1. Tổng động viên là gì?

Tổng động viên là huy động toàn bộ lực lượng của cả nước vào việc thực hiện nhiệm vụ của quốc gia.

Tổng động viên là một khái niệm quân sự chỉ một hành động vừa mang tính kêu gọi vừa mang tính mệnh lệnh trong tình hình quốc gia đó chuyển sang tình trạng chiến tranh. Đối tượng của lệnh Tổng động viên bao gồm tất cả những thanh niên có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi. Tại một số quốc gia đối tượng của Tổng động viên chỉ gói gọn trong những binh sĩ, hạ sĩ quan, sĩ quan dự bị đã giải ngũ. Về sau có thể do yêu cầu của tình hình đất nước đối tượng của Tổng động viên được mở rộng đến cả những thanh niên chưa từng qua huấn luyện quân sự như học sinh sinh viên, công nhân, công chức, nông dân…

Tổng động viên thường được áp dụng khi đất nước có chiến tranh. Khi có lệnh tổng động viên thì đình chỉ việc xuất ngũ, đình chỉ việc nghỉ phép đối với quân nhân; những quân nhân đang nghỉ phép phải trở về đơn vị ngay; chỉ huy trưởng quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gọi từng công dân nhập ngũ theo quyết định của ủy ban nhân dân cùng cấp; công dân được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọi nhập ngũ; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội có trách nhiệm tổ chức để công dân chấp hành nghiêm chỉnh lệnh gọi nhập ngũ.

Người có quyền ra quyết định Tổng động viên thường là Tổng tư lệnh quân đội. Tại nhiều nước người ra quyết định Tổng động viên là Tổng thống đối với những quốc gia theo chế độ Tư bản chủ nghĩa và Chủ tịch nước hoặc Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đối với những quốc gia theo chế độ Xã hội Chủ nghĩa do Đảng Cộng sản đứng đầu.

Theo quy định của Hiến pháp hiện hành, Uỷ ban thường vụ quốc hội là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tổng động viên. Chủ tịch nước là người có thẩm quyền ban hành Lệnh tổng động viên trên cơ sở nghị quyết của Uỷ ban thường vụ quốc hội.

 

2. Những lần tổng động viên ở Việt Nam

Từ khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, dân tộc ta, đất nước ta đã chứng kiến 3 lần người đứng đầu nhà nước phải ra lệnh tổng động viên cả nước đứng lên chống xâm lược và tất cả đều đưa dân tộc ta đến thắng lợi cuối cùng.

Thứ nhất, đó là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch phát đi ngày 19/12/1946 với tinh thần : thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Và lời kêu gọi quyết tử cho tổ quốc quyết sinh ấy đã mở đầu cho cuộc kháng chiến 9 năm để rồi có “một Điện Biên, nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”.

Thứ hai, đó là lời kêu gọi cả nước chống Mỹ của Hồ Chủ Tịch phát đi ngày 17/7/1966 với tinh thần: không có gì quý hơn độc lập tự do và “chúng ta quyết đồng tâm nhất trí, vượt mọi gian khổ hy sinh, kiên quyết hòan thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang của dân tộc ta là đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!”. Lời Người năm ấy đã được hiện thực hóa bằng chiến thắng ngày 30/4/1975, thu giang sơn về một mối.

Thứ ba, lời kêu gọi cả nước chống quân xâm lược Bắc kinh được phát đi và ngay trong ngày 5/3/1979, Trung Quốc đã tuyên bố rút quân về nước.

 

3. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến phát đi ngày 19/12/1946

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, do Hồ Chí Minh soạn thảo, là lời phát động cuộc kháng chiến chống Pháp

vào cuối năm 1946, sau khi những nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Việt Nam dân chủ Cộng hòa với Pháp vào giữa năm 1946 để công nhận một nước Việt Nam độc lập, không thành công. Lời kêu gọi này được phát ra vào sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946. Đêm hôm trước – ngày 19 tháng 12 khi chiến sự bùng nổ – là ngày được gọi là ” Toàn quốc kháng chiến”

Nội dung toàn văn:

” Hỡi đồng bào toàn quốc!

Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

Hỡi đồng bào!

Chúng ta phải đứng lên!

Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước.

Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

Giờ cứu quốc đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.

Dù phải gian khổ kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm

Kháng chiến thắng lợi muôn năm

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946

Hồ Chí Minh”

 

4. Lời kêu gọi cả nước chống Mỹ của Hồ Chủ Tịch phát đi ngày 17/7/1966

Ngày 17-7-1966, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta bước vào giai đoạn ác liệt nhất, đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh bằng không quân đánh phá miền Bắc, trên Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, lời kêu gọi nhân dân cả nước quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vang lên: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”

 

5. Lời kêu gọi cả nước chống quân xâm lược Trung Quốc được phát đi và ngay trong ngày 5/3/1979

Ngày 4-3-1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi quân và dân cả nước, trong đó nêu rõ: “Đồng bào và chiến sĩ cả nước hãy phát huy khí thế cách mạng, hăng hái thi đua lao động sản xuất với kỷ luật chặt chẽ và năng suất cao, chi viện nhiều nhất cho tiền tuyến, hăng hái luyện tập quân sự, nâng cao cảnh giác”, quyết tâm giữ vững “biên cương của Tổ quốc”.

