Mục lục bài viết
- 1. Công trình xây dựng là gì?
- 2. Bảo trì công trình xây dựng là gì?
- 3. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng?
- 4. Trường hợp nào không cần lập quy trình bảo trì công trình xây dựng?
- 5. Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng gồm tài liệu nào?
- 6. Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm tài liệu nào ?
- 7. Các yêu cầu của việc bảo trì công trình xây dựng?
- 8. Chi phí bảo trì công trình xây dựng
1. Công trình xây dựng là gì?
Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
2. Bảo trì công trình xây dựng là gì?
Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng, bảo trì xây dựng được định nghĩa:
"13. Bảo trì công trình xây dựng là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình xây dựng theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình xây dựng có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình."
Việc bảo trì công trình xây dưng được quy định cụ thể tại Điều 126 Luật xây dựng năm 2014 sửa đổi, bổ sung năm 2020:
- Về yêu cầu bảo trì công trình xây dựng được quy định như sau:
+ Công trình, hạng mục công trình xây dựng khi đưa vào khai thác, sử dụng phải được bảo trì;
+ Quy trình bảo trì phải được chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt trước khi đứ hạng mục công trình vào sử dụng; phải phù hợp với mục đích sử dụng, loại và cấp công trình xây dựng, hạng mục công trình, thiết bị được xây dựng và lắp đặt vào công trình;
+ Việc bảo trì công trình phải bảo đảm an toàn con người, tài sản, công trình.
- Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng, máy, thiết bị công trình.
- Việc bảo trì công trình xây dựng, thiết bị công trình phải được thực hiện theo kế hoặc bảo trì và quy trình bảo trì được phê duyệt.
- Công trình có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật, công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích công đồng phải được đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành, sử dụng.
3. Lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng?
Theo căn cứ tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chất lương và bảo trì công trình xây dựng như sau:
Trách nhiệm lập và phê quy trình bảo trì công trình xây dựng:
a) Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình lập và bàn giao cho chủ đầu tư quy trình bảo trì công trình xây dựng, bộ phận công trình cùng với hồ sơ thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở; cập nhật quy trình bảo trì cho phù hợp với các nội dung thay đổi thiết kế trong quá trình thi công xây dựng (nếu có) trước khi nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng được đưa vào sử dụng;
b) Nhà thầu cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình lập và bàn giao cho chủ Đầu tư quy trình bảo trì đối với thiết bị do mình cung cấp trước khi lắp đặt vào công trình;
c) Trường hợp nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị không lập được quy trình bảo trì, chủ Đầu tư có thể thuê đơn vị tư vấn khác có đủ điều kiện năng lực để lập quy trình bảo trì cho các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này và có trách nhiệm chi trả chi phí tư vấn;
d) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 126 Luật Xây dựng năm 2014 số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 47 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung năm 2020 số 62/2020/QH14. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể thuê đơn vị tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập làm cơ sở cho việc phê duyệt.
đ) Đối với các công trình xây dựng đã đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình tổ chức lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dựng, có thể tổ chức kiểm định chất lượng công trình xây dựng làm cơ sở để lạp quy trình bảo trì công trình xây dựng nếu cần thiết. Trong quy trình bảo trì phải xác định rõ thời gian sử dụng còn lại của công trình, các bộ phận, hạng mục công trình, thiết bị lắp đặt vào công trình.
4. Trường hợp nào không cần lập quy trình bảo trì công trình xây dựng?
a) Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình cấp III trở xuống, nhà ở riêng lẻ và công trình tạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng của các công trình này vẫn phải thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo các quy định về bảo trì công trình xây dựng của Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
b) trường hợp có tiêu chuẩn về bảo trì hoặc có quy trình của công trình tương tự phù hợp thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể.
5. Hồ sơ bảo trì công trình xây dựng gồm tài liệu nào?
Tại khoản 8 Điều 34 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về quản lý chất lượng công việc bảo trì công trình xây dưng có quy định hồ sơ bảo trì công trình xây dựng như sau:
- Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng trừ khoản 7 Điều 34 Nghị định 06/2021/NĐ-CP này;
- Kế hoạch bảo trì;
- Kết quả kiểm tra công trình thường xuyên và định kỳ;
- Kết quả bảo dưỡng, sửa chữa công trình;
- Kết quả quan trắc, kết quả kiểm định chất lượng công trình (nếu có);
- Kết quả đánh giá an toàn chịu lực và vận hành công trình trong quá trình khai thách, sử dụng (nếu có);
- Các tài liệu khác liên quan.
6. Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm tài liệu nào ?
Tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm:
a) Các tài liệu phục vụ công tác bảo trì bao gồm quy trình bảo trì xây dựng, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết phục vụ cho bảo trì công trình xây dựng;
b) Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao các tài liệu phục vụ bảo trì công trình xây dụng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình trước khi bàn giao công trình đưa vào khai thác, sử dụng.
7. Các yêu cầu của việc bảo trì công trình xây dựng?
Bảo trì công trình xây dựng cần phải tuân theo nhưng yêu cầu sau:
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bảo trì công trình xây dựng do mình thi công. Nhà thầu cung ứng thiết bị công trình, thiết bị công nghệ có trách nhiệm bảo hành thiết bị do mình cung cấp.
- Nội dung bảo trì công trình xây dựng là bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, kiểm khuyết do lỗi nhà thầu gây ra.
- Thời gian bảo trì công trình, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ được xác định theo loại, cấp công trình xây dựng và quy định của nhà sản xuất hoặc hợp đồng cung cấp thiết bị.
- Nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung úng thiết bị chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư về phần công việc do mình thực hiện.
- Thời gian bảo trì đối với hạnh mục công trình, công trình xây dựng mới hoặc cải tại, nâng cấp được tính từ khi nghiệm thu khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng hoặc khi chủ đầu tư được quyết định tổ chức nghiệm thu từng phần công trình hoặc nghiệm thu có điều kiện để đưa công trình vào sử dụng trong trường hợp còn một số tồn tại về chất lượng nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng chịu lực, tuổi thọ, công năng của công trình và bảo đảm công trình, đủ điều kiện khai thách án toàn và được quy định như sau:
- Không ít hơn 24 tháng đối với công trình, hạng mục công trình cấp đặc biệt và cấp I;
- Không ít hơn 12 tháng đối với các công trình, hạng mục công trình cấp còn lại;
- Riêng đối với nhà ở, thời gian bảo trì, bảo hành theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức tiền bảo trì tối thiểu được quy định như sau:
- 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng cấp đặc biệt và cấp I;
- 5% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dụng cấp còn lại;
- Mức tiền bảo trì đối với công trình sử dụng vốn đầu tư khác có thể thảm khảo các mức tối thiểu nêu tại điểm a và điểm b mục này để áp dụng.
Ngoài ra bảo trì công trình xây dưng còn phái đáp ứng được các yêu câu mà Điều 126 Luật Xây dựng năm 2014 sửa đổi và bổ sung năm 2020 quy định.
8. Chi phí bảo trì công trình xây dựng
Theo quy định tại Điều 35 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về chi phí bảo trì công trình xây dựng như sau:
Chi phí bảo trì công trình xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết được xác định theo yêu cầu các công việc cần phải thực hiện phù hợp với quy trình bào trì và kế hoạch bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt. Chi phí bảo trì có thể gồm một, một số hoặc toàn bộ các nội dung chi phí trong thực hiện bảo trì công trình xây dựng theo yêu cầu của quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt.
Căn cứ hình thức sở hữu và quản lý sử dụng công trình thì chi phí cho công tác bảo trì được hình thành từ một nguồn vốn hoặc kết hợp một số các nguồn vốn sau: vốn nhà nước ngoài đầu tư công, vốn ngân sách nhà nước chi thường xuyên, nguồn thu từ việc khai thác, sử dụng công trình xây dựng; nguồn đóng góp và huy động của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Như vậy chi phí bảo trì công trình xây dựng bao gồm các chi phí sau;
- Chi phí thực hiện các công việc bảo trì định kỳ hàng năm gồm chi phí: Lập kế hoạch và dự toán bảo trì công trình xây dựng hàng năm; chi phí kiểm tra công trình thường xuyên, định kỳ, chi phí bảo dưỡng theo kế hoạch bảo trì hàng năm của công trình; chi phí xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu về bảo trì công trình xây dựng; chi phí lập và quản lý hồ sơ bảo trì công trình xây dựng.
- Chi phí sửa chữa công trình (định kỳ và đột xuất) gồm chi phí sửa chữa phần xây dựng công trình và chi phí sửa chữa phần thiết bị công trình theo quy trình bảo trì công trình xây dựng được phê duyệt, và trường hợp cần bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác sử dụng công trình đúng công năng và đảm bảo an toàn.
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm các chi phí: Lập, thẩm tra (trường hợp chưa có quy định bảo trì) hoặc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng; kiểm định chất lượng công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có), quan trắc công trình phục vụ công tác bảo trì (nếu có); đánh giá định kỳ về an toàn của công trình trong quá trình vận hành và sử dụng (nếu có); khảo sát phục vụ thiết kế sửa chữa; lập, thẩm tra thiết kế sửa chữa và dự toán chi phí bảo trì công trình; lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công sửa chữa công trình xây dựng, giám sát sửa chữa phần thiết bị công trình; thực hiện các công việc tư vấn khác;
- Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết khác để thực hiện quá trình bảo trì công trình xây dựng như: kiểm toán, thẩm tra phê duyệt quyết toán; bảo hiểm công trình; phí thẩm định và các chi phí liên quan khác;
- Chi phí quản lý bảo trì của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình.
Trên đây là bài viết về trách nhiệm lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình xây dưng của công ty Luật Minh Khuê. Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực xây dựng, đất đai, nhà ở - Quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay: Luật sư tư vấn pháp luật đất đai, tư vấn luật xây dựng trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162, Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc.