Mục lục bài viết
1. Đoàn kết là gì?
Đoàn kết là một giá trị văn hóa truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hình thành và phát triển trong lịch sử đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước. Đoàn kết, yêu nước nồng nàn, cần cù, vượt khó, sáng tạo trong lao động và sống thích ứng là những giá trị văn hóa truyền thống bền vững của dân tộc Việt Nam. Trong quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước từ xưa cho đến nay đã hình thành một cộng đồng dân tộc Việt Nam gắn bó keo sơn. Từ lòng yêu nước nồng nàn, sự đoàn kết muôn người như một đã tạo nên sức mạnh vô địch, giúp dân tộc ta đánh thắng các cuộc xâm lược của những đội quân hùng mạnh nhất, giữ gìn độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Vậy đoàn kết là gì? Theo từ điển tiếng Việt, đoàn kết được định nghĩa là kết thành một khối thống nhất, cùng hoạt động vì một mục đích chung.
Đoàn kết là một truyền thống cội nguồn tốt đẹp của nhân dân ta từ bao đời nay. Tinh thần ấy biểu lộ qua sự tương hỗ, giúp sức lẫn nhau bằng những hành vi đơn cử. Nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn vất vả. Đoàn kết được bộc lộ trong đại chiến chống giặc xâm lược. Toàn thể dân tộc bản địa đoàn kết, đồng lòng chống giặc cứu nước. Toàn dân đoàn kết bảo vệ, gìn giữ nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ dân tộc bản địa. Trong đại dịch Covid 19 bùng phát ở nhiều tỉnh thanh của nước ta cũng biểu lộ niềm tin đoàn kết chống dịch của nhân dân ta, nhân dân ta đã đoàn kết cùng nhau một lòng chống dịch, thực thi những chỉ huy từ những cơ quan có thẩm quyền.
Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết con người tạo nên sức mạnh vượt trội. Thực tế đã chứng minh nơi nào có sự đoàn kết, nơi đó có chiến thắng. Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn. Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết còn là tình yêu thương giữa con người với con người, sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn. Người sống có tinh thần đoàn kết là những người sẵn sàng bỏ bớt cái tôi, sống chan hòa, yêu thương với mọi người, sẵn sàng làm việc, hành động vì mục tiêu chung của tập thể mà không màng đến lợi ích cá nhân, sẵn sàng tham gia vào các công việc tập thể, không ngại ngùng trước những việc khó khăn, luôn nhiệt tình, làm việc bằng cả trái tim.
>> Xem thêm: Từ đồng nghĩa là gì? Phân loại và lấy ví dụ về từ đồng nghĩa?
2. Từ đồng nghĩa là gì?
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Đối với văn viết, từ đồng nghĩa là sự lựa chọn thích hợp để giúp bạn có thể sử dụng ngôn ngữ một cách phong phú hơn, tránh được các lỗi lặp từ, thông qua đó lời văn cũng sẽ sinh động và cụ thể hơn rất nhiều. Thực tế, tùy theo từng ngữ cảnh mà từ đồng nghĩa cũng sẽ biểu hiện nên các mức độ, cảm xúc và trạng thái khác nhau hay các cách thức hành động. Bởi vậy khi muốn thay thế một từ nào đó bằng từ đồng nghĩa với chúng, thì bạn vẫn nên cân nhắc kỹ bởi cho dù chúng có cùng ý nghĩa nhưng có thể cách thể hiện hay biểu đạt lại không thích hợp. Tuy nhiên nếu như sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp chúng sẽ có tác dụng nói giảm, nói tránh, loại trừ cảm giác thô tục hay nặng nề. Từ đồng nghĩa gồm 2 loại là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Trong đó:
Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, có thể thay thế lẫn nhau trong lời nói hoặc văn bản.
