I. Căn cứ pháp lý
II. Nội dung tư vấn
Xin chào công ty luật Minh Khuê - Hiện tại em đang cho người bạn vay một khoản tiền có giấy tờ viết tay(người này chơi bời nợ tiền người ta, em đứng ra trả hộ), nay đã đến thời hạn thanh toán nhưng người khi đòi người ta không trả cứ hẹn hết lần này tới lần khác. Em xin công ty Luật cho em hỏi em muốn đòi số tiền đã cho vay thì phải làm như thế nào, và có thể đòi lại được không?
Nếu bạn có giấy tờ viết tay hoặc có bằng chứng về việc bạn đã cho người đó vay tiền thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án nơi bị đơn cư trú để được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Điều 26 NHững tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
3 TRanh chấp về giao dịch dân sự hợp đồng dân sự.
Xin chào các anh chị trong công ty luật Minh Khuê. Em có 1 vấn đề mong anh chị giúp đỡ ạ. Khi xây dựng một tình huống về giao dịch dân sự có điều kiện ( với điều kiện phát sinh hiệu lực hay hủy bỏ hiệu lực của giao dịch) thì mình nên làm ntn ạ. Và các yếu tố mà điều kiện trong giao dịch phải thỏa mãn là gì? Em mong anh chị giúp đỡ. Em xin cảm ơn!
THeo quy định của BLDS 2005
Điều 125. Giao dịch dân sự có điều kiện
1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
2. Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.
Ví dụ về thỏa thuận hợp đồng mua bán hàng hóa giữa A và B có thỏa thuận hợp đồng này có hiệu lực khi bên mua đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng mà bên mua đã ký trước đó. Như vậy hợp đồng này sẽ có hiệu lực khi bên mua phải thực hiện đầy đủ tất cả các nghĩa vụ trong hợp đồng mà bên mua đã ký trước đó.
Về điều kiện trong giao dịch dân sự được hiểu là các điều kiện không trái quy định của pháp luật,không vi phạm đạo đức xã hội và là các điều kiện phải xảy ra được trong thực tế không thể là các điều kiện không thể xảy ra.
Có trường hơp nào mà ở 2 địa phương khác nhau đều có tập quán để áp dụng trong tranh chấp dân sự không? tình huống cụ thể là gì? nếu có thì sẽ giải quyết như thế nào
Ví dụ như trong hợp đồng mua bán hàng hóa các bên không thỏa thuận về việc giao hàng là trách nhiệm của bên nào và thời điểm thanh toán. Một địa phương quy định về việc người mua phải đến lấy hàng và một địa phương quy định về việc ngừoi bán phải đến nhà người mua để được thanh toán. NHư vậy nếu không có thỏa thuận trong hợp đồng thì áp dụng theo tập quán của các bên. THeo quy định BLDS
Điều 126. Giải thích giao dịch dân sự
1. Trong trường hợp giao dịch dân sự có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:
c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.
Gửi từ điện thoại thông minh Samsung Galaxy của tôi. -------- Tin gốc -------- Từ: hoangchaubinh97 Ngày:14/05/2016 16:52 (GMT 07:00) Đến: lienhe@luatminhkhue.vn Cc: Chủ đề: Chào Luật sư ạ, mình muốn hỏi luật sư một vấn đề liên quan đến lĩnh vực luật Dân sự. Theo khoản 1 điều 125 thì có những mặt tích cực và hạn chế nào? Và luật sư có thể phân tích một tình huống giao dịch ds có điều kiện dựa vào khoản 1 điều 125? Gửi từ điện thoại thông minh Samsung Galaxy của tôi.
THeo quy định tại Điều 125 BlDS 2005
Điều 125. Giao dịch dân sự có điều kiện
1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
Ví dụ bạn thỏa thuận sẽ cho bạn bạn vay tiền không tính lãi, nếu bạn bạn bị người khác khởi kiện ra tòa vì không trả được nợ. Như vậy khi điều kiện đó xảy ra thì bạn sẽ phải cho bạn bạn vay tiền như theo thỏa thuận trong giao dịch,
Vợ chồng tôi có đặt cọc để mua mảnh đất với số tiền là 50.000.000 đồng từ ngày 21/6/2015 đến nay bên bán chưa làm thủ tục để bàn giao đất (trong hợp đồng viết tay không ghi rõ ngày bàn giao đất). Tuy nhiên trong hợp đồng có ghi theo quy định của pháp luật nhưng đến nay (18/5/2016) hỏi họ vẫn cứ hứa hẹn nước đôi đang tìm người mua, nếu không mua nữa thì họ trả lại tiền. nhưng khi nói đến việc trả lại tiền cọc thì họ vẫn không thực hiện. Theo luật gia thì tôi phải làm thủ tục như thế nào thì bên bán thực hiện đúng cam kết.
THeo quy định tại Điều 285 BLDS 2005
Điều 285. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự
2. Trong trường hợp các bên không thoả thuận và pháp luật không quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự thì các bên có thể thực hiện nghĩa vụ hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý.
NHư vậy theo quy định trên thì nếu hai bên không thỏa thuận thì bên bạn sẽ thông báo cho bên kia một khoản thời gian hợp lý. nếu bên kia có tình không thực hiện thì bạn có thể khởi kiện ra tòa án theoq uy định của pháp luật.
Chào quý anh chị, em có vấn đề xin tư vân của quý Anh chị như sau, năm 2013 em có mua 01 xe ô tô cũ về sử dụng được 6 tháng thì em bán lại cho một cá nhân khác trong khi mua bán bên mua có xem xe và giấy tờ đây đủ và đồng ý mua là 60.000.000đ hai bên có làm giây tờ mua bán và mổi bên giử 01 bản nhưng năm 2016 bên mua lại đòi trả lại xe vì lý do xe không đăng kiểm được, em không đồng ý và bên mua kiện ra tòa vạy cho em hỏi thời gian 3 năm của giấy tờ mua bán có còn hiệu lực để kiện ra tòa không và phải giải quyết như thế nào. Em xin cảm ơn.
