Mục lục bài viết
1. Thuế giá trị gia tăng là gì
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
(Thuế gián thu người nộp thuế không là người chịu thuế.)
Ðây là một loại thuế đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế gía trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.
2. Vai trò của thuế giá trị gia tăng
Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Cụ thể hiện như sau:
Vai trò tạo nguồn thu cho Ngân sách
– Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.
– Thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ nên không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ cuả các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.
Vai trò bảo hộ hàng hóa xuất khẩu trong cạnh tranh về giá
– Ðối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế giá trị gia tăng mà còn được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.
– Thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.
Vai trò chống thất thu về thuế
– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao. Việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng được thực hiện căn cứ trên hoá đơn mua vào đã thúc đẩy người mua phải đòi hỏi người bán xuất hoá đơn, ghi doanh thu đúng với hoạt động mua bán; khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế. ở khâu bán lẻ thường xảy ra trốn lậu thuế. Người tiêu dùng không cần đòi hỏi hoá đơn, vì đối với họ không còn xảy ra việc khấu trừ thuế. Tuy vậy, ở khâu bán lẻ cuối cùng, giá trị tăng thêm thường không lớn, số thuế thu ở khâu này không nhiều.
– Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cuả người nộp thuế. Thông thường, trong chế độ kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, cơ quan thuế tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tính thuế, kê khai và nộp thuế. Từ đó, tạo tâm lý và cơ sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp thương, thoả thuận về mức doanh thu, mức thuế với cơ quan thuế.
Việc kiểm tra thuế giá trị gia tăng cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc người mua, người bán phải nộp và lưu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ nên việc thu thuế tương đối sát với hoạt động kinh doanh từ đó tập trung được nguồn thu thuế giá trị gia tăng vào ngân sách nhà nước ngay từ khâu sản xuất và thu thuế ở khâu sau còn kiểm tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế thất thu về thuế.
Vai trò thúc đẩy minh bạch công tác hạch toán kế toán
– Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ; việc tính tuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ.
Nhìn chung trong các loại thuế gián thu, thuế giá trị gia tăng được coi là phương pháp thu tiên bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn cuả chính sách thuế, như tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đơn giản, trung lập…Tuy nhiên, trong thời gian đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc và Nhà nước ta đã từng bước tháo gỡ những khó khăn đó trong quá trình thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng.
3. Đối tượng chịu thuế GTGT
Đôi tượng chịu thuê chỉ rõ thuế đánh vào cái gì (hàng hóa, thu nhập hay tài sản...). Mỗi một luật thuế có một đôi tượng chịu thuế riêng, chẳng hạn đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hóa và dịch vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước, còn đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có tính chất đặc biệt; đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập từ hoạt động kinh doanh, còn đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là thu nhập của các cá nhân.
4. Đặc điểm cơ bản của thuế VAT
Thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) có những đặc điểm chính như sau:
- Thuế VAT là một loại thuế gián thu: Thuế GTGT được thu vào khâu tiêu thụ của hàng hóa, dịch vụ. Đối tượng nộp thuế VAT là người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Đối tượng chịu VAT là người tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ cuối cùng;
- Thuế VAT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lặp: Thuế VAT nhắm vào tất cả các giai đoạn luân chuyển hàng hóa, dịch vụ đến tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên chỉ tính trên GTGT của mỗi giai đoạn luân chuyển của hàng hóa, dịch vụ;
- Thuế VAT là sắc thuế có tính lũy thoái so với thu nhập: Thuế VAT được tính trên giá bán của hàng hóa, dịch vụ mà người đóng thuế (người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ). Vì thế, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì tỷ lệ thuế VAT phải trả trong giá mua so với thu nhập của họ sẽ giảm đi;
- Thuế VAT được đánh theo nguyên tắc điểm đến: Thuế VAT căn cứ vào thân phận cư trú của người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ mà không dựa vào nguồn gốc tạo ra hàng hóa, dịch vụ. Quyền đánh thuế VAT thuộc về quốc gia – nơi mà hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ được sản xuất ra;
- Thuế VAT có phạm vi điều tiết rộng: Thuế VAT đánh vào hầu hết các hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người. Số lượng hàng hóa, dịch vụ thuộc diện miễn thuế VAT theo thông lệ quốc tế thường rất ít;
5. Quan điểm áp dụng thu thuế GTGT đối với dịch vụ thư tín dụng
Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) ban hành Công văn số 1606/TCT-DNL về thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ thư tín dụng (L/C) của các tổ chức tín dụng. Ngay sau khi công văn này được ban hành, Hiệp hội Ngân hàng gửi văn bản đến Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước phản ánh và cho rằng yêu cầu này của cơ quan thuế là không hợp lý. Vậy có bắt buộc thu thuế đối với dịch vụ thư tín dụng hay không?
