Mục lục bài viết
- 1. Tư vấn tiêu chuẩn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự ?
- 2. Không đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự nhiều lần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- 3. Nơi có hộ khẩu hay nơi thường trú sẽ gọi khám tuyển nghĩa vụ quân sự ?
- 4. Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự về chính sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự và tham gia bộ đội biên phòng ?
- 5. Đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại nơi thường trú hay nơi có hộ khẩu ?
- 6. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự ?
1. Tư vấn tiêu chuẩn khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự ?
Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Bạn bị viêm tai giữa mãn tính và viêm xoang trán mãn tính. Bạn có xem theo qui định thì cả 2 bệnh trên đều thuộc loại sức khoẻ 4 hoặc 5. Nhưng bạn đã đi khám nghĩa vụ lần 1 thì lại ghi bạn là sức khoẻ loại 3 thì bạn vẫn thuộc tiêu chuẩn sức khỏe đủ điều kiện tham gia nhập ngũ theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ như sau :
Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển quân
....
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Căn cứ theo quy định TT 16/2016 TTLT-BYT-BQP:
41 | Xoang mặt: |
- Viêm mũi cấp tính | 3T |
- Viêm xoang cấp tính | 4 |
- Viêm xoang hàm mạn tính | 4 |
- Viêm xoang trán, xoang sàng mạn tính | 5 |
- Viêm mũi dị ứng | 3 |
Như vậy, Khi khám sức khỏe lần 2 mà sức khỏe của bạn được Hội đồng sức khỏe kết luận có sức khỏe loại 3 thì bạn vẫn đủ tiêu chuẩn sức khỏe đi nhập ngũ.
Tham khảo bài viết liên quan: Quy định của luật nghĩa vụ quân sự về chế độ khám tuyển nghĩa vụ quân sự ?
2. Không đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự nhiều lần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
>> Luật sư tư vấn luật Nghĩa vụ quân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Nghị định 120/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính quốc phòng cơ yếu
Thông tư 95/2014/TT-BQPhướng dẫn 120/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính quốc
2. Luật sư tư vấn:
Điều 6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b) Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự;
c) Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.
Như vậy, khi bạn có thông báo gọi khám tuyển, bạn không có mặt đúng thời gian quy định thì bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính và buộc áp dụng biện pháp bổ sung khám tuyển lần 2.
Nếu đến lần 2 bạn không khám tuyển thì bạn sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự:
Điều 332. Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Như vậy, việc khám tuyển này không thể kéo đến năm 25 tuổi, các năm sẽ áp dụng biện pháp xử phạt nêu trên.
Bài viết tham khảo thêm: Đi khám nghĩa vụ quân sự ở đâu ? Quy định mới nhất về chế độ khám tuyển nghĩa vụ quân sự
3. Nơi có hộ khẩu hay nơi thường trú sẽ gọi khám tuyển nghĩa vụ quân sự ?
Người hỏi: VĐ Hải
Trả lời:
Căn cứ vào quy định đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Đăng ký nghĩa vụ quân sự là việc kê khai lý lịch và những yếu tố cần thiết khác theo quy định pháp luật của người trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự, để cơ quan quân sự địa phương quản lý và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật và nghĩa vụ quân sự đối với các đối tượng trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Đăng ký nghĩa vụ quân sự được tiến hành tại nơi cư trú của công dân do ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và ban chỉ huy quận sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) chịu trách nhiệm thực hiện.
Nơi cư trú của công dân sẽ được hiểu là nơi người đó thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp cá nhân không có hộ khẩu thường trú và không có nơi thường xuyên sinh sống, thì nơi cư trú của người đó là nơi tạm trú và có đăng ký tạm trú.
Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên thì việc đăng ký nghĩa vụ quân sự được thực hiện tại nơi công dân đăng ký hộ khẩu thường trú.
Theo đó, việc đăng ký nghĩa vụ quân sự của bạn sẽ được thực hiện ở quận Đống Đa. Trừ trường hợp bạn không có hộ khẩu thường trú và không có nơi thường xuyên sinh sống, thì bạn có thể đăng ký nghĩa vụ quân sự ở nơi tạm trú (quận Hoàng Mai).
4. Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự về chính sách khám tuyển nghĩa vụ quân sự và tham gia bộ đội biên phòng ?
Vậy mong luật sư có thể cho cháu biết nếu cháu muốn đi bộ đội biên phòng thì khi viết đơn thì cháu phải gửi cho bộ tư lệnh Biên Phòng hay là gửi cho ban chỉ huy quân sự huyện ạ và luật sư có thể cho cháu xin mẫu đơn tham gia ngĩa vụ quân sự được không ạ ?
Mong luật sư có thể giúp cháu câu hỏi này được không ạ!
Cháu xin chân thanhg cám ơn ạ!
Người hỏi: xuan thang
Trả lời:
Công ty Luật Minh Khuê đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Công ty. Về vấn đề của bạn, công ty xin giải đáp như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 21: Hàng năm việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ một đến hai lần, vào tháng 2 – tháng 3 và tháng 8 – tháng 9.
Như vậy, trong năm 2015 sẽ có 2 lần tiến hành gọi công dân nhập ngũ.
Đối với trường hợp của bạn, nếu bạn muốn tự nguyện làm đơn xin nhập ngũ thì bạn có thể làm đơn xin tự nguyện nhập ngũ đảm bảo được bạn là công dân đủ 18 tuổi đến dưới 27 tuổi theo quy định tại Điều 12 gửi đến Ban chỉ huy quân sự phường/ xã nơi anh cư trú để được giải quyết.