Ngày 5-3-1979, Chủ tịch nước công bố Lệnh tổng động viên trong cả nước để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cùng ngày 5-3, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 83-CP quy định mọi công dân (nam từ 18 đến 45 tuổi, nữ từ 18 đến 35 tuổi) có đủ điều kiện đều gia nhập dân quân du kích tự vệ; thực hiện chế độ làm việc và luyện tập quân sự, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Vào sáng 5-3, trên chương trình phát thanh 90 phút thường ngày của Đài tiếng nói Việt Nam phát bản tin đặc biệt kêu gọi: “Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý! Quân thù đang giày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm. Hòa bình và ổn định ở Đông Nam châu Á đang bị đe dọa. Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ… Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc”.

Ngay sau lời kêu gọi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bất thường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Trường Chinh. Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra quyết định tổng động viên trong cả nước. Mọi công dân trong lứa tuổi do luật định đều phải gia nhập lực lượng vũ trang theo kế hoạch của Hội đồng Chính phủ; huy động mọi nhân lực, vật lực, tài lực cần thiết để đảm bảo nhu cầu của cuộc kháng chiến cứu nước.

Cùng ngày, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký sắc lệnh 29 – LCT ra lệnh tổng động viên trong cả nước. Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định về việc thực hiện quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân. Trong đó, yêu cầu nam từ 18 đến 45 tuổi, nữ từ 18 đến 35 tuổi có đủ điều kiện, đều gia nhập hàng ngũ du kích và tự vệ. Ngoài ra, ai tự nguyện đều được đưa vào tổ chức vũ trang quần chúng. Khi xảy ra chiến sự ở địa phương, trừ những người được phép sơ tán đi nơi khác, còn tất cả mọi người phải ở lại làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Đáp lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước, cả nước hết lòng, hết sức chi viện cho tiền tuyến.

Trải qua những ngày đầu của cuộc chiến, lực lượng vũ trang Quân khu 1, Quân khu 2 và nhân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã đánh trả quyết liệt các đợt tiến công của quân Trung Quốc. Ta đã bẻ gãy nhiều mũi tiến công, tiêu diệt nhiều sinh lực và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, làm chậm ý đồ đánh nhanh, chiếm nhanh các mục tiêu theo kế hoạch ban đầu, buộc quân Trung Quốc phải đưa lực lượng dự bị chiến lược vào hỗ trợ, cứu nguy cho lực lượng bị bao vây, cô lập ở Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai…

Quá trình diễn ra cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu đã lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy quân và dân ta phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân địa phương, sử dụng lực lượng vũ trang các Quân khu 1, Quân khu 2 trực tiếp chiến đấu và điều động một bộ phận lực lượng của các Quân khu, tỉnh phía sau lên tăng cường sức mạnh chiến đấu.

Ngày 4-3-1979, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi quân và dân cả nước, trong đó nêu rõ: “Đồng bào và chiến sĩ cả nước hãy phát huy khí thế cách mạng, hăng hái thi đua lao động sản xuất với kỷ luật chặt chẽ và năng suất cao, chi viện nhiều nhất cho tiền tuyến, hăng hái luyện tập quân sự, nâng cao cảnh giác”, quyết tâm giữ vững “biên cương của Tổ quốc”. Ngày 5-3-1979, Chủ tịch nước công bố Lệnh tổng động viên trong cả nước để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Cùng ngày 5-3, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 83-CP quy định mọi công dân (nam từ 18 đến 45 tuổi, nữ từ 18 đến 35 tuổi) có đủ điều kiện đều gia nhập dân quân du kích tự vệ; thực hiện chế độ làm việc và luyện tập quân sự, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Vào sáng 5-3, trên chương trình phát thanh 90 phút thường ngày của Đài tiếng nói Việt Nam phát bản tin đặc biệt kêu gọi: “Hỡi đồng bào và chiến sĩ yêu quý! Quân thù đang giày xéo non sông, đất nước ta. Độc lập, tự do, chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta đang bị xâm phạm. Hòa bình và ổn định ở Đông Nam châu Á đang bị đe dọa. Dân tộc Việt Nam ta phải ra sức chiến đấu để tự vệ… Toàn thể đồng bào các dân tộc anh em trong cả nước, các tôn giáo, các đảng phái, già, trẻ, gái, trai hãy phát huy truyền thống Diên Hồng, triệu người như một, nhất tề đứng lên bảo vệ Tổ quốc”.

Ngay sau lời kêu gọi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên bất thường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Trường Chinh. Theo đề nghị của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra quyết định tổng động viên trong cả nước. Mọi công dân trong lứa tuổi do luật định đều phải gia nhập lực lượng vũ trang theo kế hoạch của Hội đồng Chính phủ; huy động mọi nhân lực, vật lực, tài lực cần thiết để đảm bảo nhu cầu của cuộc kháng chiến cứu nước. Cùng ngày, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký sắc lệnh 29 – LCT ra lệnh tổng động viên trong cả nước.

Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định về việc thực hiện quân sự hóa toàn dân, vũ trang toàn dân. Trong đó, yêu cầu nam từ 18 đến 45 tuổi, nữ từ 18 đến 35 tuổi có đủ điều kiện, đều gia nhập hàng ngũ du kích và tự vệ. Ngoài ra, ai tự nguyện đều được đưa vào tổ chức vũ trang quần chúng. Khi xảy ra chiến sự ở địa phương, trừ những người được phép sơ tán đi nơi khác, còn tất cả mọi người phải ở lại làm nhiệm vụ chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Đáp lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Lệnh tổng động viên của Chủ tịch nước, cả nước hết lòng, hết sức chi viện cho tiền tuyến.