5.1. Thư tín dụng là gì?
Thư tín dụng (L/C) là thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, viết ra nhằm cam kết trả cho người thứ ba hoặc bất cứ người nào theo lệnh của người thứ ba một số tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định. Với điều kiện người này xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong L/C.
Bảo lãnh thanh toán là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, các dịch vụ tài chính ngân hàng bao gồm cho vay, chiết khấu, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, cho thuê tài chính thì không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Do đó, để xác định tính hợp lý của việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động thư tín dụng thì cần phải xác định liệu hoạt động này có thuộc đối tượng miễn thuế giá trị tăng hay không.
5.2. Quan điểm của Cơ quan thuế
Công văn số 1606/TCT-DNL của Tổng cục thuế cho rằng thư tín dụng (L/C) là hình thức cung ứng dịch vụ thanh toán, do vậy sẽ không thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng đã nêu trên. Tổng cục thuế cũng yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, hướng dẫn các tổ chức tín dụng trên địa bàn quản lý có phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ L/C thì thực hiện kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo đúng quy định.
Theo đó, cơ quan thuế cho rằng L/C là hình thức thanh toán qua tài khoản, hoạt động dịch vụ chứ không phải hình thức tín dụng. Do đó L/C không thuộc đối tượng không chịu thuế và yêu cầu rà soát và tính thuế giá trị gia tăng.
Cơ quan Thuế cho rằng theo quy định của Khoản 15 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng hiện nay thì Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
Cũng căn cứ theo Luật Các tổ chức tín dụng, nếu là hoạt động bảo lãnh hay cho vay thì chắc chắn không phải nộp thuế giá trị gia tăng, nhưng nếu là dịch vụ thì phải thực hiện khai và nộp thuế theo luật định. Vấn đề cung ứng dịch vụ thanh toán L/C được quy định rất rõ tại khoản 15, Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp này, cơ quan thuế không thể quyết định có thu thuế hay không thu thuế, mà chỉ thực hiện theo quy định của pháp luật.
5.3. Quan điểm của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam
Trong khi đó, hiệp hội ngân hàng Việt Nam cho rằng đối với nghiệp vụ thư tín dụng chứng từ và thông lệ quốc tế, L/C về bản chất là bảo lãnh thanh toán. Như vậy, khi một ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán thì được coi là hình thức cấp tín dụng. thuế GTGT đối với dịch vụ thư tín dụng
Theo khoản 14 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định: Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Ngoài việc áp dụng thu thuế giá trị gia tăng là không đúng bản chất của thư tín dụng. Nếu tiến hành truy thu thuế giá trị gia tăng đối với các khoản thu liên quan đến thư tín dụng phát sinh từ đầu năm 2011 đến nay sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, việc nộp bổ sung thuế giá trị gia tăng dịch vụ thư tín dụng đã phát sinh thì phải thu lại từ khách hàng, phát sinh một loạt chi phí xã hội do phải điều chỉnh hóa đơn, số liệu về kê khai, nộp thuế, khấu trừ thuế. thuế GTGT đối với dịch vụ thư tín dụng
Do đó, hiệp hội ngân hàng Việt Nam kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Thuế hướng dẫn các Cục Thuế địa phương không áp dụng thuế giá trị gia tăng đối với nghiệp vụ phát hành thư tín dụng và các khoản phí có liên quan đến quy trình cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.