Đây là mẫu đơn xin tham gia nghĩa vụ quân sự tự nguyện do công ty Luật Minh Khuê cung cấp, anh có thể tham khảo và áp dụng.
5. Đăng ký khám tuyển nghĩa vụ quân sự tại nơi thường trú hay nơi có hộ khẩu ?
Vậy, theo luật mới thì con tôi đăng ký nghĩa vụ quân sự ở đâu là đúng: Tại thị trấn Mạo Khê nơi cháu học cấp 3 hay tại quận Hoàng Mai? Gia đình tôi đợi cơ quan quân sự của thị trấn Mạo Khê hoặc quận Hoàng Mai gọi cháu mới cho đi đăng ký hoặc trong trường hợp cả hai nơi không gọi thì cháu không đi đăng ký có được không? Có vi phạm luật không? Hay tôi phải tự đưa con ra quận đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Xin luật sư vui lòng giải thích giúp. Trân trọng cảm ơn.
>> Tư vấn pháp luật nghĩa vụ quân sự trực tuyến, gọi: 1900.6162
Trả lời:
Công ty Luật Minh Khuê chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Căn cứ pháp luật:
Luật cư trú 2020
Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015
2. Nội dung phân tích:
Với câu hỏi: con tôi đăng ký nghĩa vụ quân sự ở đâu là đúng ?
Căn cứ vào điều 15 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định:
Điều 15: cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Ban Chỉ huy quân sự cấp xã thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương.
2. Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân làm việc, học tập tại cơ quan, tổ chức và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi cơ quan, tổ chức đặt trụ sở; trường hợp cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự ở cơ sở thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức cho công dân thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tại nơi cư trú.
Như vậy, Ban chỉ huy quân sự cấp xã sẽ thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân cư trú tại địa phương mình. Theo luật cư trú quy định : Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú; mặt khác, tại khoản 2 điều 30 luật cư trú quy định: Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. Do vậy, trong trường hợp bạn và con bạn đang công tác, học tập tại Quảng Ninh , Quảng Ninh không phải là nơi thường trú của bố con bạn do vậy bạn sẽ phải đăng kí tạm trú tại thị trấn Mạo khê, Quảng Ninh. Điều đó, cũng có nghĩa là nơi cư trú của con bạn là thị trấn mạo khê, Quảng ninh. Như vậy, khi con bạn đủ 17 tuổi thì theo luật nghĩa vụ 2015 quy định Ban chỉ huy quân sự thị trấn Mạo Khê sẽ thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự cho con bạn.
Với câu hỏi: Gia đình tôi đợi cơ quan quân sự của thị trấn Mạo Khê hoặc quận Hoàng Mai gọi cháu mới cho đi đăng ký hoặc trong trường hợp cả hai nơi không gọi thì cháu không đi đăng ký có được không?
Căn cứ điều 16 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:
1. Tháng một hằng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm và công dân nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự.
2. Tháng tư hằng năm, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện ra lệnh gọi công dân quy định tại khoản 1 Điều này để đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu.
3. Công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu phải trực tiếp đăng ký tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Điều 15 của Luật này.
Như vậy, vào tháng 1 hàng năm chủ tịch UBND cấp xã sẽ báo cáo Ban chỉ huy quân sự cấp huyện danh sách công dân đủ 17 tuổi và công dân đang trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự chưa đăng ký nghĩa vụ quân sự. Tới tháng 4 hàng năm chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện sẽ ra lệnh gọi công dân trong danh sách trên để đăng ký nghĩa vụ quân sự. Trong trường hợp của bạn, sau khi chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp huyện tại thị trấn Mạo khê ra lệnh gọi nhập ngũ thì con bạn mới tới ban chỉ huy quân sự cấp xã để đăng ký nhập ngũ.
6. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự ?
Khi có giấy gọi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, tôi có xin xác nhận thời gian công tác tại nơi tôi đang làm việc và có gửi về xã nơi tôi đang thường trú (nơi khám tuyển nghĩa vụ) nhưng không được chấp nhận. Vậy cho tôi hỏi như trường hợp của tôi có thuộc diện bắt buộc phải về khám tuyển nghĩa vụ không và giải quyết như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn,cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý
Nghị định số 120/2013/NĐ-CP
Thông tư số 95/2014/TT-BQP
2. Nội dung tư vấn:
Hành vi không đi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự khi có giấy gọi có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu. Cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự;
Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 95/2014/TT-BQP ngày 07/07/2014 của Bộ quốc phòng hướng dẫn thi hành Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu:
1. “Lý do chính đáng” quy định tại Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 6, Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 11, Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP là một trong các lý do sau:
a) Người phải thực hiện việc sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm hoặc trên đường đi bị ốm, tai nạn.
b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp đang bị ốm nặng.
c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự gồm bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp chết nhưng chưa tổ chức tang lễ.
d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng đến cuộc sống.
đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được giấy gọi sơ tuyển nghĩa vụ quân sự; kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm hoặc do hành vi của người khác gây khó khăn hoặc cản trở quy định tại
Điều 8 Chương II Thông tư này.
2. Trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc bệnh viện, trạm y tế cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã; trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, nếu trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp được coi là "lý do chính đáng" nêu trên thì bạn phải có mặt đúng thời gian và địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn Pháp luật Nghĩa vụ quân sự - Công ty luật Minh Khuê