HỢp đồng mua bán của bạn vẫn có hiệu lực . Pháp luật không quy định về thời hạn khởi kiện của hợp đồng mua bán mà chỉ quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là 2 năm kể từ khi một bên biết đến việc mình bị vi phạm nghĩa vụ dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Nếu trong hợp đồng thỏa thuận xe ban không đi đăng kiểm được thì bên bán trả lại tiền bên mua nhận lại tài sản mà bạn không thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì như vậy mới là vi phạm và người đó có quyền khởi kiện bạn
Xin chào văn phòng luật sư Minh Khuê, Tôi có một vấn đề muốn được hỏi luật sư như sau: - Nhà tôi hiện đang xây dựng 1 khách sạn dân sự cao 10 tầng vào chuẩn bị bước vào hoàn thiện thì bị chính quyền đến ngăn cản và cưỡng chế với lý do vượt quá số tầng quy định. Họ yêu cầu gia đình tôi ngừng thi công và tháo dỡ phần côbg trình vi phạm. - Tuy nhiên thì việc tháo dỡ sẽ rất tốn kém và ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Luật sư cơ thể giúp tôi tìm phương án giải quyết hợp pháp tối hơn cho vấn đề này để gia đình tôi ko phải tháo dỡ và tiếp tục hoàn thiện công trình Xin cảm ơn Sent from my iPhone
NHƯ vậy trường hợp của bạn phải xây dựng dựa trên giấy phép xây dựng của bạn. nếu bạn xây dựng vượt quá giấy phép xây dựng thì sẽ bị cưỡng chế là buộc tháo dỡ như vậy là đúng. Việc xây dựng của ban phải tuân theo giấy phép bạn được cấp khi xây dựng công trình.
cháu không hiểu lắm về giao dịch dân sự có điều kiện, luật sư có thể lấy một tình huống về giao dịch dân sự có điều kiện được không ạ. và phân tích các yếu tố mà điều kiện trong tình huống phải thỏa mãn được không ạ? cháu xin chân thành cảm ơn!
THeo quy định của BLDS thì giao dịch dân sự là
Điều 125. Giao dịch dân sự có điều kiện
1. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.
2. Trong trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở của một bên hoặc của người thứ ba thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; nếu có sự tác động của một bên hoặc của người thứ ba cố ý thúc đẩy cho điều kiện để làm phát sinh hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.
Ví dụ về giao dich dân sự có điều kiện là hai bên ký kết hợp đồng vay tiền và hợp đồng này sẽ không áp dụng lãi vào tháng 12/2016. Thì điều kiện của hợp đồng là vào tháng 12/2016 sẽ không tính lãi.
Tháng 10 năm 2015, chị A mua xe máy Honda dream II của Đại lý X. Tuy nhiên, do chị đã đứng tên một xe máy wave & nên chị không thể đăng ký và đứng tên thêm một xe máy nữa. Để lách luật, chị nhờ anh B là anh họ đứng tên trên hợp đồng mua bán và đứng tên trên giấy đăng ký xe hộ. Vì tin tưởng anh họ nên việc nhờ vả chỉ được thực hiện bằng miệng chứ không có bất cứ giấy tờ nào được viết ra. Tháng 5 năm 2016, chị A điều khiển xe máy vi phạm luật giao thông đường bộ nên xe của chị đã bị tạm giữ 15 ngày theo quy định. Đến ngày hẹn lấy xe, chị A nhờ anh B đến lấy xe hộ vì đăng ký xe mang tên anh B. Sau khi lấy xe về, anh B đã mượn chị A để sử dụng và hứa trả sau 3 ngày. Tuy nhiên, sau khi hết hạn 3 ngày, chị A vẫn không thấy anh B trả xe nên đã sang nhà để lấy. Lúc này anh B nhất định không trả vì cho rằng xe của mình theo giấy đăng ký xe. Hai bên xảy ra tranh chấp. Câu hỏi: a. Xét về bản chất, giao dịch giữa A và B là loại giao dịch gì? b. Hãy xác định ai là chủ sở hữu của chiếc xe máy? c. Giả sử khi trả tiền mua xe, chị A là người trả và phiếu thu chị vẫn còn giữ và người trả tiền là chị A. Vậy chị A có thể kiện đòi lại chiếc xe máy không? d. Các phương thức khởi kiện mà chị A có thể áp dụng để bảo vệ quyền sở hữu của mình?
Trường hợp này của chị A thì chị A phải ký một hợp đồng thỏa thuận theo đó anh B sẽ có nghĩa vụ thực hiện một công việc nhất định
Điều 581. Hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 582. Thời hạn uỷ quyền
Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
NHư vậy để chứng mih cho quyền lợi của chi A thì chỉ A phải chứng minh được rằng mình đã ủy quyền cho anh B đi mua xe và đăng ký xe đứng tên anh B
Thực chất giao dịch giữa chị A và anh B là hợp đồng ủy quyền cho anh B đi thực hiên một công việc là đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký xe. Nên nếu có bằng chứng về hợp đồng ủy quyền và các giấy twof thanh toán khi mua xe thì chị A có thể khởi kiện ra tòa để bảo vệ quyền lợi của minh. Tòa án có thẩm quyền giải quyết là toà án nơi bị đơn cư trú.
Trên đây là nội dung tư vấn về các thủ tục liên quan đến lĩnh vực dân sự quý khách có thể trả lời câu hỏi của mình dựa theo thông tin trên.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật dân sự