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn là những từ tuy cùng nghĩa với nhau nhưng vẫn khác nhau phần nào đó về thái độ, tình cảm hoặc cách thức hành động. Khi sử dụng các từ đồng nghĩa không hoàn toàn, ta cần phải cân nhắc lựa chọn đúng từ sao cho phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng.
3. Từ đồng nghĩa với đoàn kết
Các từ đồng nghĩa với đoàn kết là:
- Liên kết
- Kết đoàn
- Đùm bọc
- Chung sức
- Đồng lòng
- Kết hợp
- Đồng cam cộng khổ
- Đồng tâm hiệp lực
- Bao bọc
- Kết nối
- Liên hiệp
- Tương trợ
- ...
Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo một số từ trái nghĩa với từ đoàn kết như sau:
- Chia rẽ
- Bè phái
- Tan đàn sẻ nghé
- Xung đột
- Mâu thuẫn
- Phân li
- Bất hòa
- Bất đồng
- Phân tán
- ...
>> Xem thêm: Từ đồng nghĩa với hạnh phúc là gì? Đặt câu với từ đồng nghĩa với hạnh phúc
4. Đặt câu với từ đồng nghĩa với đoàn kết
- Các câu có từ đồng nghĩa với đoàn kết là:
- Các cá nhân cần có sự liên kết với nhau thì mới hoàn thành được công việc này.
- Thanh niên Việt Nam nguyện nghe theo lời Bác dạy, chung sức kết đoàn tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Trong lúc khó khăn này, chúng ta phải đùm bọc lẫn nhau.
- Muốn vần được tảng đá lớn này đi, phải ba đến bốn người lớn chung sức với nhau mới làm được.
- Muốn làm nên việc lớn, mọi người phải đồng lòng với nhau mới được, cứ trống đánh xuôi kèn thổi ngược thế này thì phải làm sao.
- Tôi với anh cùng kết hợp làm công việc này đi, để xem có thành công không nào. Tôi không tin ta cứ thất bại mãi thế được.
- Bây giờ, được sống an nhàn sung sướng, ông Lang lại nhớ về người vợ tào khang, đã từng đồng cam cộng khổ với mình những ngày nghèo hèn khi còn trẻ, nhưng lại không may mất sớm.
- Trước vạn ngàn gian nan thử thách, bao lần bị quân xâm lăng giày xéo, nhân dân ta vẫn không hề nao núng, cùng nhau đồng tâm hiệp lực, gắng sức vượt qua.
- Trong những ngày gian khó buổi đầu cách mạng, cán bộ Việt Minh luôn được bà con đồng bào bao bọc, nuôi giấu để nằm vùng, hoạt động trong lòng giặc.
- Tôi đã kết nối với công ty đối tác ở nước ngoài rồi, bây giờ chỉ xem thái độ làm việc của anh ra sao nữa thôi. Anh phải sửa ngay cái tật làm việc theo ý mình đi mới được, không thì làm sao mà nên chuyện.
- Các cơ quan liên hiệp, trong đó có Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đóng vai trò rất lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của những người yếu thế trong xã hội như người già, phụ nữ và trẻ em.
- Cùng phận người nghèo cả, ta phải tương trợ lẫn nhau thôi. Mình chẳng giúp lấy người của mình thì còn giúp ai, còn mong ai giúp mình nữa?
- Đoạn văn có từ đồng nghĩa với từ đoàn kết:
Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần của người dân Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó vẫn được giữ gìn và phát huy Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”,... của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội,... Ngay trong những ngày đầy sóng gió của năm 2020 vừa qua, khi đất nước phải đối mặt với đại dịch Covid - 19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Đó là những điểm phát lương thực thực phẩm miễn phí cho những người khó khăn. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Hình ảnh bác sĩ với những vết hằn đỏ trên mặt vì phải đeo khẩu trang liên tục ngày này qua ngày khác thật sự khiến chúng ta cảm thấy xúc động. Như vậy, thế hệ mai sau có trách nhiệm bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.