Căn cứ Luật Xây Dựng năm 2014; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây viết là Nghị định 46/2015/NĐ-CP) và Thông tư số 26/2016/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (gọi tắt là thông tư số 26/2016/TT-BXD), quy định:

1. Công trình có một chủ sở hữu:

a) Công trình thuộc sở hữu nhà nước thì tổ chức, cá nhân được nhà nước giao quản lý, khai thác công trình có trách nhiệm bảo trì công trình;

b) Công trình thuộc sở hữu khác, chủ sở hữu công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.

Riêng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, chủ đầu tư công trình có trách nhiệm bảo trì công trình cho đến khi bàn giao cho nhà nước quản lý;

c) Công trình đầu tư theo hình thức BOT, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm bảo trì công trình trong thời gian khai thác kinh doanh quy định trong hợp đồng dự án.

2. Công trình có nhiều chủ sở hữu:

a) Đối với nhà ở, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và thỏa thuận đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung theo quy định của pháp luật về nhà ở;

b) Đối với công trình còn lại thì chủ sở hữu phần riêng của công trình có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng của mình và đồng thời phải có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình. Việc phân định trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình phải được các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền thỏa thuận cụ thể bằng văn bản hoặc trong hợp đồng mua bán, thuê mua tài sản.

3. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi giao cho tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng công trình phải thỏa thuận với tổ chức, cá nhân này về trách nhiệm bảo trì công trình.

4. Trường hợp công trình đã được đưa vào sử dụng nhưng chưa bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức bảo trì công trình.

5. Đối với công trình chưa xác định chủ sở hữu thì người đang khai thác, sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.

Luật Minh Khuê phân tích chi tiết hơn nữa về vấn đề trên như sau:

 

1. Trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng

- Trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng có một chủ sở hữu:

+ Công trình thuộc sở hữu nhà nước thì tổ chức, cá nhân được nhà nước giao quản lý, khai thác công trình có trách nhiệm bảo trì công trình

+ Công trình thuộc sở hữu khác, chủ sở hữu công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.

Riêng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, chủ đầu tư có trách nhiệm bảo trì công trình cho đến khi bàn giao cho nhà nước quản lý

+ Công trình đầu tư theo hình thức BOT, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm bảo trì công trình trong thời gian khai thác kinh doanh theo quy định trong hợp đồng dự án

- Trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng có nhiều chủ sở hữu

+ Đối với nhà ở, các chủ sở hữu có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và thỏa thuận đóng góp kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung theo quy định của pháp luật về nhà ở

+ Đối với công trình còn lại thì chủ sở hữu phần riêng của công trình có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung theo quy định của pháp luật về nhà ở

+ Đối với công trình còn lại thì chủ sở hữu phần riêng của công trình có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng của mình và đồng thời phải có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của các công trình. Việc phân định trách nhiệm bảo trì phần sở hữu chung của công trình phải được các chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền thỏa thuận cụ thể bằng văn bản hoặc hợp đồng mua bán, thuê tài sản.

Ngoài ra:

+ Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình khi giao cho tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng công trình phải thỏa thuận với tổ chức, cá nhân này về trách nhiệm bảo trì công trình

+ Trường hợp công trình đã được đưa vào sử dụng nhưng chưa bàn giao cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức bảo trì công trình

+ Đối với công trình chưa xác định chủ sở hữu thì người đang khai thác, sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình

 

2. Việc bảo trì công trình xây dựng phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 126 Luật Xây dựng năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 47 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020 quy định về bảo trì công trình xây dựng như sau:

Bảo trì công trình xây dựng:

- Yêu cầu về bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:

+ Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng phải được bảo trì

+ Quy định bảo trì được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa công trình, hạng mục công trình xây dựng vào sử dụng; phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt công trình

+ Việc bảo trì phải đảm bảo an toàn đối với con người, tài sản và công trình

Theo đó, bảo trì công trình xây dựng yêu cầu:

- Công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng phải được bảo trì

- Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đưa công trình xây dựng vào sử dụng. Đồng thời, phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình được xây dựng

- Việc bảo trì phải đảm bảo an toàn đối với con người, tài sản và công trình.

 

3. Trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng thuộc về chủ đầu tư hay chủ sở hữu công trình?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 126 Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm d khoản 47 Điều 1 Luật xây dựng sửa đổi năm 2020 quy định về bảo trì công trình xây dựng như sau:

Bảo trì công trình xây dựng:

- Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng, máy, thiết bị công trình

- Việc bảo trì công trình xây dựng, thiết bị công trình phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy trình bảo trì được phê duyệt

- Công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, công trình ảnh hưởng đến an toàn, lợi ích cộng đồng phải được tổ chức đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình vận hành và sử dụng

- Chính phủ quy định chi tiết về bảo trì, đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng trong quá trình sử dụng và trách nhiệm công bố công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng

Theo đó, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng

Việc bảo trì công trình xây dựng phải được thực hiện theo kế hoạch bảo trì và quy trình bảo trì được phê duyệt.

 

4. Chủ sở hữu công trình lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng phải có những nội dung chính nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về kế hoạch bảo trì công trình xây dựng như sau:

Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng:

- Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình

- Nội dung chính của kế hoạch bảo trì công trình xây dựng bao gồm:

+ Tên công việc thực hiện

+ Thời gian thực hiện

+ Phương thức thực hiện

+ Chi phí thực hiện

- Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng

Theo đó, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hàng năm trên cơ sở quy trình bảo trì được phê duyệt và hiện trạng công trình.

Nội dung chính của kế hoạch bảo trì công trình xây dựng gồm:

- Tên công việc thực hiện

- Thời gian thực hiện

- Phương thức thực hiện

- Chi phí thực hiện

Kế hoạch bảo trì có thể được sửa đổi, bổ sung trong quá trình thực hiện. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình quyết định việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch bảo trì công trình xây dựng.

Nếu có bất kỳ vướng mắc nào xin vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của Công ty Luật Minh Khuê qua số điện thoại 1900.6162 để được hỗ trợ giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!