắt giam; sẽ xét xử người thân thích...

 

3. Tác động tiêu cực của hành vi bức cung

Bức cung không chỉ xâm phạm quyền nhân thân của người bị lấy lời khai mà còn có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như dẫn đến bắt giam sai, xử sai, xử oan, bỏ lọt người phạm tội, xử quá nặng hoặc quá nhẹ...

 

4. Hậu quả khi thực hiện hành vi bức cung

Do có tính nguy hiểm cho xã hội như vậy nên bức cung luôn bị coi là hành vi trái pháp luật và bị pháp luật nghiêm cấm. Để góp phần đấu tranh có hiệu quả, ngăn ngừa hành vi bức cung, luật hình sự Việt Nam đã quy định hành vi bức cung là tội phạm trong những trường hợp nhất định. Đó là tội bức cung được quy định trong luật hình sự Việt Nam ngay từ khi có Bộ luật hình sự đầu tiên - Bộ luật hình sự năm 1985 và tiếp tục được quy định trong bộ luật hình sự 1999 với mức xử phạt nghiêm khắc hơn. Trong hai bộ luật này, tội bức cung đều được quy định trong Chương "Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp". Theo đó, hành vi bức cung bị coi là tội phạm khi gây hậu quả nghiêm trọng. Đó có thể là hậu quả bắt giam sai người hoặc xét xử sai (xử ona, bỏ lọt tội phạm, xử quá nặng hoặc quá nhẹ...). Hình phạt cao nhất có thể áp dụng cho người phạm tội này là hình phạt tù tới 10 năm và kèm theo đó là hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ đến 5 năm.

Tội bức cung được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 tại Điều 299 với 4 khoản (Khoản 1 quy định tình tiết định tội; khoản 2,3 quy định tình tiết định khung tăng nặng; Khoản 4 quy định hình phạt bổ sung).

Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định tội bức cung tại Điều 374 với 5 khoản (Khoản 1 quy định tình tiết định tội; Khoản 2,3,4 quy định tình tiết khung tăng nặng; Khoản 5 quy định hình phạt bổ sung). Trong đó, Khoản 3 Điều 374 BLHS năm 2015 nặng hơn (phạt tù từ 07 đến 12 năm) so với khoản 3 Điều 299 BLHS năm 1999 (phạt tù từ 05 năm đến 10 năm).

Điều 374. Tội bức cung

"1. Người nào trong hoạt động tố tụng mag sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, hỏi cung;

e) Làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;

g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sự thật.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bức cung tự sát;

b) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm người bị bức cung chết;

b) Dẫn đến làm oan người vô tội;

c) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm."

 

5. Điểm mới trong quy định về Tội bức cung của Bộ luật hình sự hiện nay

BLHS năm 2015 đã bộ sung mới khung hình phạt tại Khoản 4 điều 274 với mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Điểm mới này thể hiện tính răn đe nghiêm khắc hơn của pháp luật hình sự đối với tội phạm bức cung, nâng cao ý thức tuân thủ trình tự, thủ tục tố tụng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013. Cụ thể:

a) Điều chỉnh khung hình phạt

Tội bức cung được quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 tại Điều 299 với 4 khoản ( Khoản 1 quy định tình tiết định tội; Khoản 2,3 quy định tình tiết định khung tăng nặng; Khoản 4 quy định hình phạt bổ sung).

BLHS năm 2015 quy định Tội bức cung tại Điều 374 với 5 khoản (Khoản 1 quy định tình tiết định tội; Khoản 2,3,4 quy định tình tiết định khung tăng nặng; Khoản 5 quy định hình phạt bổ sung). Trong đó, Khoản 3 Điều 374 BLHS năm 2015 nặng hơn (phạt tù từ 02 năm đến 12 năm) so với Khoản 3 Điều 299 BLHS năm 1999 (phạt từ 05 năm đến 10 năm). Ngoài ra, BLHS năm 2015 đã bổ sung mới khung hình phạt tại Khoản 4 Điều 274 với mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. ĐIểm mới này thể hiện tính răn đe nghiêm khắc hơn của pháp luật hình sự đối với tội phạm bức cung, nâng cao ý thức tuân thủ trình tư, thủ tục tố tụng, bảo vệ con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp 2013.

b) Về cấu thành cơ bản

Thứ nhất, BLHS năm 2015 sử dụng thuật ngữ "trong hoạt động tố tụng" thay thế cho thuật ngữ "tiến hành điều tra, truy tố, xét xử". Như vậy, diện đối tượng phạm tội bức cũng đã được mở rộng hơn, bở lẽ "người nào trong hoạt động tố tụng" đã bao trùm "người nào tiến hành điều tra, truy tố, xét xử". Điểm mới này đã khắc phục thiếu sót trong thực tiễn.

Thứ hai, BLHS 2015 sử dụng thuật ngữ "người bị lấy lời khai người bị hỏi cung" thay thế cho thuật ngữ "người bị thẩm vấn", phù hợp với nội dung quy định về hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, bị hại...

Thứ ba, theo quy định Điều 299 BLHS 1999, chỉ thực hiện hành vi ép buộc người bị thẩm vấn phải khai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng mới cấu thành tội phạm bức cung. Nhưng theo quy định tại điều 374 BLHS 2015 thì chỉ cần thực hiện hành vi ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc thì đã cấu thành tội bức cung mà không bắt buộc thông tin đó là sai sự thật. Đây mới là điểm  mới rất quan trọng cần được quán triệt nắm vững trong nhận thức. Điểm mới này nhằm đảm bảo quyền con người và hạn chế việc bức cung của những người có thẩm quyền tố tụng.

c) Cụ thể hóa các tình tiết định khung

BLHS 2015 đã quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp tăng nặng trách nhiệm hình sự của Tội bức cung tại các khoản 2,3,4 Điều 374, thay thế cho các quy định mang tính định tính trong BLHS 1999 "gây hậu quả nghiêm trọng", "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.".

d) Về hình phạt bổ sung

So với BLHS 1999 thì Khoản 5 ddieefu374 BLHS 2015 đã quy định hình phạt bổ sung đối với Tội bức cung với điểm mới là cụm từ "cấm hành nghề". Cụ thể: "Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm."

Xét thấy, quy định về hình phạt bổ sung đối với Tội bức cung trong cả hai điều luật như trên là chưa hoàn toàn chính xac, bở lẽ hình phạt bổ sung trong BLHS được quy định đầy đủ là "Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định".