Theo nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 Về việc đăng ký giao dịch bảo đảm có nội dung: Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm là bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm. Tại chương II Điều 28 phần Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm gồm các giấy tờ, trong đó có Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người yêu cầu đăng ký.
Tại chương II Điều 19 có nội dung: Kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm được trả cho người yêu cầu đăng ký.
Như vậy cho tôi hỏi: Trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm là Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, gồm những giấy tờ: giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có công chứng, Đơn yêu cầu đăng ký thế chấp, chứng minh thư photo của người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp này người yêu cầu đăng ký thế chấp là ai? - Cán bộ ngân hàng đứng ra là người yêu cầu đăng ký thế chấp và ký giao nhận hồ sơ với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất là đúng hay sai??
Mong sớm nhận được tư vấn từ quý luật sư. Tôi xin cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Dân sự của công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự trực tuyến gọi:1900.6162
Luật sư tư vấn:
1. Căn cứ pháp lý:
Nghị định Số: 102/2017/NĐ-CP thay thế cho nghị định 83/2010/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn:
Điều 19, chương II của Nghị định 83/2010/NĐ-CP của chính phủ có quy định như sau:
Điều 19. Trả kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm
Kết quả đăng ký giao dịch bảo đảm được cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau:1. Trực tiếp tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm;
2. Gửi qua đường bưu điện;
3. Phương thức khác do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận.
Điều này được thay thế tại Điều 17, Nghị định 102/2017/NĐ-Cp với nội dung như sau
Điều 17. Trả kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được cơ quan đăng ký trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau đây:1. Trực tiếp tại cơ quan đăng ký.Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;
Ở đây khái niệm về "người yêu cầu đăng ký bảo đảm" được hiểu theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 83/2010/NĐ-CP như sau
Điều 5. Người yêu cầu đăng ký, nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký
1. Người yêu cầu đăng ký là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm hoặc Tổ trưởng tổ quản lý, thanh lý tài sản của bên nhận bảo đảm là doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản hoặc người được một trong các chủ thể này ủy quyền. Trong trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới cũng có thể là người yêu cầu đăng ký thay đổi đó.
Điều này được thay thế theo quy định Điều 8 Nghị định 102/2017/NĐ-CP tức là
Điều 8. Người yêu cầu đăng ký, nghĩa vụ và trách nhiệm của người yêu cầu đăng ký
1. Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, sửa chữa sai sót, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm, xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm: Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; bên bán tài sản, bên mua tài sản trong trường hợp chuyển nhượng, mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu (sau đây gọi chung là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm); Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc người đại diện hợp pháp của các chủ thể này. Trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới là người yêu cầu đăng ký.
Như vậy người yêu cầu đăng ký bảo đảm bao gồm bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; bên bán tài sản, bên mua tài sản trong trường hợp chueyenr nhượng, mya bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu. Vì vậy cán bộ ngân hàng nếu được Ngân hàng ủy quyền (bên nhận bảo đảm) đứng ra là người yêu cầu Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc đăng ký bảo đảm hoàn toàn phù hợp theo quy định.
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về Tư vấn hồ sơ và thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê