Thuế là một trong những khoản thu ngân sách quan trọng nhất của nhà nước. Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người dân và các tổ chức xã hội khác khi có đủ điều kiện theo luật định. Theo quy định của Luật quản lý thuế nếu tổ chức, cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm thì phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.

 

1. Cá nhân có thu nhập từ google, facebook có phải nộp thuế?

1.1 Khái quát về thuế và thuế thu nhập cá nhân

Thuế là một trong những khoản thu ngân sách quan trọng nhất của nhà nước. Nộp thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người dân và các tổ chức xã hội khác. Thuế là khản thu không hoàn trả trực tiếp của Ngân sách Nhà nước. Hệ thống thuế hiện nay bao gồm nhiều sắc thuế khác nhau, lập lên nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Thuế là một khoản thu bắt buộc dưới hình thái giá trị, mang tính cưỡng chế mà tổ chức, hộ gia đình cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có đủ điều kiện theo luật đình. Tính bắt buộc đó thể hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản của người nộp thuế cho Nhà nước không có sự thỏa thuận. Như vậy, bản chất của thuế là sự cưỡng chế một phần thu nhập của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước bằng pháp luật nó phản ánh mối quan hệ phân phối của cải giữa Nhà nước với người nộp thuế.

Thuế thu nhâp cá nhân là một sắc thuế trực thu có vai trò hết sức quan trọng. Nó đã ra đời tương đối sớm ở các quốc gia trên Thế giới. Sự phát triển của nó đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế và ngày càng khẳng định được vai trò, chức năng là một nguồn thu quan trọng trong ngân sách Nhà nước và là công cụ góp phần đảm bảo công bằng xã hội một cách đắc lực. Thuế thu nhập cá nhân phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước.Thuế xuất hiện khi trong xã hội xuất hiện sản phẩm thặng dư cùng với sự phân chia giai cấp. Thuế là một khoản thu của nhà nước đối với các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, thuế là khoản thu cs tính bắt buộc và không hoàn trả trực tiếp theo luật định. Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận của các cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định thường một năm, từng tháng hoặc từng lần, không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập.

 

1.2 Thuế thu nhập cá nhân từ google, facebook?

Nền tảng facebook, goole, Youtube là nền tảng nối kết các thành viên có cùng sở thích, hoặc quen biết nhau ở bên ngoài, những bạn bè, những ngừi dùng không phân biệt không gian và thời gian có thể kết nối được với nhau. Song song đó là xu hướng hình thành những cộng đồng trực tuyến gắn với những nhóm nghề nghiệp và lợi ích đặc thù. Các nền tảng, mạng xã hội cho phép cá nhân chủ động tạo dựng profile, quảng cao sản phẩm và bán hàng, nên cùng với đó là việc các cá nhân đã dùng facebook, google, Youtube để hoạt động kinh doanh nhằm kiếm lời.Theo quy định của Luật quản lý thuế nếu tổ chức, cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/ năm thì phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Với mức thuế là 7% trên thu nhập, gồm 5% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế thu nhập cá nhân.

 

2. Kê khai nộp thuế từ google, facebook như thế nào?

Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/06/2021 hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá nhân kinh doanh thì có mở rộng cơ sở thuế đối với một số lĩnh vực kinh doanh của cá nhân chưa có quy định để điều chỉnh thu thuế phù hợp. Các đối tượng là cá nhân chuyển nhượng trên miền internet quốc gia ".vn" và cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nhưng khong o lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ thực hiện nộp thuế theo từng lần phát sinh. Cơ quan thuế cho hay việc kê khai phát sinh, nhằm tạo diều kiệ thuận lợi cho cá nhân trong việc kê khai, nộp thuế.

+ Về địa điểm kê khai nôp thuế: các cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số thì nộp hồ sơ khai thuế tại chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân cứ trú (thương trú hoặc tạm trú)

+ Những tổ chức là đối tác tại Việt Nam của các nhà cung cấp cấp nền tảng số ở nươc ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam (có thỏa thuận thực hiện chi trả thu nhập cho cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin sng qua tổ chức đối tác tại Việt Nam) thì phải khai nộp thay cho cá nhân trên toàn bộ doanh thu hợp tác kinh doanh

+ Doanh thu để tính thuế trong trường hợp này là số tiền cá nhân trực tiếp thu từ Youtube, facbook, google hoặc số tiền nhận từ dói tác là các nhà mạng da kênh là đối tác của các mạng xã hội Youtube, facebook, google ở Việt Nam và dồng thời không được trừ chi phí trước khi tính thuế do không phải là doanh nghiệp.

+ Mặt khác, trong trường hợp cá nhân có thu nhập từ các sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số mà các nhà cung cấp nền tảng số ở nươc ngoài thực hiện chi trả thông qua các dối tác tại Việt Nam thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm tổ chức đối tác tai Việt Nam thực hiện chi trả từ các nền tảng Youtube, facebook, Google này. Tại đây, mức thuế phải nộp lúc này là 7%, tức là thuế giá trị gia tăng là 5% và thu nhập cá nhân là 2%

 

3. Khi nào thì bị truy thu thuế từ google, facebook?

Như đã phân tích ở trên thì cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì phải kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng, tổng là 7%, như vậy, nghĩa vụ là phải nộp thuế cho cơ quan Nhà nước, tuy nhiên có những trường hợp cá nhân không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ về các khoản thu nhập này dẫn đến việc chưa nộp thuế thì sẽ bị truy thu. Đồng thời Bộ tài chính còn có thông tư liên tịch gửi ngân hàng nhà nước, cụ thể tại Thông tư số 102/2010/TTLT-BTC-NHNN ngày 14 tháng 7 năm 2010 thông tư lên tịch hướng dẫn về việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan quản lý thuế và các tổ chưc tín dụng, nhằm xiết chặt hơn quản lý chặt hơn vấn đề quản lý về thu nhập của các cá nhân, mặt khác các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện việc cung cấp các tài liệu để xác định nghĩa vụ thuế đối với người nộp thuế.

 

4. Ngoài tiền truy thu thuế thì có bị phạt không?

4.1 Xử lý vi phạm hành chính

+ Trường hợp không kê khai, đóng thuế theo quy định thì bên cạnh việc xử phạt vi phạm hành chính thì tùy từng hành vi vi phạm sẽ xem xét xử lý trách nhiệm hình sự nếu có. 

+ Tiền chậm nộp : Mức tính tiền chậm nộp bằng 0.03%/ ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp ; Số tiền phạt chậm nộp = số tiền thuế chậm nọp x 0.03% x số ngày chậm nộp

+ Thời gian tính tiền chậm nôp: tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ thuế, tiền thu hồi hoàn thuế, tiền thuế tăng thêm, tiền thuế ấn định, tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước.

 

4.2 Khởi tố vụ án hình sự

Tội trốn thuế áp dụng đối với cả cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội khi có hành vi để trốn thuế.

+ Về chủ thể: chủ thể của tội trốn thuế là cá nhân đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sư và đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, hoăc là pháp nhân thương mại.

+ Mặt khách thể: là xâm hại chính sách thuể và lợi ích của Nhà nước. Đối tượng tác động của tội trốn thuế là tiền thuế mà người phạm tội có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo luật định. Thuế bao gồm các loại thuế phải nộp với tính chất là một nghĩa vụ bắt buộc.

+ Mặt khách quan: Trong mặt khách quan của tội phạm thì hành vi khách quan là dấu hiệu được phản ánh trong tất cả cấu thành tội phạm cư bản, còn nội dung biểu hiện khác có thể dược phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng. Hành vi khách quan của tội trốn thuế là không thực hiện nghĩa vụ thuế dúng theo quy định, để trốn thuế người nộp thuế dùng các thủ đoạn gian dối khác nhau nhằm mục đích không phải đóng thuế hoặc đóng thuế ít hơn mức thuế phải nộp như : không kê khai, ke khai gian dối, sử dụng há đơn chwusng từ không hợp pháp, làm sai lệch hồ sơ sổ sách kê khai... hậu quả của hành vi troodn thuế làm thất thu nhân sách nhà nước. Hành vi trốn thuế được mô tả chi tiết tại Khoản 1 điều 200 bộ luật hình sự.

Trong tội trốn thuế, hành vi phạm tội cũng được thể hiện dưới hai hình thức hành đọng phạm tôi (vi dụ:sử dụng hóa dơn chứng từ khong hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào, làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn giảm hoặc tăng sô tiền thuế dược khấu trừ, được hoàn) và không hành động phạm tội (ví dụ không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp).

Để trốn được thuế người phạm tội thường sử dụng nhiều thủ doạn khác nhau để thực hiện hành vi trốn thuế, có thể là không kê khai thuế, sử dụng hóa đơn không hợp pháp, ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá trị thực nhận, hạch toán kế toán sai quy định...

Hành vi trốn thuế chỉ được coi là tội phạm khi nó phải thỏa mãn các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành cơ bản của tội trốn thuế, ngoài việc mô tả liệt kê chi tiết các hành vi khách quan của tội phạm , trong cấu thành cơ bản còn quy định những dấu hiệu bắt buộc khác mang tính định lượng như số tiền trốn thuế phải từ 100 triệu đồng trở lên, nếu số tiền trốn thuế dưới 100 triệu đồng thì cần phải kèm theo một số dấu hiệu khác, như đã bị xử phạt vi pham hành chính về hành vi trốn thuế mà còn vi hạm hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một số tội quy định trong bộ luật hình sự chưa được xóa án tịch mà còn vi phạm. 

+ Hậu quả của tội trốn thuế là các thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất và có thể chia ra: hậu quả trực tiếp của tội trốn thuế là làm thiệt hại ngân sách nhà nước, có nghĩa là nhà nước không thu được đủ số tiền thuế mà lẽ ra phải thu. Hậu quả gián tiếp của tội trốn thuế là làm ảnh hưởng đến việc đầu tư phát triển kinh tế xã hội, giáo dục, y tế...., và các lợi ích công cộng khác, nó còn gây ra bất bình đẳng về nghĩa vụ thuế, làm sai lệch các quan hệ kinh tế, làm chậm quá trình đổi mới phát triển của đất nước.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc chưa rõ hoặc cần hõ trợ pháp lý khác bạn vui lfng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng dài điện thoại, gọi ngay tới số:1900.6162 để được giải đáp